Các đại dương trên thế giới cung cấp một nửa lượng oxy mà chúng ta cần để tồn tại. Điều đó không khiến cho chúng ta cảm thấy bớt lo sợ 11 sinh vật và sự kiện dưới đây:
Sứa
Sứa có lẽ là thứ bạn không muốn chạm mặt nhất khi vui chơi dưới biển. Cơ thể của chúng (nếu có thể gọi như vậy) hầu như đều là nước, không có não, mắt hay trái tim. Về mặt lý thuyết, chúng thậm chí không phải là cá và đã có mặt trên Trái Đất từ 500 triệu năm trước, gây sát thương bằng những đốm hoa độc của mình.
Chất độc từ con sứa hộp có thể khiến trái tim của một người trưởng thành hoàn toàn ngừng hoạt động trong vòng 5 phút. Loài sứa Turritopsis dohrnii còn có khả năng bất tử.
Cá mập yêu tinh
Bạn còn nhớ những Xenomorphs trong phim “Alien” với bộ hàm thứ hai gồm nhiều răng nhô ra khỏi miệng để đe dọa Sigourney Weaver không? Thật không may, sinh vật ngoài hành tinh này có “hậu duệ” ở hành tinh chúng ta. Cá mập yêu tinh thực sự làm được điều đó.
Hàm của chúng có thể nhô ra ngoài để những chiếc răng giống như móng tay tóm gọn được con mồi. Con quái vật xấu xí, nhạt màu có thể dài đến 16 feet (5 m). Không giống như Xenomorphs có thể đe dọa tồn vong loài người, may mắn cho chúng ta giống cá mập này chỉ sống ở những vùng biển sâu thẳm nhất.
Rận ăn lưỡi
Không có vũ khí hủy diệt thiên nhiên nào tốt hơn Cymothoa Exigua - rận ăn lưỡi. Chúng sinh sống ở môi trường nước, xâm nhập thông qua mang cá và ký sinh tại lưỡi của vật chủ. Tại đây, rận ăn lưỡi lấy máu từ cơ thể vật chủ cho đến khi chiếc lưỡi khô và chết. Sau đó tiếp tục bám vào vào cuống lưỡi và la cà khắp mọi ngóc ngách trong đó, rút máu cũng như chất nhầy của cá.
Tuy nhiên, đó chưa phải phần tệ nhất, dù liên tục bị đám ký sinh rút máu, con cá bị “sống nhờ” vẫn không chết. Nó phải sống và đối mặt với sự thật: chiếc lưỡi của nó giờ đây là một sinh vật sống. Giới khoa học gọi đó là một ca cấy ghép nội tạng tự nhiên, không mang lại lợi ích gì và rất tồi tệ. Suy cho cùng rận ăn lưỡi chẳng có gì hay ho ngoài việc chúng chuyển giới tính từ nam sang nữ, thật tuyệt.
Lũ cá mập đang làm gì
“White Shark Café” là một khu vực nhỏ của Thái Bình Dương nằm giữa Baja California và Hawaii, nơi tập trung những con cá mập trắng có kích thước lớn. Không ai biết tại sao các tay săn mồi cừ khôi này lại tụ tập tại đây nhưng chúng có thể di chuyển trung bình khoảng 100 ngày chỉ để làm việc đó. Các nhà khoa học cho rằng chúng đang tìm kiếm nguồn thức ăn rất sâu dưới nước mà vệ tinh không thể dò được, nhưng nhiều người lại nghĩ chúng ở đó vì mục đích khác.
Bạn có thể bị luộc chín ở đây
Đáy biển sâu đầy rẫy những “người hút thuốc đen”, những “ống khói” khoáng chất được hình thành từ các miệng phun thủy nhiệt bắn nước siêu nóng xuống độ sâu lạnh giá. Do đó, nhiệt độ ở đây có thể lên tới 700 độ F (372 độ C), nếu đến gần bạn sẽ bị đun sôi ngay lập tức. Bất ngờ thay, có một hệ sinh thái đang phát triển mạnh trên những lỗ thông hơi này. Không giống với bất kỳ loài nào, sinh vật sống ở khu vực lỗ thông hơi không dựa vào ánh sáng mặt trời để tồn tại, một số thậm chí không dựa vào oxy. Tiêu diệt mọi sự sống dưới lòng đại dương là nhiệm vụ bất khả thi.
Có lẽ điều đáng sợ nhất về thế giới dưới đáy biển là chúng ta biết rất ít về nó. Thực tế, khoa học chỉ mới khám phá 10% đại dương nên chẳng ai có thể biết chắc chắn chuyện gì đang xảy ra dưới đó, có lẽ là một chủng tộc sinh vật biển thông minh cũng chỉ mới khám phá được 10% bề mặt Trái Đất. Công nghệ của họ sẽ hoàn toàn xa lạ với con người, vì chúng không dựa trên lửa. Họ đang sinh hoạt thường nhật như chúng ta, và các trang web dưới nước của họ viết về sự khủng khiếp của những sinh vật sống trên mặt đất vào thời điểm này.
Loài người chưa hiểu rõ về bạch tuộc
Liệu chúng ta có hiểu rõ về sự tồn tại của những con bạch tuộc chưa? Chúng ta biết chúng có tám cánh tay, và còn gì nữa không? Về cơ thể, bạch tuộc có bộ não lớn, khả năng thay đổi màu sắc, cư trú trong thành phố của chính chúng. Ngoài ra, chúng có thể sử dụng các công cụ như vũ khí và áo giáp để bảo vệ bản thân, thậm chí có thể mơ.
Dựa vào những đặc điểm trên, chúng ta có cơ sở để nghĩ chúng đến từ không gian vũ trụ. Khoa học cho ta biết bạch tuộc có một loại trí thông minh, nhưng lại không thể kiểm tra được vì trí óc của bạch tuộc rất khác với trí tuệ của chúng ta. Việc tại sao chúng lại thông minh cũng là một bí ẩn.
Thứ gì đó đã mang Donald Crowhurst đi mãi
Câu chuyện về một thủy thủ người Anh tên Donald Crowhurst nên là lời cảnh báo cho tất cả các loài động vật có vú trên cạn. Năm 1968, Crowhurst tham gia một cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới. Thuyền của anh ta nhanh chóng bị nước vào, nhưng kỳ lạ là anh ta không kêu cứu. Thay vào đó, anh ta tiếp tục đi trên con tàu đang chìm, và làm giả vị trí của bản thân trên radio để trông như anh ta đang thiết lập một tốc độ kỷ lục.
Hagfish
Hagfish thật khủng khiếp. Nhiều người phải thốt lên như vậy vì khả năng đáng sợ của chúng. Hagfish dành cả cuộc đời chỉ để tạo ra chất nhầy dạng sợi, màu trắng đục khi cảm thấy bị đe dọa hoặc đơn giản làm chết con mồi. Nhưng số lượng chất nhờn mà hagfish tạo ra mới đáng kinh ngạc. Một con hagfish có thể đổ đầy chất nhờn vào một cái xô 5 gallon (19 lít) trong vài phút. Chúng hắt hơi để tự làm thông thoáng lỗ mũi và để không chết ngạt trong sự ghê tởm của chính mình. Chúng còn tự buộc mình thành nút thắt để chất nhờn không tràn vào trong đầu.
Chất nhờn là xấu, nhưng phần tệ nhất là cách chúng ăn: chúng tồn tại bằng cách chui đầu vào cơ thể, miệng, thịt của những con vật đã chết hoặc sắp chết và ăn những sinh vật đó từ trong ra ngoài. Hagfish có hộp sọ nhưng lại không có xương nên dường như điều này không có ích lợi gì.
Mực khổng lồ
Dưới nước sâu không trọng lực, không gì có thể ngăn cản những sinh vật này phát triển. Đôi mắt mực khổng lồ có kích thước bằng đĩa ăn và dương vật của chúng dài đến một thước. Nhưng có những con mực còn lớn hơn kích thước trung bình nhiều, dài bằng tòa nhà ba tầng. May mắn thay, chúng ta có người đồng đội là cá nhà tàng với món khoái khẩu chính là mực khổng lồ. Ngay bây giờ, dưới biển, những trận tử chiến của những con vật khổng lồ vẫn đang diễn ra. Ai đó nên ngăn lại nếu không muốn đại dương bị phá hủy.
Ký sinh trùng phronima
Cá mập yêu tinh không phải là sinh vật biển duy nhất truyền cảm hứng cho những nhà sáng tạo bộ phim “Alien”. Ký sinh trùng phronima là nguồn cảm hứng cho cảnh "tức ngực" trong bộ phim gốc. Dù kích thước nhỏ bé nhưng chúng có thể xẻ thịt các sinh vật phù du và di chuyển vào trong. Chúng ăn thịt mô mềm của vật chủ và sống bên trong cái xác chết rỗng, đẻ trứng và nuôi con trong đó. Đại dương vẫn còn rất nhiều thứ để con người nghiên cứu.
Nguồn: Lifehacker