TÌM HIỂU VỀ GIẢI THƯỞNG VINFUTURE
VinFuture là giải thưởng khoa học và công nghệ toàn cầu do quỹ VinFuture quản lý. Giải thưởng này được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 2020 với sứ mệnh "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ".
VinFuture chính thức tiếp cận đề cử và trao giải lần đầu đầu tiên vào năm 2021 và sẽ được tổ chức hàng năm, tôn vinh các phát minh khoa học công nghệ đột phá, có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người.
Quỹ VinFuture do ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân - bà Phạm Thu Hương sáng lập.
Lễ trao giải thưởng VinFuture lần thứ nhất
Tối ngày 20/1 tại Nhà hát lớn, Hà Nội, giải thưởng trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ toàn cầu VinFuture chính thức được trao với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 4,5 triệu USD (khoảng 100 tỷ đồng). Trong đó, giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỷ đồng), đây là một trong những giải thưởng có giá trị lớn nhất trên thế giới.
Ngoài ra, VinFuture còn có 3 giải đặc biệt dành cho các nhà khoa học nữ; các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nghiên cứu những lĩnh vực mới. Mỗi giải giá 500 nghìn USD (khoảng 11,5 tỷ đồng).
VinFuture trong mùa đầu tiên đã nhận được hơn 1.200 đăng ký đến từ 654 trường đại học hàng đầu, 51 Viện Nghiên cứu nổi tiếng, và 42 Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia uy tín toàn cầu.
Thành viên của Hội đồng Giải Thưởng VinFuture
Thành viên của Hội đồng Giải Thưởng là các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo uy tín của các tổ chức giáo dục nghiên cứu, các tập đoàn công nghệ - công nghiệp hàng đầu trên thế giới, với những thành tựu được ghi nhận toàn cầu, có thể kể đến như...
-
Giáo sư Sir Richard Henry Friend (Đại học Cambridge): Giải Millennium Vật lý năm 2010
-
Giáo sư Gérard Mourou (Đại học Bách khoa École Polytechnique): Giải Nobel Vật lý năm 2018
-
Giáo sư Sir Kostya S. Novoselov (Đại học Manchester): Giải Nobel Vật lý năm 2010
-
Giáo sư Michael Porter (Đại học Harvard): Cha đẻ học thuyết “chiến lược cạnh tranh toàn cầu”
-
Giáo sư Leslie Valiant (Đại học Harvard): Giải A.M. Turing năm 2010
-
Giáo sư Đặng Văn Chí: Giám đốc Khoa học, Viện nghiên cứu ung thư Ludwig, Hoa Kỳ…
Ai giành giải thưởng chính của VinFuture
Giải cao nhất của VinFuture được trao cho ba nhà khoa học: Katalin Kariko, Drew Weissman và Pieter Cullis với công trình "Vaccine mRNA: Công nghệ đột phá để cứu sống con người".
Giải thưởng cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển được trao cho bà Salim Abdool Karim và ông Quarraisha Abdool Karim - 2 vợ chồng nhà khoa học đến từ Nam Phi với phát minh gel có chứa dược chất tenofovir - sản phẩm dành cho phụ nữ có tác dụng kháng virus HIV.
Giáo sư Zhenan Bao nhận giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ với nghiên cứu "Sự phát triển của thiết bị điện tử hữu cơ dẻo linh hoạt được ứng dụng trong các ứng dụng bề mặt sinh học và cảm biến".
Giải đặc biệt đầu tiên dành cho nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực mới được trao cho Giáo sư Omar M.Yaghi - nhà khoa học người Mỹ gốc Jordan. Công trình nghiên cứu của ông mang đến câu trả lời cho câu hỏi về nước và những tiến bộ về khoa học vật liệu liệu có thể đạt được gì. Nước có thể tạo ra từ không khí có thể tách CO2 từ không khí và từ đó tạo ra nhiên liệu đốt.
Trương Văn Nhi (sưu tầm)