Ngày Tết nói chuyện câu đối.

Ngày đăng: 08:47 17/02/2015 Lượt xem: 2.827

Ngày Tết nói chuyện câu đối.

 

          Câu đối là một thú chơi tao nhã của các bậc trí giả. Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán. Tuy nhiên ngày nay, việc treo câu đối đã thành phổ biến trong các tầng lớp xã hội. Từ câu đối treo nhà, trên cổng làng, nhất là các nơi thờ tự không thể thiếu câu đối. Ngoài câu đối chữ Hán truyền thống, ngày nay câu đối chữ Nôm, chữ Quốc ngữ cũng rất thông dụng.

         Trước tiên chúng ta  tìm hiểu câu đối là gì, thế nào là một câu đối đúng. Vắn tắt có thể hiểu “câu đối” thuộc thể loại văn “biền ngẫu”, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội.

         Câu đối phải tuân theo nguyên tắc rất chặt chẽ thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối :

-Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau, số chữ mỗi vế đối phải bằng nhau..

-Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại. Về thanh: bằng đối với trắc ngược lại. Về loại từ:  chữ vế trên thuộc loại từ nào thì vế dưới cũng phải dùng loại từ tương ứng.

Số chữ của mỗi vế không hạn chế, có thể nhỏ hơn hoặc bằng 4 chữ (tiểu đối), một vế 5 chữ, 7 chữ thường là ‘ đối thơ”, một vế trên 7 chữ trở lên có ngắt câu là “đối phú”…

 

         Trên thị trường có rất nhiều câu đối làm sẵn để bán; thường là những câu đối cổ truyền nhiều ý nghĩa.  Một trong các câu đối treo trong nhà hoặc từ đường nhắc nhở con cháu phải nhớ ơn công đức của Tổ tiên là :

Tổ công, tông đức thiên niên thịnh.

Tử hiếu , tôn hiền van đại xương (hoặc vinh)

 

    

       1-Câu đối đúng                                                                     2- Câu đối viết sai   

 

                    

3-Câu đối làm công phu bằng đồng vẫn viết sai ( Tổ tông công đức...)

 

Rất nhiều câu đối treo bán, hoặc đã được treo trong nhà là viết sai là ( xem hình 2 và 3):

Tổ  tông công đức thiên niên thịnh.

Tử  hiếu  tôn  hiền   vạn   đại    vinh.

 

        Mới đọc qua ít người biết lỗi của câu đối. Theo luật : Tổ công, tông đức đối với Tử hiếu, tôn hiền; còn Tổ tông công đức không đối với Tử hiếu, tôn hiền. Sai rất rõ, mà người ta vẫn bán, người ta vẫn treo, không ai có ý kiến để sửa sai.

         Đã có nhiều câu đối chữ quốc ngữ về Tết rất hay, nhưng loại câu đối này ngày nay ít người treo mà chỉ có mặt trên báo chí hoặc câu chuyện đàm tiếu mà thôi:

 

Thịt mỡ, dưa hành ,câu đối đỏ.

Cây nêu, tràng pháo , bánh chưng xanh.

 

Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.

Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

 

Tết đến không tiền vui chi Tết

 Xuân về kết gạo đón chi Xuân

 

Và câu đối chữ Hán:

 

Thiên tăng tuế nguyệt, thiên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường.

 

Ngày xuân thư nhàn bàn chuyện câu đối một chút cho vui.

 

VTT

 

 



 

tin tức liên quan