8 cách hỗ trợ cải thiện cúm A tại nhà giúp giảm nhanh triệu chứng

Ngày đăng: 06:14 23/02/2024 Lượt xem: 65

8 cách hỗ trợ cải thiện cúm A tại nhà giúp giảm nhanh triệu chứng

21-02-2024 14:59 | Y học 360

Giao mùa là thời điểm nhiều người dễ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đặc biệt là cúm A. Cúm A có nguy hiểm không? Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp nào để làm giảm triệu chứng của bệnh?

Triệu chứng của bệnh cúm A?

Triệu chứng ban đầu khi người bệnh mắc cúm A tương tự như các bệnh cúm thông thường liên quan đến đường hô hấp do các tác nhân khác như sốt cao, nhức mỏi người, đau rát họng. Trẻ em thường mệt mỏi, quấy khóc,...

Thông thường, bệnh nhân được chỉ định ngoại trú trừ khi xuất hiện biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.

8 cách hỗ trợ cải thiện cúm A tại nhà

Đa số các trường hợp bị bệnh cúm A nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì không gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số cách hỗ trợ cải thiện cúm A tại nhà bạn đọc có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc

8 cách hỗ trợ cải thiện cúm A tại nhà giúp giảm nhanh triệu chứng- Ảnh 1.
 

Người bệnh có thể sử dụng các thuốc điều trị cúm, thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc long đờm, thuốc kháng dị ứng,... Việc sử dụng thuốc giúp cải thiện nhanh triệu chứng của người bệnh, tuy nhiên sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn nếu không được sử dụng đúng cách.

Ngoài các thuốc điều trị triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ bổ sung vitamin cho cơ thể, giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Cần lưu ý rằng, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc các dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nghỉ ngơi điều độ

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya, tập luyện thể dục nhẹ nhàng.

Việc xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý giúp cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải thiện các triệu chứng của bệnh cúm A tại nhà. Bệnh nhân nên bổ sung đa dạng và đầy đủ các nhóm chất đặc biệt và các thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn các thực phẩm mềm, loãng. Không nên sử dụng thức ăn nhanh, đồ uống có cồn, cafein,...

Tăng tạo độ ẩm

Môi trường không khí khô tạo điều kiện cho virus cúm phát triển và lây lan một cách nhanh chóng.

Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm không khí trong nhà và nơi làm việc nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm bệnh đồng thời cải thiện các triệu chứng nếu người bệnh đã mắc cúm A như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng,...

Xông hơi

Xông hơi là biện pháp giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của người bệnh mắc cúm A như sốt, mệt mỏi, nghẹt mũi.

Người bệnh có thể sử dụng các viên xông tinh dầu bán tại các nhà thuốc hoặc đun sôi một nồi nước, sử dụng khăn trùm đầu và tiến hành xôi hơi. Có thể thêm các loại nguyên liệu khác vào nồi nước xông hơi như sả, bưởi, hương nhu,...

Ngoài ra, người bệnh có thể chườm ấm tại các vị trí như nách, bẹn, trán để hỗ trợ làm hạ nhiệt độ của cơ thể.

Bệnh nhân mắc cúm A có thể sử dụng các loại tinh dầu để xông phòng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Tuy nhiên, nếu nhà có trẻ sơ sinh cần lựa chọn loại tinh dầu an toàn, phù hợp.

Súc họng, rửa mũi bằng nước muối

Nước muối pha loãng có tính sát khuẩn tốt, dễ tìm kiếm. Súc họng và vệ sinh mũi bằng nước muối hàng ngày có tác dụng làm thông thoát đường thở, loại bỏ dịch nhầy tích tụ ở đường hô hấp, giúp cải thiện các triệu chứng cho người bệnh.

Việc kiên trì súc miệng và vệ sinh mũi bằng nước muối giúp làm giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, đau rát họng.

Uống nhiều nước

8 cách hỗ trợ cải thiện cúm A tại nhà giúp giảm nhanh triệu chứng- Ảnh 2.

Bệnh nhân bị cúm A thường kèm theo các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa gây mất nước khiến người bệnh mệt mỏi và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc bổ sung nước hàng ngày là rất quan trọng. Cung cấp đủ nước cho cơ thể thông qua việc sử dụng các loại nước ép trái cây, nước bù điện giải.

Không nên sử dụng các đồ uống có cồn hoặc cafein vì có thể khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.

Tắm nước ấm

Không nên tắm nước lạnh vì có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh. Sử dụng nước nóng giúp lỗ chân lông giãn nở, dễ dàng thoát nhiệt, giúp cải thiện tình trạng sốt và mệt mỏi của người bệnh.

Kết luận

Cúm A nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngoài việc sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân cần xây dựng được lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cải thiện tình trạng, rút ngắn thời gian điều trị.

PV
(PS st theo SK&ĐS)
tin tức liên quan