8 cách tự nhiên giúp kiểm soát huyết áp

Ngày đăng: 10:36 18/12/2023 Lượt xem: 51

8 cách tự nhiên giúp kiểm soát huyết áp

18-12-2023 10:05 AM | Chữa bệnh không dùng thuốc

SKĐS – Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ… Bên cạnh việc dùng thuốc, có thể phối hợp với các biện pháp tự nhiên tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng của tình trạng này một cách hiệu quả.

Tăng huyết áp (huyết áp cao) là tình trạng áp lực của máu chảy trong động mạch quá cao. Điều này có thể làm hỏng mạch máu và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận…

Cách giúp kiểm soát chứng tăng huyết áp

- Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen: Huyết áp tăng đột ngột có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của tăng huyết áp, hãy tắm ngay bằng nước ấm. Điều này có thể giúp thư giãn cơ và mạch máu, từ đó có thể làm giảm huyết áp.

photo-1702794016912
 

Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen giúp thư giãn cơ và mạch máu làm giảm huyết áp.

- Nghe nhạc êm đềm: Một trong nhiều cách để kiểm soát chứng tăng huyết áp tại nhà là nghe nhạc êm dịu. Điều này giúp thư giãn tâm trí và cơ thể, tác động tích cực đến huyết áp của bạn.

- Bài tập thở: Cố gắng thực hiện một số bài tập thở khi đối mặt với bệnh tăng huyết áp. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm căng thẳng và hạ huyết áp.

Đi ra ngoài, đi dạo: Điều quan trọng là bạn phải tránh lối sống ít vận động càng nhiều càng tốt, khi cố gắng kiểm soát huyết áp cao. Bạn có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng dễ dàng để cải thiện tuần hoàn và hạ huyết áp bằng cách đi bộ hay đi dạo ra ngoài…

- Ăn nhẹ với một số đồ ăn lành mạnh: Bạn cũng có thể thử một số loại đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe. Ăn một bữa ăn nhẹ có nhiều kali và ít natri có thể giúp giảm huyết áp. Một số lựa chọn tốt bao gồm chuối, bơ và sữa chua…

photo-1702794018452

Chuối, bơ và sữa chua… có nhiều kali giúp giảm huyết áp.

- Hydrat hóa cơ thể: Mất nước là một trong những nguyên nhân tồi tệ nhất gây ra huyết áp cao, vì vậy điều quan trọng là phải giữ nước, uống nhiều nước. Bạn cũng có thể thêm nước dừa vào chế độ ăn uống của mình hoặc chỉ đơn giản là uống 8 ly nước mỗi ngày.

- Tránh cà phê và rượu: Caffeine và rượu đều có thể làm tăng huyết áp, vì vậy tốt nhất nên tránh chúng nếu bạn đang cố gắng hạ huyết áp.

- Ngủ đủ giấc: Điều quan trọng là phải ngủ đủ giấc khi cố gắng hạ huyết áp. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều hormone gây căng thẳng cortisol hơn, có thể làm tăng huyết áp. Đặt mục tiêu ngủ 7-8 giờ mỗi đêm.

Lưu ý, đây chỉ là một số gợi ý và mẹo để kiểm soát tình trạng bệnh. Đừng bỏ qua các triệu chứng nếu chúng tồn tại trong một thời gian dài. Hãy tuân thủ điều trị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và chắc chắn rằng bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của mình.

Trịnh Xuân Nguyên

(PS st Theo SK&ĐS)

tin tức liên quan