Tảng cự thạch 10.000 năm tuổi bị bổ đôi

Ngày đăng: 09:41 05/10/2019 Lượt xem: 353

Tảng cự thạch 10.000 năm tuổi bị bổ đôi

SAUDI ARABIAKhối sa thạch Al Naslaa nằm giữa sa mạc Tayma chia đôi ở chính giữa bởi nhát cắt hoàn hảo và chuẩn xác như thể dùng công nghệ laser.

Tảng đá Al Naslaa. Ảnh: Ancient Origins.

Tảng đá Al Naslaa. Ảnh: Ancient Origins.

Al Naslaa là khối đá tự nhiên nằm ở ốc đảo Tayma trên sa mạc Arab Saudi. Các nhà khảo cổ học tìm thấy bằng chứng con người đã đặt chân đến Tayma từ xa xưa, hình thành nền văn minh. Không chỉ nằm trên tuyến đường thương mại lớn thời cổ đại, khu vực này còn là thủ phủ của đế quốc Tân Babylon.

Tảng đá Al Naslaa cao khoảng 7 mét và bao gồm 2 phần. Tảng đá nặng hàng trăm tấn này đứng cân bằng trên một phiến đá mỏng. Một số học giả suy đoán kết cấu này triệt tiêu rung chấn từ mặt đất, giúp tảng đá trụ vững suốt hàng nghìn năm mà xê dịch và bị đổ do động đất.  

Các nhà địa chất cho rằng nhát cắt sau chấn động mạnh từ mặt đất tách đôi khối đáa. Vết nứt cũng có thể hình thành khi khớp đá chịu áp lực từ môi trường. Ở một số vùng khí hậu, băng sẽ hình thành trong vết nứt. Tuy nhiên, độ chính xác và bằng phẳng của nhát cắt khiến nhiều người tin vào công nghệ tiên tiến của nền văn minh cổ đại ở Tayma. Theo họ, có thể người xưa đã dùng kỹ thuật tương tự công nghệ laser để chia đôi khối đá nhằm mục đích riêng. Mặt trước khối đá phẳng có những hình vẽ và ký tự lạ, được cho là ghi chép của người cổ đại từ thế kỷ 8 trước Công nguyên.

An Khang (Theo Ancient Origins)

tin tức liên quan