Đái tháo đường là một tình trạng sức khỏe trong đó cơ thể sản xuất không đủ insulin - chất giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tạo ra, rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.
Ở những người đái tháo đường, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (bệnh đái tháo đường type 1) hoặc cơ thể kháng lại tác dụng của insulin (bệnh đái tháo đường type 2), dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát đường trong máu :
1. Ăn bữa sáng lành mạnh giúp giảm đường máu
Ăn sáng lành mạnh rất quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị đái tháo đường. Bữa sáng tốt có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định trong suốt cả ngày.
Bữa sáng thân thiện với bệnh nhân tiểu đường nên chứa nguồn protein nạc, carbohydrate phức hợp và nguồn chất béo lành mạnh. Cả ba đều giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ, do đó, bất kỳ sự gia tăng lượng đường nào sau bữa ăn đều chậm hơn và được kiểm soát. Điều này giúp ổn định lượng đường trong máu trong suốt cả ngày.
Bữa sáng thân thiện với bệnh nhân tiểu đường nên chứa nguồn protein nạc và nguồn chất béo lành mạnh.
2. Uống đủ nước
Lượng đường trong máu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mất nước, đây là nguy cơ đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, một trong những cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến vào buổi sáng là uống đủ nước, giúp ngăn ngừa mất nước cho cơ thể và hỗ trợ chức năng thận tốt hơn.
Nước giúp thận đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi máu. Một nghiên cứu cho thấy, những người uống nhiều nước hơn sẽ giảm nguy cơ phát triển lượng đường trong máu cao.
Nước không chứa carbohydrate hoặc calo nên đây là thức uống hoàn hảo cho những người bị tiểu đường. Tránh dùng đồ uống có đường (sẽ làm tăng lượng đường trong máu).
Hoạt động thể chất có thể giúp bạn kiểm soát tác động của bệnh tiểu đường loại 2. Tập thể dục thường xuyên có thể:
- Giảm lượng đường trong máu: Thói quen tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu theo thời gian.
- Giúp tế bào phản ứng tốt hơn với insulin: Tập thể dục giúp cải thiện độ nhạy insulin, cho phép tế bào sử dụng hormone hiệu quả hơn.
- Góp phần đạt và duy trì cân nặng khỏe mạnh: Tập thể dục cường độ vừa phải có thể giúp bạn được và duy trì mức cân nặng khỏe mạnh, từ đó có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.
Theo dõi/ kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm…
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ. Tập luyện thể thao có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch này.
- Duy trì sức mạnh cơ bắp: Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây giảm khối lượng cơ và sức mạnh cơ bắp. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn duy trì sức mạnh cơ bắp.
4. Ngủ 7- 8 tiếng mỗi ngày
Ngủ đủ giấc không chỉ quan trọng để duy trì mức năng lượng mà còn rất quan trọng đối với việc điều chỉnh hormone, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Người bệnh đái tháo đường cố gắng ngủ liên tục 7- 8 tiếng mỗi đêm để hỗ trợ chức năng trao đổi chất tối ưu và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
5. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên
Đối với người bệnh đái tháo đường, cần phải liên tục theo dõi lượng đường trong máu. Điều này rất quan trọng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là vào buổi sáng.