Lời tiên tri ứng nghiệm, con dâu Võ Tắc Thiên chết thảm

Ngày đăng: 03:37 31/12/2020 Lượt xem: 258

Lời tiên tri ứng nghiệm, con dâu Võ Tắc Thiên chết thảm

 Thứ năm, ngày 31/12/2020 11:34 AM (GMT+7)
 
Kết cục bi thảm của vị Hoàng hậu ham mê quyền lực này ứng nghiệm không sai một chữ so với lời tiên đoán năm xưa.
 
 

 

Vi Hoàng hậu (?-710, là Hoàng hậu thứ hai của vua Đường Trung Tông, cũng là con dâu của Nữ hoàng Võ Tắc Thiên.

Cùng với Võ Tắc Thiên và Thái Bình công chúa, Vi hậu là một trong ba người phụ nữ chuyên chính từng nắm giữ quyền lực làm khuynh đảo Đường triều.

Mang trong mình giấc mộng Nữ đế như Võ Tắc Thiên năm xưa, Vi hậu đã không ngại sát hại chồng mình nhằm mục đích lâm triều xưng chế.

Thế nhưng chưa đầy nửa tháng sau, vị Hoàng hậu ấy đã chết thảm trong tay Lý Long Cơ và Thái Bình công chúa.

Điều đáng nói là cái chết của bà đã từng được tiên đoán bởi một vị hòa thượng nổi tiếng, và sự thật ứng nghiệm lại chẳng hề sai lấy một chữ!

Kết cục đã được tiên đoán trước của Hoàng hậu giết chồng vì ôm mộng "nối gót" Võ Tắc Thiên.

Trong cuộc đời của mình, Vi thị là người phụ nữ hiếm hoi có cơ hội hai lần ngồi vào ngai vị Mẫu nghi thiên hạ.

Trước đó, ngôi Hoàng hậu của bà từng bị Võ Tắc Thiên phế truất cùng đế vị của Đường Trung Tông.

Sau khi Trung Tông phục vụ vào năm 705, Vi thị tiếp tục trở thành Chính cung Hoàng hậu và thao túng triều chính.

Mặc dù từng một lần mất đi ngôi vị dưới tay mẹ chồng, nhưng Vi hậu vẫn luôn coi Võ Tắc Thiên làm tấm gương sáng về việc nữ nhân xưng đế.

Bởi vậy mà Vi thị luôn tìm đủ mọi cách để thâu tóm quyền lực, cũng không ngần ngại trừ khử tất cả những kẻ ngáng đường mình, trong đó bao gồm cả phu quân của bà – Hoàng đế Đường Trung Tông.

Năm 710, Trung Tông qua đời vì bị hạ độc. Giới sử gia và hậu thế đều cho rằng cái chết của vị Hoàng đế này chính là "tác phẩm" từ tay người vợ đầy tham vọng Vi hậu.

Lời tiên tri của vị hòa thượng trứ danh ứng nghiệm, con dâu Võ Tắc Thiên chết thảm - Ảnh 1.

Ham mê quyền lực mù quáng chính là nguyên nhân đẩy Vi hậu tới kết cục "chết không toàn thây". (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Thế nhưng không lâu sau đó, Vi hậu đã bị Lý Long Cơ và Thái Bình Công chúa phát động chính biến.

Trong cuộc chính biến Đường Long năm ấy, Vi thị cùng con gái và một vài thân tín đã tìm cách bỏ trốn khỏi hoàng cung. Trên đường chạy trốn, bà đã bị một người phi kỵ chém đầu rồi mang nộp cho Lý Long Cơ.

Về cái chết không toàn thây của người phụ nữ ham mê quyền lực này, nhiều năm về trước, một vị hòa thượng có tài tiên tri đã từng chỉ thẳng mặt bà mà quát lớn:

"Ngươi nhất định sẽ bị chém đầu! Nhà ngươi sẽ bị chém đầu!".

Sau này, lời tiên tri ấy quả nhiên ứng nghiệm không sai lấy một chữ. Mà chủ nhân của tiên đoán này chính là hòa thượng nổi tiếng thời nhà Đường với pháp danh Vạn Hồi.

Hai lời tiên tri của hòa thượng cho hoàng tộc nhà Đường: Đều ứng nghiệm không sai một chữ!

Vạn Hồi là hòa thượng nổi danh Đường triều với tài tiên đoán tương lai. Ông sinh ra vào những năm Trinh Quán dưới thời Đường Thái Tông.

Khác với những bạn bè cùng trang lứa, Vạn Hồi thuở nhỏ luôn cô độc, thậm chí còn có phần kém thông minh.Sử cũ miêu tả ông năm xưa tới năm "tám, chín tuổi mới có thể nói chuyện".

Đến năm 20 tuổi, Vạn Hồi vẫn là một thanh niên rất thiện lương, chất phác, lại đặc biệt ít nói. Ngay cả khi bị người xấu gây khó dễ, ông vẫn không nổi nóng, chỉ mỉm cười cho qua.

Tuy nhiên, phàm là câu nào Vạn Hồi mở miệng nói, mấy ngày sau sự việc sẽ phát sinh không sai một chữ so với tiên đoán của ông.

Lời tiên tri của vị hòa thượng trứ danh ứng nghiệm, con dâu Võ Tắc Thiên chết thảm - Ảnh 2.

Chính nhờ khả năng tiên đoán như thần, hòa thượng Vạn Hồi là từng một trong số những nhân vật "không ai dám đụng vào". (Tranh minh họa).

Khi xưa, Vạn Hồi từng có một người anh làm lính ở An Tây. Người này hàng năm đều gửi thư về nhà, nhưng năm ấy gia đình lại chẳng nhận được bất kỳ phong thư nào.

Mọi người đều cho rằng ai trai Vạn Hồi đã tử trận. Cả nhà thậm chí đã chuẩn bị sẵn lễ tang. Duy chỉ có Vạn Hồi là không tin, một mực khẳng định:

"Huynh ấy chưa chết, con sẽ đi tìm huynh ấy".

Nói tới đây, ông chuẩn bị cho mình chút lương thảo rồi ra đi tìm anh. Buổi tối hôm ấy, Vạn Hồi đã trở về, trên tay cầm theo lá thư có bút tích của anh trai mình.

Điều càng khiến cho người khác không khỏi kinh ngạc là hồ dán trên phong thư này còn chưa khô hết, trong khi Tây An cách nhà họ tới cả ngàn dặm.

Chặng đường ngàn dặm ấy, Vạn Hồi đi chưa đầy một ngày đã quay trở lại. Câu chuyện ấy nhanh chóng được truyền đi khắp nơi, danh xưng "Vạn Hồi" của nhân vật này cũng từ đó mà ra.

Những năm cuối thời Đường Cao Tông, Võ Tắc Thiên từng nghe về danh tiếng Vạn Hồi, liền cho mời ông vào cung.

Sau nhiều lần trò chuyện, Võ Tắc Thiên cảm thấy vị hòa thượng này thâm sâu khó lường, lại rất mực hiểu biết, vì thế luôn tiếp đón ông hết sức long trọng.

Được Võ Tắc Thiên coi trọng, Vạn Hồi nhanh chóng trở thành nhân vật được các quý nhân trong kinh thành rất mực săn đón.

Có lần, cháu trai Võ Tắc Thiên là Lý Long Cơ từng tự mình đi bái kiến Vạn Hồi với mong muốn được ông cho một lời tiên đoán.

Năm ấy, Lý Long Cơ mới chỉ là một quận vương. Vạn Hồi sau một lúc cẩn thận quan sát diện mạo của ông đã kín đáo mà nói mấy chữ: "Năm mươi năm thái bình Thiên tử".

Quả nhiên sau này, Lý Long Cơ lên ngôi Hoàng đế. Ông làm vua tổng cộng 44 năm, làm Thái Thượng hoàng 6 năm, cộng lại đúng vừa tròn 50 năm như lời tiên đoán của Vạn Hồi khi xưa.

Lời tiên tri của vị hòa thượng trứ danh ứng nghiệm, con dâu Võ Tắc Thiên chết thảm - Ảnh 3.

Trước khi tiên đoán về cái chết của Vi hậu, Vạn Hồi hòa thượng cũng đã từng đoán trước tương lai của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ và đều ứng nghiệm thành sự thật. (Ảnh minh họa).

Vào những năm cuối thời Đường Trung Tông, Hoàng hậu Vi thị khuynh đảo triều chính.

Bởi Vạn Hồi từng được Võ Tắc Thiên coi trọng nên Trung Tông cũng thường xuyên cho mời ông vào cung.

Khi ở trong cung, mỗi lần nhìn thấy Vi thị, Vạn Hồi luôn chỉ tay thẳng mặt Hoàng hậu mà mắng lớn:"Nhà ngươi sẽ bị chém đầu!"

Vi hậu nghe xong, mặc dù tức giận nhưng cũng không tiện so đo cùng một hòa thượng. Hơn nữa, tài tiên đoán của Vạn Hồi nức tiếng thiên hạ, lại là người được Hoàng đế coi trọng, không phải muốn trừ khử là có thể trừ khử.

Nhưng Vi thị chắc chắn không thể ngờ rằng, những lời trách mắng tưởng như bâng quơ của vị hòa thượng này lại là tiên đoán ấn định số phận của mình.

Sử sách ghi lại, trong chính biến Đường Long, Vi thị chết vì bị chặt đầu. Để trả giá cho những tội ác của mình, thi thể của bà bị đem ra ngoài cho dân chúng xem.

Bà cũng bị tước danh hiệu Hoàng hậu, giáng làm Thứ nhân và không được hợp táng cùng Hoàng đế.

Kết cục bi thảm ứng nghiệm với lời tiên đoán năm xưa của Vi hoàng hậu cũng là minh chứng rõ nhất cho quy luật "ác giả ác báo".

PV (Theo Thời đại)

tin tức liên quan