CHỈ HUY SỞ BINH TRẠM 31 Ở NA TÔNG

Ngày đăng: 03:19 15/06/2022 Lượt xem: 731
 CHỈ HUY SỞ BINH TRẠM 31 Ở NA TÔNG
 
Tên gọi:    Chỉ huy sở Binh trạm 31 ở Na Tông.
Địa điểm: Chỉ huy sở Binh trạm 31 cách  Km22/ Đường 128 (tính từ Mụ Giạ) về phía Đông 5 km, thuộc địa phận bản Na Tông, huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn. Cách  cửa khẩu khoảng 15 km theo Đường 050.
Sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc điểm Di tích.
-.Na Tông Chỉ huy sở của “Binh trạm lửa 31”
Từ những năm 1965-1966, Đường 12, Đường 128 do Tuyến 1 phụ trách, chỉ huy sở đóng tại Nam Xóm Péng. Đến năm 1967, địa bàn này thuộc Binh trạm 31, Chỉ huy sở đóng tại Na Tông. Binh trạm trưởng là Nguyễn Chúc, Chính ủy là Dương Văn Hòa, sau này đồng chí Võ Sở về thay Dương Văn Hòa làm Chính ủy.
Binh trạm 31, được mệnh danh là “Binh trạm lửa” vì mức độ bom đạn khốc liệt. Đợt ném bom cuối năm 1968 nhằm phong tỏa cửa khẩu Đường 12. Điển hình là ngày 14-11-1968 máy bay B52 ném bom dồn đập xuống đoạn đường từ Na Tông đến Pác Pa Nhăng, cả 2 km đường bị bom làm “mất tích”. Dưới sự “đốc chiến” của Chính ủy Võ Sở, Phó Binh trạm Vũ Văn Trịnh, Nguyễn Đức Lợi, các đơn vị công binh của Binh trạm 31 đã quên mình, ngày đêm khắc phục đường hỏng, mở thêm đường tránh. Sau 15 ngày ra quân, khu vực cửa khẩu Đường 12- Đường 128 đã đã được khai thông.
- Đường ống xăng dầu của Trường Sơn đi qua và kho xăng ở Na Tông.
Tuyến ống xăng dầu đầu tiên vượt sang Tây Trường Sơn là tuyến RH11 từ Khe Ve qua Mụ Giạ đến Ka Vát được Công trường 18 thi công. Chỉ huy Công trường 18 là Mai Trọng Phước. Tuyến ống sau khi vượt Mụ Giạ đi theo Đường 050 vào  Na Tông. Đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu (16-2-1969), xăng đã bơm thành công đến kho xăng tại Na Tông.
 Đường ống tiếp tục được xây dựng từ Na Tông tới Ka Vát. Ngày 16-2-1969, xăng đã được bơm đến kho Ka Vát. Đây là một sự kiện trọng đại, một sáng tạo của Bộ đội ngành xăng dầu. Tuyến ống tiếp tục được thi công, đến ngày 03-3-1969 xăng đã đến được kho Bản Sôi.
Hiện trạng
Bản Na Tông hiện nay đã không còn thấy rõ những dấu tích của một thời khốc liệt. Những tuyến đường Trường Sơn qua Na Tông cũng chỉ còn lại những lối mòn và những con đường đất, xe có thể đi vào dễ dàng vào mùa khô.

                                                              Ban Lịch sử, Truyền thống

tin tức liên quan