Cấu trúc kì lạ ngoài hành tinh có thể đang chôn vùi sâu trong lòng Trái đất

Ngày đăng: 09:40 25/03/2021 Lượt xem: 321

Cấu trúc kì lạ ngoài hành tinh có thể đang chôn vùi sâu trong lòng Trái đất

Dân trí

 Các nhà khoa học cho rằng tồn tại những dấu vết cho thấy có các đốm màu khổng lồ và các khối đá dày đặc bí ẩn ẩn sâu bên trong những phần thấp nhất của lớp vỏ hành tinh của chúng ta.

Cấu trúc kì lạ ngoài hành tinh có thể đang chôn vùi sâu trong lòng Trái đất - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hai trong số những khối đá khổng lồ này được gọi là các khu vực lớn có vận tốc trượt thấp (LLSVPs). Trong đó, một khối bị chôn vùi dưới châu Phi, khối còn lại nằm dưới Thái Bình Dương.

Những dị thường này rất lớn, chẳng hạn như hiện tượng lớn đang phát triển bên trong chính các khối và làm suy yếu từ trường của Trái đất, được gọi là Dị thường Nam Đại Tây Dương.

Về cách thức và lý do tại sao LLSVPs lại tồn tại như thế trong lớp vỏ, các nhà khoa học có rất nhiều ý tưởng, nhưng thực tế lại rất ít có thể chứng minh được.

Tuy nhiên, điều được biết đến là những đốm màu khổng lồ này đã có từ rất lâu. Nhiều người nghĩ rằng chúng có thể là một phần của Trái đất kể từ trước khi vụ va chạm khổng lồ sinh ra Mặt trăng - dấu vết cổ xưa của vụ va chạm giữa Trái đất và hành tinh giả định Theia.

Theo lập luận rộng rãi đó, Theia có kích thước bằng Sao Hỏa đã tấn công Trái đất rất sớm vào khoảng 4,5 tỷ năm trước. Một phần rất lớn của Theia hoặc có thể là Trái đất bị phân mảnh, và trở thành Mặt trăng mà chúng ta biết ngày nay trên quỹ đạo xung quanh Trái đất.

Đối với những gì đã xảy ra với phần còn lại của Theia. Nó đã bị phá hủy hay chỉ đơn giản là bay vào cõi vĩnh hằng của không gian thì không ai biết chắc chắn.

Một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng lõi của hai hành tinh nguyên thủy này có thể đã hợp nhất thành một, và sự trao đổi hóa học được thực hiện bởi sự hợp nhất là điều đã cho phép sự sống tự phát triển trên thế giới.

Theo mô hình mới của các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Arizona (ASU), LLSVPs có thể đại diện cho các mảnh vỡ cổ xưa của lớp phủ giàu sắt và dày đặc của Theia, chìm sâu vào lớp vỏ của Trái đất khi hai thế giới đang phát triển kết hợp với nhau, sau đó đã bị chôn vùi ở đó trong hàng tỷ năm.

"Giả thuyết tác động khổng lồ là một trong những mô hình được quan tâm nhiều nhất về sự hình thành của Mặt trăng, nhưng bằng chứng trực tiếp cho thấy sự tồn tại của tác nhân va chạm Theia vẫn còn khó nắm bắt. Chúng tôi chứng minh rằng lớp phủ của Theia về bản chất có thể dày hơn vài phần trăm so với lớp phủ của Trái đất, điều này cho phép các vật liệu của lớp phủ Theia chìm xuống lớp phủ thấp nhất của Trái đất và tích tụ thành các đống nhiệt hóa có thể gây ra các LLSVPs được quan sát bằng địa chấn", nhà nghiên cứu Qian Yuan giải thích.

Trong khi suy đoán đã tồn tại trong nhiều năm rằng LLSVPs có thể là "vật lưu niệm" được cấy ghép vào Trái đất, nghiên cứu mới dường như là công thức toàn diện nhất cho đến nay. Các phát hiện hiện đang được xem xét và đề ra ý tưởng ngoài mô hình lớp phủ, các kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các dấu hiệu hóa học nhất định gắn với LLSVPs ít nhất cũng nguyên thủy như tác động Theia.

Vẫn sẽ cần phải xem phần còn lại của cộng đồng khoa học phản ứng như thế nào với phát hiện của nhóm nghiên cứu này, nhưng ít nhất cũng đã có một lời giải thích cho các bí ẩn dị thường lâu nay.

Trang Phạm

Theo Science Alert


tin tức liên quan