Mô hình nuôi ốc nhồi

Ngày đăng: 10:50 03/10/2023 Lượt xem: 72
MÔ HÌNH NUÔI ỐC NHỒI
 
    Huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa những năm 60, 70 của thế kỷ 20 là vùng đồng chiên trũng, mà người ta vẫn có câu “ Chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn”. Vì thế  cua ốc ngoài đồng hầu như không thiếu,  nhưng cho đến nay do biến đổi khí hậu, môi trường, rồi trong quá trình sản xuất người dân sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc cỏ,  nên cua ốc đã bị  diệt hầu như gần hết.  Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ cua ốc ngày càng  cao. Rất nhiều người đã đầu tư để  khôi phục nhưng không ít gian nan, thậm chí thất bại. Từ đó anh Vũ Văn Hiệp  là con trai một chiến sĩ Trường Sơn thôn Đại Lợi, xã Hà Vinh đã mạnh dạn đầu tư công sức tìm sách nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và bước đầu đã thành công.
,  Ban đầu, anh chỉ chuyển đổi diện tích nhỏ để nuôi thử. Quá trình nuôi nuôi ốc giống và ốc nhồi thương phẩm. anh tích cực lên mạng Internet, đọc sách để tìm hiểu kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi. Song song với đó, anh ghi chép cẩn thận lại các giai đoạn phát triển của con ốc, các loại thức ăn được ốc ưa thích... Khi vững kiến thức, làm chủ tất cả quy trình nuôi ốc, anh mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng, chuyển đổi 5.000m2 đất, xây dựng 5 ao nuôi, 3 bể ươm giống, bể sinh sản, lắp đặt bóng điện để ấp trứng ốc,... thả hơn 2 vạn con giống với mật độ 100 con/m2.
    Anh Hiệp chia sẻ: Ốc tuy sống ở dưới bùn nhưng lại ưa sạch. Để có một ao nuôi ốc nhồi trước tiên phải hút cạn nước, khử tạp chất, vi khuẩn, Khi lấy nước, phải chọn nước sạch không ô nhiễm, không cho các loại khác  như: cá, cua, ốc bươu vàng... vào ao nuôi. Thức ăn hoàn toàn bằng nguồn tự nhiên, như: các loại rau, củ quả, bèo tấm,... Tuy nhiên, lượng thức ăn đủ, đều đặn, tránh tình trạng thức ăn thừa dễ gây ô nhiễm môi trường nước khiến ốc bị chết, mắc bệnh. Người nuôi cần thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng nước vôi định kỳ tùy thời tiết, mật độ nuôi...; thả nhiều lục bình làm nơi ở cho ốc, vừa tạo không gian xanh mát những ngày hè và ấm áp mùa đông. Sau khoảng 8 tháng, ốc nhồi bắt đầu sinh sản và thời gian sinh sản thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mỗi con ốc mẹ đẻ từ 6 - 7 ổ trứng/năm.
    Khi ốc sinh sản cần gom trứng về ấp để tỷ lệ nở cao, giảm thiểu thiệt hại do các loại động thực vật  khác phá hoại, ăn trứng, nhất là chuột. Khi ốc ấp trứng, người nuôi thường xuyên quan sát trứng, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Với những con ốc to, khỏe mạnh anh lựa chọn nuôi để tiếp tục nhân giống và sản xuất nguồn giống cho các vụ tiếp theo. Hiện nay, mỗi năm trang trại của anh Hiệp cung cấp cho thị trường 2 tấn ốc thương phẩm và hơn 100 vạn ốc giống; với giá bán ốc nhồi thương phẩm 80 nghìn đồng/kg và ốc giống là 5 triệu đồng/1 vạn con; lợi nhuận đạt gần 400 triệu đồng/năm. Không chỉ trăn trở nhân rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ốc nhồi, với mong muốn phát triển  nuôi ốc nhồi theo hướng bền vững cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường./

Trong ảnh :Mô hình nuôi ốc của  Anh Vũ Văn huy 
 
Bùi Văn Hoằng
CVT Trang TT & BTTS

tin tức liên quan