Dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng

Ngày đăng: 10:02 08/06/2024 Lượt xem: 20

Dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng

08-06-2024 09:09 | Y học 360

SKĐS - Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư miệngCác yếu tố nguy cơ gây ung thư miệng

SKĐS- Ung thư khoang miệng là bệnh ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm việng, sàn miệng.

Khi được phát hiện sớm, ung thư khoang miệng có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng

Khoang miệng có vai trò nhai nghiền thức ăn, đồng thời phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư như kích thích hóa học và cơ học: thuốc lá, rượu bia và thức ăn, răng có bờ sắc cạnh…

1.Thay đổi màu sắc niêm mạc miệng

Ung thư miệng và các tổn thương tiền ung thư có thể biểu hiện bằng sự thay đổi màu sắc niêm mạc miệng nhưng đốm trắng, đen, ban đỏ...

2. Vết loét lâu ngày không lành

Loét miệng chủ yếu là do chấn thương ở niêm mạc miệng. Ví dụ như một chiếc răng vô tình cắn vào cũng có thể gây tổn thương, nhưng tình trạng loét thường sẽ thuyên giảm sau 2 - 3 tuần. Tuy nhiên, nếu vết loét xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài vài tháng, không cải thiện thì nên xem xét và thăm khám kịp thời.

Cùng với đó, những vết loét miệng ác tính có ranh giới vết thương không rõ ràng so với những vùng khác, viền vết thương "nham nhở". Nếu sử dụng thuốc điều trị loét miệng ác tính sẽ không mang lại hiệu quả đáng kể.

Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng.
 

Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng.

3. Rối loạn chức năng răng miệng

Răng lung lay không rõ nguyên nhân ở một vùng hạn chế mà không thể giải thích được bằng bệnh nha chu, chấn thương khớp cắn... Cùng với đó, hàm cũng bị sưng dẫn đến mất cân đối.

Một số bệnh nhân ung thư miệng có biểu hiện đau dữ dội không rõ nguyên nhân hoặc không thể mở miệng. Khả năng vận động của lưỡi cũng bị hạn chế, gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói, mất cảm giác hoặc tê một bên lưỡi.

4. Xuất hiện khối u bất thường

Ung thư miệng thường di căn đến các hạch bạch huyết gần đó gây ra các khối u. Chính vì vậy, khi xuất hiện các khối u bất thường và kéo dài cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị đúng đắn.

Nguyên nhân gây ung thư miệng

  • Yếu tố di truyền

Nếu họ hàng hoặc cha mẹ có tiền sử ung thư miệng, những người trong cùng một gia đình có thể mắc bệnh do ảnh hưởng di truyền. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng có liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt lâu dài của gia đình.

  • Thói quen sinh hoạt

Những người hút thuốc, uống rượu và các thói quen khác xấu ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng trong hơn 10 năm có nhiều khả năng mắc ung thư miệng. Ngoài ra, đeo răng giả vệ sinh chưa đúng cách, sử dụng nước súc miệng quá liều… cũng dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, từ đó làm tăng nguy cơ đột biến tế bào miệng.

Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém... gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển.

  • Yếu tố dinh dưỡng

Những người tiêu thụ nhiều thịt đỏ mỗi ngày hoặc có chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu vitamin A, vitamin B, sắt, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư miệng cao hơn.

Các tổn thương tiền ung thư khác trong khoang miệng như bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài...

Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần

Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần

Cách phòng ngừa ung thư miệng

- Chú ý cân bằng dinh dưỡng, bỏ thuốc lá, tránh uống rượu.

- Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng tốt và đánh răng thường xuyên.

- Điều chỉnh kịp thời các cạnh sắc của hàm giả để tránh ma sát và gây chấn thương mô mềm do hàm giả gây ra...

- Tăng cường các loại trái cây, rau củ.

- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.

- Khi phát hiện vết loét miệng quá hai tuần không lành hoặc trên niêm mạc miệng có những đốm trắng hoặc đỏ không rõ, chảy máu miệng nhiều lần không rõ nguyên nhân...bạn nên đến đến khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.


Bs. Vũ Khánh
(PS st theo SK&ĐS)


tin tức liên quan