Nguyên nhân khiến huyết áp tăng vọt, có thể gây tử vong bất ngờ: Bạn nên làm gì?
Nguyên nhân khiến huyết áp tăng vọt, có thể gây tử vong bất ngờ: Bạn nên làm gì?
Nguồn: Báo Điện tử VTC
Huyết áp cao gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, do vậy, tìm cách duy trì huyết áp ổn định là vấn đề quan tâm hàng đầu của những người huyết áp cao.
Huyết áp cao là một trong những vấn đề sức khỏe thường được đề cập nhiều nhất, nhưng hầu hết mọi người không quan tâm nhiều đến chỉ số đó đến khi lớn tuổi.
Nếu bạn còn đang tự hỏi huyết áp của mình là bao nhiêu, thì bạn cũng là một trong số những người trên. Theo bác sĩ Suneet Singh - Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe CareHive tại Austin, Texas, Hoa Kỳ cho biết, về cơ bản, cơ thể sở hữu một hệ thống mạch máu phức tạp, bao gồm động mạch và tĩnh mạch.
Các động mạch dẫn máu đi từ trái tim đến các mô của cơ thể. Tĩnh mạch mang máu từ các mô của cơ thể trở lại tim. Và huyết áp là chỉ số đo áp lực của máu lên thành mạch máu. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số huyết áp bình thường là dưới 120/80.
“Nói chung, khi thảo luận về huyết áp nghĩa là chúng ta đang đề cập đến áp lực máu tác động lên động mạch, vì đây là yếu tố tương quan nhất với các bệnh cấp tính và mãn tính”, TS Singh giải thích. “Khi áp lực máu vượt quá chỉ số trên, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, còn gọi là tăng huyết áp”.
Hai chỉ số thường thấy trong phép đo huyết áp là huyết áp tâm thu (số trên) và huyết áp tâm trương (số dưới). Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Huyết áp tâm trương là áp lực của máu lên động mạch khi tim giãn ra. Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến áp lực huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương, hoặc đồng thời cả 2.
Nguyên nhân gây huyết áp cao?
Theo bác sĩ Singh, tăng huyết áp được chia thành hai loại: nguyên phát và thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát, còn được gọi là tăng huyết áp cơ bản, không có nguyên nhân xác định và là dạng cao huyết áp phổ biến nhất. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp nguyên phát chủ yếu là do lão hóa, di truyền và chế độ ăn.
“Các yếu tố di truyền, cũng như thói quen sống, liên quan đến chế độ ăn uống và tập thể dục, có thể góp phần vào sự phát triển của tăng huyết áp nguyên phát”, TS Singh nói.
Mặt khác, tăng huyết áp thứ phát xảy ra khi xuất hiện do một tình trạng cụ thể, bao gồm:
-
Ăn kiêng
-
Lười vận động
-
Gặp các tình trạng như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến thượng thận, chứng ngưng thở lúc ngủ
-
Sử dụng chất kích thích
-
Một số loại thuốc trị nghẹt mũi
Các triệu chứng của huyết áp cao
Thật không may, cao huyết áp không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể hoặc rõ ràng nào. Chính vì vậy, đây thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng", theo TS Singh.
Mặc dù căn bệnh này không có triệu chứng rõ rệt, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến những tổn thương ở các cơ quan khác trong cơ thể, kéo theo những bệnh khác nhau và xuất hiện thêm các triệu chứng khác.
Một số ví dụ phổ biến đó là đau ngực liên quan đến đau tim hoặc suy nhược, chóng mặt xảy ra khi đột quỵ, Tiến sĩ Singh nói.
Làm cách nào để hạ huyết áp?
Theo TS Singh, một số biện pháp cơ bản có thể được sử dụng trong tất cả các trường hợp tăng huyết áp nhằm giảm huyết áp cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể. Đó là :
-
Giảm muối, thịt đỏ, chất béo bão hòa và uống rượu
-
Luyện tập tim mạch thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ nhanh hoặc chạy 30 phút mỗi ngày
-
Duy trì cân nặng hợp lý
-
Giảm bớt căng thẳng
-
Tránh tất cả các sản phẩm thuốc lá
Tiến sĩ Singh nói: “Nếu huyết áp của bạn vẫn cao dù đã điều chỉnh lối sống, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc. Các bác sĩ sẽ trao đổi với bạn để xác định chế độ dùng thuốc nào là tốt nhất.
Điểm mấu chốt đó là, vì huyết áp cao không có triệu chứng, nên điều cần làm đó là đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Càng được chẩn đoán sớm, bạn càng sớm có những thay đổi lành mạnh hơn"
( C.H sưu tầm)