Viêm loét dạ dày có thành ung thư không?

Ngày đăng: 10:24 04/07/2024 Lượt xem: 66

Viêm loét dạ dày có thành ung thư không?

03-07-2024 15:33 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Quá trình viêm dạ dày diễn tiến chậm qua nhiều năm, qua nhiều giai đoạn trung gian với sự biến đổi tế bào của lớp áo phủ bên trong dạ dày trước khi hình thành ung thư dạ dày.

SKĐS - Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm dạ dày, có thể do chủ quan hoặc khách quan. Bởi ở trẻ cơ thể chưa hoàn thiện hệ miễn dịch, cũng như sức đề kháng còn kém, nên rất dễ bị vi khuẩn và bệnh lý bên ngoài tấn công, trong đó có viêm dạ dày.

Ở người bình thường, mặt trong của dạ dày được bao phủ bởi một lớp áo rất trơn láng, hồng hào và rất đẹp. Khi lớp áo phủ này trở nên sần sùi như da gà, trầy xước, sưng phù lên, thậm chí xuất huyết lốm đốm như ban đỏ. Lúc đó chúng ta bị mắc bệnh viêm dạ dày

Còn ung thư dạ dày là khối u ác tính xuất phát từ lớp áo phủ bên trong dạ dày.

Quá trình viêm dạ dày diễn tiến chậm qua nhiều năm, qua nhiều giai đoạn trung gian với sự biến đổi tế bào của lớp áo phủ bên trong dạ dày trước khi hình thành ung thư dạ dày. Ảnh minh họa
 

Quá trình viêm dạ dày diễn tiến chậm qua nhiều năm, qua nhiều giai đoạn trung gian với sự biến đổi tế bào của lớp áo phủ bên trong dạ dày trước khi hình thành ung thư dạ dày. Ảnh minh họa.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Dạ dày gồm: Tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị, thành trước dạ dày trước, thân sau, bờ cong vị bé, bờ cong vị lớn, động mạch, bạch huyết của dạ dày, các nốt bạch huyết dạ dày nằm dọc theo bờ cong vị bé, các nốt bạch huyết vị - mạc nối nằm dọc vòng mạch bờ cong vị lớn. Các nốt bạch huyết tuỵ lách nằm ở mạc nối vị lách.

Dạ dày vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn.

Đau dạ dày là tình trạng bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không thực sự bị tổn thương mà chỉ có rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày.

Đau dạ dày có thể xuất hiện tại vùng thượng vị ở chính giữa bụng, cũng có thể lệch sang bên trái hoặc bên phải, đau có thể lan ra sau lưng. Đau có thể gặp khi đói hoặc về ban đêm, cũng có thể đau sau khi ăn làm người bệnh cảm giác tức nặng, ấm ách không ăn được nhiều.

Đau dạ dày là tình trạng người bệnh gặp phải các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng bụng trên do rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày hoặc do dạ dày bị tổn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, hoặc các bệnh lý tiêu hóa.

Những yếu tố khiến viêm loét dạ dày chuyển biến thành ung thư

Đây là một loạt sự phối hợp của nhiều yếu tố cùng tác động, trong đó vai trò của nhiễm vi trùng Helicobacter Pylori trong dạ dày là chính yếu. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác phối hợp như:

1. Chế độ ăn nhiều muối (rau muối, cá muối, các loại thịt hun khói), nhiều chất nitrate (có nhiều trong các loại thịt nguội), nhiều thức ăn khét cháy đen.

2. Hút thuốc lá và ngửi khói thuốc lá. Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến vùng niêm mạc dạ dày và ngăn cản không cho dạ dày bài tiết ra chất nhầy. Ở những người bị viêm loét dạ dày tá tràng thì chất nicotin có trong khói thuốc lá khi được hít vào trong sẽ kích thích sản sinh nhiều chất cortisol - tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu như người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP.

3. Yếu tố di truyền: Trong gia đình, bà con ruột thịt có người đã từng bị ung thư dạ dày.

4. Đã phẫu thuật cắt bỏ 1 phần dạ dày trước đó làm thay đổi độ pH bình thường trong dạ dày có thể dẫn đến ung thư về sau.

5. Béo phì, nhất là béo bụng làm cho dễ bị ung thư vùng nối dạ dày - thực quản.

Đau dạ dày là tình trạng người bệnh gặp phải các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng bụng trên do rối loạn vận động của dạ dày và nhiều nguyên nhân khác.

Đau dạ dày là tình trạng người bệnh gặp phải các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng bụng trên do rối loạn vận động của dạ dày và nhiều nguyên nhân khác.

Lời khuyên của thầy thuốc

  • Nên đi khám bệnh và nội soi khi có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thoáng qua như ăn không ngon, đầy bụng đặc biệt là khi đã bước vào lứa tuổi 40, nhất là trong gia đình có người đã từng bị viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày.
  • Điều trị triệt để nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Tránh ăn các thức ăn nhiều muối hoặc ăn quá nhiều các loại jambon, giò chả, thịt nguội.
  • Ăn nhiều các loại rau xanh, thực phẩm nhiều vitamin C như cà chua, cam, bưởi...
  • Những bệnh nhân đã được chẩn đoán teo niêm mạc dạ dày dù nhẹ cũng nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để có chế độ điều trị và theo dõi thích hợp nhằm tránh diễn tiến nặng hơn. Đặc biệt, những người bệnh teo niêm mạc dạ dày độ nặng cần được nội soi dạ dày kiểm tra định kỳ mỗi 1-2 năm để phát hiện sớm những tổn thương tiền ung thư dạ dày.
BS. Nguyễn Xuân Tùng
(PS st theo SK&ĐS)
tin tức liên quan