TÊN GỌI “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM” CÓ TỪ KHI NÀO?
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, được thành lập ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Quân đội nhân dân Việt Nam trải qua nhiều lần đổi tên: từ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đến Việt Nam Giải phóng quân, đến Vệ quốc đoàn và Quân đội Quốc gia Việt Nam (Sắc lệnh số 71/SL ngày 22/5/1946).
Một câu hỏi được đặt ra là: Vậy tên gọi “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM” chính thức có từ bao giờ và được ghi nhận lần đầu tiên ở văn bản nào?
Qua tìm hiểu các tư liệu, tài liệu lưu trữ phản ánh quá trình xây dựng và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng tôi thấy có một văn bản ghi nhận lại điều này, đó là Công văn số 400 – TTg ngày 23/9/1954 của Thủ tướng Chính phủ gửi các Bộ, các Ủy ban hành chính liên khu và khu, các đoàn thể với nội dung: “Quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ nay gọi thống nhất là “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”.
PS st và giới thiệu