Những kỳ lạ trọng tuần

Ngày đăng: 05:00 02/03/2020 Lượt xem: 424

Những kỳ lạ trọng tuần

Nuôi vịt "sang chảnh" cho uống sâm, "khỏe như vâm"


Trải qua những lần thất bại với nghề nuôi ngan, anh Võ Văn Đông (xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã chuyển sang nuôi vịt và tìm ra bí quyết chăn nuôi vịt mới hiệu quả hơn. Đó là cho vịt uống sâm. Đây trở thành chuyện lạ ở Sơn La trong giới nuôi vịt thịt.

Chia tay của hiếm trong đời, đại gia ôm 16 tỷ mà bật khóc
Nhờ bí quyết cho vịt uống nước sâm nên đàn vịt của anh Đông luôn khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bệnh.

Song nhờ được uống nước sâm mà đàn vịt của anh Đông luôn khỏe mạnh, lớn nhanh, ít bệnh. Bí quyết này không chỉ nâng cao sức kháng bệnh cho đàn vịt, mà chất lượng thịt vịt cũng ngon hơn hẳn. Gần 10 năm gắn bó với nghề nuôi vịt nhưng chưa năm nào đàn vịt của anh Đông bị chết vì dịch bệnh.

Hiện vịt của gia đình anh Đông được bán với giá từ 60.000 - 70.000 đồng/kg. Từ nuôi vịt, mỗi năm anh thu lãi 100-200 trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Chuyện lạ: Dùng kiến bắt nhện cho vườn sầu riêng

Thấy vườn sầu riêng cỏ mọc um tùm, những nông dân của Hợp tác xã Trường Sinh (xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) lại trồng xen nào chuối, bưởi, cà phê...

Chia tay của hiếm trong đời, đại gia ôm 16 tỷ mà bật khóc
 Trồng nhiều chuối trong vườn sầu riêng để giải độc cho đất.

Để thuận tự nhiên, các vườn sầu riêng này không hề dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hóa học, nếu có nhện hại thì dùng kiến để bắt... Kiểu trồng sầu riêng "độc", lạ này lại mang lại hiệu quả không ngờ.

Hiện sản lượng sầu riêng hướng hữu cơ của HTX Trường Sinh ước đạt khoảng 200 tấn/năm. Và với phương pháp trồng cây trái hữu cơ, HTX đã được một doanh nghiệp nhận bao tiêu sầu riêng sạch.

Cá lóc bay giữa hồ sen như diễn xiếc

TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) vốn được mệnh danh là xứ sở hoa kiểng lớn nhất nhì ở miền Tây, giờ đây còn nổi tiếng với mô hình cá lóc bay, thu hút đông đảo khách tham quan.

Chia tay của hiếm trong đời, đại gia ôm 16 tỷ mà bật khóc
Từng đàn cá lóc bay lên khiến du khách trầm trồ.

Người huấn luyện những chú cá tài ba này là anh Nguyễn Phước Xuyên, nhân viên một khu du lịch ở TP. Sa Đéc. Với mong muốn tạo ra sự mới mẻ để phục vụ khách tham quan, cách đây 8 tháng, anh Xuyên đã ấp ủ ý tưởng dạy cá lóc... bay. Nghe qua có vẻ lạ đời, nhưng chính quyết định táo bạo đó giờ đây khiến nhiều người phải thán phục.

Hiện đàn cá của Xuyên có khoảng 1.000 con, tất cả chúng điều có thể "bay" thuần thục”.

Chú gà 4 chân ở Thanh Hóa

Nghe tin gia đình ông Lê Văn Ký (huyện Thiệu Hóa) có con vật lạ, nhiều người dân địa phương hiếu kỳ kéo tới xem đông.

Chia tay của hiếm trong đời, đại gia ôm 16 tỷ mà bật khóc
Chú gà 4 chân

Ông Ký cho biết, một tháng trước ông mang mấy chục quả trứng gà nhà đẻ sang một lò ấp địa phương thuê ấp hộ. Ngày 1/11/2019, số trứng mà ông Ký nhờ ấp nở ra một con gà 4 chân.

Con gà này có đầy đủ các bộ phận nhưng ở phần đuôi mọc thêm hai chân. Hai chân phụ của nó bị co lại và không thể di chuyển. Nhưng mỗi khi con gà ngồi xuống, đôi chân sẽ lộ ra, trông như sinh vật lạ. Nhiều người nhận định có thể con gà bị đột biến gen nên sinh ra 4 chân

Nghề độc, lạ ở Nam Định: Đi cày trên biển bắt ngao to bự

Nghề bắt vạng giống như đi cày ruộng ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định rất độc đáo.

 
Chia tay của hiếm trong đời, đại gia ôm 16 tỷ mà bật khóc
Sau mỗi đường cày dài, có thể bắt được rất nhiều vạng biển.

Nếu ai mới lần đầu nhìn thấy lần đầu sẽ nhầm tưởng bà con ở đây giống như đang cày ruộng để trồng cấy một loài cây nào đó trên cát biển hơn là đi săn bắt. Cái nghề độc đáo, lạ mắt này vài chục năm qua đã trở thành kế sinh nhai của nhiều gia đình, nuôi sống biết bao nhiêu thế hệ nơi đây.

Chỉ cần một chiếc cào mua ngoài chợ giá 50.000 đồng, một chiếc túi lưới giá 10.000 đồng, là có thể đi cào vạng, kiếm được 200-300.000 đồng/ngày. Có những người bắt giỏi hơn, ngày có thể kiếm tiền triệu, chí ít cũng 500-600 nghìn đồng/ngày.

Khúc gỗ bỏ đi hóa thành tác phẩm độc đáo giá 7 tỷ không bán

Năm 2003, anh Trần Đức Thuấn (47 tuổi, chủ một cơ sở đồ gỗ ở Hưng Yên) tìm được khúc lũa lớn ở Tây Nguyên. Khúc lũa có bề ngang 5 mét, cao 2 mét, nặng hơn 3 tấn, có niên đại hàng trăm năm tuổi. Thế nhưng lúc này, hiếm ai nghĩ nó có giá trị vì chỉ còn trơ phần rễ.

6 tháng sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản học hỏi, trở về, nhìn sự gai góc nhưng uyển chuyển của bề mặt lũa, anh quyết định làm bộ Bát mã. Anh tự tay phác thảo hình vẽ tác phẩm trong một tháng. Mất hơn 6 tháng với 10 công nhân lao động liên tục, bộ Bát mã đã thành hình vào năm 2015.

Ngay sau khi hoàn thành, một đại gia ở Bắc Giang trả 7 tỷ đồng để sở hữu nhưng anh Thuấn không bán vì tin rằng mình có duyên với nó.

Bán cây sanh 'báu vật' 16 tỷ, đại gia Hà Nội khóc vì nuối tiếc

Tác phẩm sanh cổ “Tiên lão giáng trần” hiếm có trong làng cây cảnh ở Việt Nam của ông Dương Văn Mười (Thường Tín, Hà Nội) mới được chuyển nhượng cho nghệ nhân Nguyễn Văn Chí (Thường Tín) với giá 16 tỷ đồng làm “chấn động” giới chơi cây. Trong giờ phút chia tay “đứa con” của mình, ông Mười bật khóc vì tác phẩm đã theo ông rất nhiều năm.

Chia tay của hiếm trong đời, đại gia ôm 16 tỷ mà bật khóc
Cây sanh “Tiên lão giáng trần” đã được bán

“Tiên lão giáng trần” có nguồn gốc là ngọn của một cây sanh khác, được ông Mười cắt ra và chăm sóc trong khoảng hơn 10 năm.

Cây cao khoảng gần 2m, đặt trong chậu dài 1,5m. Giá trị nhất của "Tiên lão giáng trần" nằm ở phần thân kỳ, quái. Những khối, cục mốc trắng càng làm tăng thêm độ đẹp của cây mà không có công nghệ nào có thể làm ra được, chỉ có cây tuổi đời lâu năm mới có.

Kỳ lạ rừng lộc vừng mọc ở ao nước xanh tốt hơn 400 năm

Ít ai biết được rằng, tại làng Phú Thọ, xã An Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), một bàu mưng (lộc vừng) xanh tốt đã tồn tại suốt hàng trăm năm qua như một chứng tích lịch sử. Mỗi gốc cây nơi đây được giới chơi cây cảnh định giá cả trăm triệu, tỷ đồng nhưng với người dân nó là vô giá được giữ gìn để trở thành 1 điểm du lịch sinh thái hiếm có.

Chia tay của hiếm trong đời, đại gia ôm 16 tỷ mà bật khóc
Đường bàu mưng ở làng Phú Thọ.

Với người dân nơi đây, bàu mưng không chỉ là tài sản vô giá ông cha để lại mà còn là niềm tự hào, là “linh hồn” của làng quê và dẫu trải qua bao thăng trầm, biến động, họ vẫn quyết giữ cho bàu mưng ấy mãi xanh.


Hạnh Nguyên (Tổng hợp)


tin tức liên quan