Những điều buộc phải nhớ để phòng pin điện thoại phát nổ

Ngày đăng: 07:06 15/11/2017 Lượt xem: 506



   Những điều buộc phải nhớ để phòng pin điện thoại phát nổ


Một khi điện thoại bốc cháy, người dùng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, thậm chí trong nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Do đó, bạn không nên vừa sạc vừa dùng.



Ảnh hưởng của pin đối với sức khỏe

 

nhung dieu buoc phai nho de phong pin dien thoai phat no

Nguy cơ cháy nổ pin vẫn tiềm ẩn đối với người sử dụng điện thoại. (Ảnh minh hoạ: Internet).

Điện thoại càng thông minh thì dung lượng pin càng lớn, dẫn đến hiệu suất hoạt động của các thành phần trong pin càng cao và dễ gây hại cho người sử dụng. Theo Sức khoẻ & Đời sống, ảnh hưởng pin đối với sức khỏe con người phụ thuộc vào các chất hóa học trong nó.

Nhiễm độc mạn tính ít xảy ra với người sử dụng, thường chỉ gặp ở những công nhân có công việc tiếp xúc với hóa chất trong công nghiệp chế tạo pin và ắc quy. Loại pin Niken Metal Hydrid (NdMH) và pin Lithium được coi là an toàn hơn do ít có ảnh hưởng tới sức khỏe con người, tuy nhiên cần rửa tay sạch sẽ sao khi tiếp xúc với hóa chất.

Ngoài ra, bạn còn đối mặt với nguy cơ bỏng do nhiệt và bỏng do hóa chất khi pin phát nổ. Tính chất và mức độ tổn thương tùy thuộc vào cơ quan bị tổn thương, vùng tổn thương và diện tích bị tổn thương. Tất nhiên, một khi điện thoại đã bốc cháy, người dùng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, thậm chí trong nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Một số ảnh hưởng khác, trong những trường hợp nhẹ, vừa sạc vừa dùng điện thoại có thể gây bỏng cho nạn nhân. Đặc biệt là những người nghe điện thoại trong nhiều giờ. Bình thường, thiết bị dễ sinh nhiệt khi dùng với cường độ lớn. Khi sạc pin, nguồn nhiệt còn tăng lên đáng kể, dễ gây bỏng. Nhất là khi thiết bị hỏng hóc.

Hiện nay, không phải mẫu smartphone nào cũng đươc trang bị một viên pin LiPo mới nhằm hạn chế khả năng hấp thụ nhiệt năng cao, bởi vậy nguy cơ cháy nổ vẫn tiềm ẩn đối với người sử dụng.

Nguyên nhân pin phát nổ

Có khá nhiều nguyên nhân khiến pin phát nổ, tờ Trí Thức Trẻ dẫn theo Mashable, như bạn vừa chơi điện tử vừa sạc pin, pin kém chất lượng... Nhưng hầu hết là trường hợp pin tiếp xúc với dòng điện hoặc có thể do khí hydro làm tăng áp lực quá mức lên bề mặt vỏ pin, khi đạt đến một nồng độ nhất định sẽ phát sinh cháy nổ. Hầu hết, pin dùng cho điện thoại là loại pin Lithium - bé nhưng nhiều năng lượng. Sẽ không quá nếu ví pin Lithium giống như một quả bom nổ chậm.

Tờ này cũng đăng tải chia sẻ của Venkat Viswanathan, Phó giáo sư kỹ thuật cơ khí thuộc ĐH Carnegie Mellon (Mỹ): "Các chất điện phân bên trong pin cũng gần giống với... xăng. Vì thế nếu không may pin bị đoản mạch, nguồn nhiệt sinh ra bên trong có thể khiến các chất này bắt lửa và gây nổ".

Những điều buộc phải nhớ:

Báo Sức khoẻ & Đời sống hướng dẫn chi tiết cách sử dụng pin an toàn:

- Không sử dụng pin kém chất lượng. Khi thấy pin có hiện tượng bất thường như bị phồng, quá nóng thì cần thay thế ngay.

- Không nói chuyện điện thoại khi đang sạc pin. Rút bỏ nguồn điện ngay khi pin vừa sạc đầy, tránh để pin bị quá nóng. Không được để điện thoại trên giường và sạc trong khi ngủ.

- Khi điện thoại hoặc thiết bị điện tử bị rơi vào nước, không nên sạc pin vì những hư hỏng của mạch điện có thể gây nguy hiểm như cháy nổ, điện giật. Điện thoại hay thiết bị điện tử đều cần được kiểm tra trước khi tiến hành sạc

- Thiết bị điện tử và điện thoại nên để cách xa nguồn sinh nhiệt như bếp gas, bếp điện, lò vi sóng… vì nguồn nhiệt có thể làm hư hỏng mạch điện.

- Chỉ nên sử dụng pin, nguồn sạc tương thích, tránh sạc pin với nguồn sạc không tương thích.

- Để xa pin mới/cũ, các thiết bị điện tử ngoài tầm với của trẻ em.

tin tức liên quan