Câu hỏi thường gặp liên quan đến vôi hóa cột sống

Ngày đăng: 06:53 04/09/2024 Lượt xem: 6

Câu hỏi thường gặp liên quan đến vôi hóa cột sống

04-09-2024 06:04 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Vôi hóa cột sống là tình trạng lắng đọng canxi ở các cột sống, thường là do cột sống bị suy giảm chức năng tự nhiên.

Dù vậy, vẫn có những trường hợp vôi hóa cột sống ở người trẻ do sai tư thế, tạo áp lực quá mức lên cột sống, làm việc nặng với cường độ cao. Bệnh gây ra những cản trở nhất định trong cuộc sống hàng ngày, nhất là hoạt động di chuyển vì cột sống đóng vai trò chịu trọng lượng cơ thể và giữ thăng bằng cho người ở tư thế thẳng.

1. Đông y có chữa được vôi hóa cột sống?

Hầu hết các bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống đều mang lại tác dụng chậm nhưng an toàn. Nếu sử dụng kiên trì trong một thời gian dài, người bệnh có thể thấy được sự thuyên giảm của các triệu chứng bệnh mà không cần dùng đến các thuốc tây y khác.

Vôi hóa cột sống là tình trạng lắng đọng canxi ở các cột sống, thường là do cột sống bị suy giảm chức năng tự nhiên.
 

Vôi hóa cột sống là tình trạng lắng đọng canxi ở các cột sống, thường là do cột sống bị suy giảm chức năng tự nhiên.

Lưu ý, khi dùng các bài thuốc đông y chữa vôi hóa cột sống, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp… Ngoài ra có thể áp dụng thêm các biện pháp khác như: Xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt và chườm ngoài lên vùng cột sống bị đau, co cứng.

 

Các bài thuốc có thể tham khảo:

- Ngải cứu mật ong. Ngải cứu tươi: 100gMật ong nguyên chất: 2 thìa cà phêDùng nước ép ngải cứu trộn với 2 thìa mật ong nguyên chất, uống trong ngày.

- Cỏ xước. Cỏ xước khô, dùng cả thân, rễ, lá: 150gNước lọc: 3 bát conĐem sắc cỏ với nước cho đến khi cô đặc lại chỉ còn khoảng 1/2 lượng nước. Uống hằng ngày.

- Lá lốt ngâm rượu. Lá lốt tươi (bao gồm cả phần rễ, thân và lá): 500gRượu 40oC: 2 lítRửa sạch toàn bộ lá lốt, để ráo nước rồi cho vào ngâm rượu. Sau khoảng 30 ngày, lấy rượu lá lốt ra xoa bóp phần cột sống bị tổn thương hoặc các vùng bị đau khác.

Ngoài ra, người đau xương khớp nên thường xuyên sử dụng lá lốt trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không nên dùng nhiều cho người bị nóng trong, táo bón…

- Rượu quả nhàu. Quả nhàu (khô): 500g. Rượu trắng: 2 lítĐem quả nhàu khô ngâm rượu trong khoảng 2-3 tuần. Mỗi ngày dùng khoảng 2 chén nhỏ.

- Lưu ý: Không dùng rượu nhàu với những người tiền sử cao huyết áp, người đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp.

2. Xử trí vôi hóa cột sống

Việc xử trí vôi hoá cột sống tùy thuộc vào vị trí xuất hiện gai và gai xương có gây nên đau đớn hay không. Nếu gai xương không gây đau, người bệnh có thể không cần phải điều trị. Đối với các trường hợp vôi hóa cột sống gây đau đớn và hạn chế vận động, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải do bệnh vôi hóa cột sống.

Các phương pháp điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả phải đáp ứng mục tiêu là làm thuyên giảm đau đớn cũng như các triệu chứng khác, đồng thời ngăn ngừa tiến triển xấu đi của bệnh. 

Hiện nay, các cách điều trị vôi hóa cột sống bao gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm không có steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac… Đồng thời, kết hợp chườm nước đá và nghỉ ngơi để giảm đau và giảm sưng viêm.
  • Một số trường hợp các gai cột sống đã mọc dài và đâm vào một số dây thần kinh hay mô mềm gây ra những cơn đau lưng dữ dội, thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau ở cơ bắp.
  • Vật lý liệu pháp cũng giúp hỗ trợ quá trình điều trị vôi hóa cột sống đạt được những chuyển biến tích cực. Các thủ thuật xoa bóp, châm cứu, tập vận động, tập các bài yoga phù hợp… sẽ giúp giảm đau nhức và các ảnh hưởng khác của vôi hóa cột sống.
  • Thủy liệu pháp: Hay còn được gọi là liệu pháp hồ bơi hoặc trị liệu thủy sinh, là một dạng trị liệu được điều trị trong nước. Sử dụng nước để làm giảm áp lực lên cột sống và giúp bệnh nhân thực hiện các hoạt động một cách dễ dàng hơn, từ đó cải thiện đau đớn, cứng khớp do vôi hóa cột sống.

3. Cách xử trí vôi hóa cột sống tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng

Đối với người bệnh vôi hoá cột sống, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp bạn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh từ đó chống lại bệnh tật nói chung và các bệnh lý về xương khớp nói riêng.

Bạn cần thực hiện:

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi. Một số loại thực phẩm giàu canxi có thể để đến như: Hải sản, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt dinh dưỡng, rau xanh đậm…
  • Bổ sung thực phẩm giàu protein như: Thịt lợn, thịt gia cầm, thịt bò…
  • Thực phẩm giúp bổ sung collagen. Theo thời gian, collagen sẽ dần mất đi cùng với sự lão hoá tự nhiên của cơ thể. Một số thực phẩm bổ sung collagen hoặc tốt cho quá trình sản sinh collagen, người mắc các bệnh lý về xương khớp có thể kể đến như: Ngũ cốc nguyên hạt, hạt đậu nành, các ngừ, trái cây có múi, rau củ có màu đỏ, hành tây, tỏi tây…
  • Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Các loại rau xanh được coi là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin lý tưởng, giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Đặc biệt là cà rốt - thực phẩm giàu vitamin A và E giúp bảo vệ bao khớp và đầu xương.

Bên cạnh đó, người bệnh vôi hoá cột sống cũng nên kiêng:

  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng vôi hoá cột sống.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường hoặc muối, bởi thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của vôi hoá cột sống, còn thực phẩm chứa nhiều đường lại gây thừa cân béo phì, từ đó tạo áp lực cho xương khớp.
  • Rượu bia và nước có ga.

4. Vôi hóa cột sống có chữa khỏi được không?

Tùy vào tình trạng của mỗi người cũng như điều kiện sức khỏe mà bệnh có thể chữa khỏi hay không. Dù vậy, hầu hết các ca vôi hóa cột sống đều có thể điều trị dứt điểm và phục hồi chức năng cột sống tốt nếu được điều trị kịp thời, đúng cách.

Người có cột sống bị vôi hóa nếu không phải là biến chứng do những bệnh lý mạn tính khác, có thể điều trị bằng tập luyện và vật lý trị liệu. Rất hiếm những trường hợp bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Ảnh minh hoạ

Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Ảnh minh hoạ

5. Chi phí điều trị vôi hóa cột sống

Thông thường phí khám cho cột sống lưng giao động từ 100.000 – 500.000 đồng/lần khám. Những tư thế chụp X-quang cột sống thắt lưng thường áp dụng là: Chụp X-quang cột sống thắt lưng thẳng, thẳng nghiêng, chụp chếch hai bên,... Chi phí chụp các tư thế khác nhau thường không có nhiều chênh lệch, giao động trên dưới 100.000 đồng/lần.

Bảng giá chụp X-quang cột sống thắt lưng chủ yếu thay đổi do bạn lựa chọn các bệnh viện tư, phòng khám tư hoặc đăng ký khám theo yêu cầu, khám dịch vụ thì chi phí sẽ cao hơn.

Chi phí mổ cột sống lưng không có sự giống nhau về con số ở tất cả cơ sở y tế bởi điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phương pháp điều trị, hình thức áp dụng mổ là mổ nội soi và mổ hở, trong đó:

+ Mổ hở: Thường dao động trong khoảng 20 - 25 triệu đồng.

+ Mổ nội soi: Dao động trong khoảng 30 - 45 triệu đồng.

BS. Nguyễn Tú
(PS st theo SK&ĐS)
tin tức liên quan