Tào Tháo gả 7 con gái cho 1 kẻ hèn yếu, chính quyết định này khiến ông ta không thể xưng đế

Ngày đăng: 09:07 24/07/2021 Lượt xem: 602

Tào Tháo gả 7 con gái cho 1 kẻ hèn yếu, chính quyết định này khiến ông ta không thể xưng đế

 
 Minh Nhật Thứ sáu, ngày 23/07/2021 15:30 PM (GMT+7)
 
Tào Tháo dù thâu tóm được toàn bộ quyền lực của nhà Đông Hán và sống như một hoàng đế nhưng cả đời lại không thể xưng đế. Nguyên nhân được cho là phần nào do tính toán sai lầm của ông khi gả 7 người con gái xinh đẹp cho Hán Hiến Đế.
 
 
 
Tào Tháo gả 7 con gái cho 1 kẻ hèn yếu, chính quyết định này khiến ông ta không thể xưng đế - Ảnh 1.

Tạo hình Tào Tháo trên truyền hình Trung Quốc.

Tào Tháo (155-220) tự Mạnh Đức là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.

Tào Tháo nổi tiếng là người lắm mưu mô, gian xảo, đa nghi. Hình tượng Tào Tháo được xem là chủ đề gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết đánh giá của dân gian thời phong kiến về Tào Tháo đều tiêu cực, một phần là do ảnh hưởng từ tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" vốn có xu hướng thiên vị nhà Thục Hán, phần khác là do chính những hành vi tàn nhẫn mà Tào Tháo gây ra, đặc biệt là vụ thảm sát hơn 10 vạn dân thường ở Tứ Thuỷ, tự tay giết oan cả nhà Lã Bá Sa, hại chết thần y Hoa Đà...

Mặc dù mang tiếng xấu nhưng ít ai có thể phủ nhận được tài năng và đặc biệt là nghệ thuật nhìn người, dùng người đã đạt tới trình độ thượng thừa của Tào Tháo.

 
 
ADVERTISEMENT
Tào Tháo chính là người dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác, đánh bại lần lượt các chư hầu như Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương Bắc. Sau đó, ông ta thâu tóm toàn bộ quyền lực của nhà Đông Hán, biến Hán Hiến Đế Lưu Hiệp thành "con rối". 

 

Là kẻ hung bạo, mạnh mẽ, có tham vọng thống lĩnh thiên hạ, nhưng lúc này Tào Tháo chưa dám cướp ngôi nhà Hán.

Đối với việc vì sao lúc này Tào Tháo không cướp ngôi nhà Hán, Tư Mã Quang trong "Tư trị thông giám" viết rằng, không phải ông ta không có tham vọng đó, trong lòng ông ta đã không có Hán Hiến Đế từ lâu nhưng do sợ danh nghĩa chưa ổn, nên mới tự kiềm chế.

Để kiểm soát chặt Hán Hiến Đế vốn đã mất quyền lực nhưng vẫn còn giá trị sử dụng lớn và phục vụ cho những tính toán chính trị của mình, Tào Tháo đã gả 3 cô con gái trẻ đẹp cho Hán Hiến Đế, trở thành bố vợ của vị vua cuối cùng của triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. 

Tào Tháo gả 7 con gái cho 1 kẻ hèn yếu, chính quyết định này khiến ông ta không thể xưng đế - Ảnh 2.

Tào Tháo gả con gái cho Hán Hiến Đế Lưu Hiệp vì tính toán chính trị

Về Hán Hiến Đế Lưu Hiệp, ông tại vị tổng cộng 31 năm, từ năm 189 đến năm 220, Trong suốt thời gian trị vì, ông vua yếu hèn này liên tiếp bị Đổng Trác, Lý Thôi, Quách Dĩ và Tào Tháo khống chế, bị biến thành bù nhìn để thực thi quyền lực của bản thân họ. Cuối cùng, sau khi Tào Tháo chết, Hán Hiến Đế bị Tào Phi ép nhường ngôi, đặt dấu chấm hết cho nhà Hán, lập ra nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc. 

Việc Lưu Hiệp lấy 7 cô con gái của Tào Tháo được cho là một phần lý do giúp ông không mất ngôi vào tay Tào Tháo.

Theo Sohu, lý do là, trái với sự kỳ vọng của Tào Tháo khi gả 7 cô con gái xinh đẹp, trẻ trung cho Lưu Hiệp để vừa giúp kiểm soát chặt chẽ Hán Hiến Đế vừa làm nội gián cho ông ta, những người con gái của Tào Tháo lại thực sự có tình cảm với Lưu Hiệp.

Tào Tháo gả 7 con gái cho 1 kẻ hèn yếu, chính quyết định này khiến ông ta không thể xưng đế - Ảnh 3.

Tuy nhiên, con gái của Tào Tháo là Tào Tiết (Tào hoàng hậu) cùng các chị em của bà lại có tình cảm thực sự với Hán Hiến Đế.

Đặc biệt là người con gái Tào Tiết. Tương truyền, chính Hán Hiến Đế Lưu Hiệp là người đã đặt tên cho Tào Tiết. Truyền thuyết kể rằng, vào giữa năm 196, khi Tào Tháo đón Hán Hiến Đế về Hứa Xương, Tào Tiết được Biện phu nhân sinh ra. Khi vừa lọt lòng thì bà không khóc, chỉ rơi lệ, Đinh phu nhân - vợ chính thất của Tào Tháo cho rằng đứa trẻ như vậy là không may mắn, đem vứt ở vùng ngoại ô. 

Tào Tháo sau khi trở về biết chuyện liền mắng vợ rồi sai người đi tìm con gái nhỏ. Hơn một tháng sau thì có một lão bạch y nhân mang một bé gái đến cửa phủ họ Tào. Biện phu nhân thấy bé gái có hai viên nốt chu sa, liền xác nhận đây là bé gái do chính mình sinh ra. Hán Hiến Đế nghe câu chuyện, đích thân xem thực hư, thấy trước sân viện có cây tre, bèn nổi hứng ban tên là Tào Tiết (Tiết có nghĩa là đốt tre).

Năm 213, Tào Tháo đưa Tào Tiết cùng chị là Tào Hiến, và em là Tào Hoa gả cho Hán Hiến Đế. Sau khi bức tử hoàng hậu Phục Thọ, Tào Tháo ép Hán Hiến Đế phong Tào Tiết làm hoàng hậu.

Sau đó, Tào Tháo còn đem 4 cô con gái khác vào cung hầu Hán Hiến Đế, với mục đích biến họ thành "công cụ chính trị" cho mình. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của Tào Tháo, Tào Tiết và các chị em gái của bà lại có tình cảm với Lưu Hiệp nên sớm xa cách với cha, thậm chí còn nhiều lần vạch trần âm mưu muốn đoạt ngôi của cha. 

Theo Sohu, chính vì sự phản đối của các con gái nên Tào Tháo cả đời chưa bao giờ xưng đế mà chỉ ép Hán Hiến Đế phong mình làm Ngụy Vương.

Năm 220, Tào Tháo mất, anh Tào Tiết là Tào Phi bèn ép Hán Hiến Đế nhượng ngôi, kết thúc triều đại nhà Hán hơn 400 năm, lập ra triều Tào Ngụy. 

Khi đó, Tào Phi sai người tới hỏi bà để lấy ngọc tỷ truyền quốc, Tào hoàng hậu nhất định không chịu đưa. Sau vì bị ép quá, Tào hoàng hậu vứt ngọc tỷ xuống lầu, khóc mắng Tào Phi:"Trời không phù hộ cho nhà ngươi đâu!".

 


tin tức liên quan