Yếu tố nguy cơ dễ bị đột quỵ mùa lạnh

Ngày đăng: 09:25 19/12/2024 Lượt xem: 10

Yếu tố nguy cơ dễ bị đột quỵ mùa lạnh

17-12-2024 14:00 | Y học 360

SKĐS - Nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều này có thể là do nhiệt độ giảm làm thay đổi huyết áp và tình trạng đông máu trong cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ mùa lạnh

Môi trường lạnh khiến cho các mạch máu co lại, có thể làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ xuất huyết não. Máu cũng có xu hướng đặc và dính hơn khi thời tiết lạnh, điều này làm cho cục máu đông dễ xuất hiện hơn, gây ra đột quỵ thiếu máu cục bộ.

Nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ảnh minh họa
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ảnh minh họa

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ vào mùa lạnh:

  • Thực phẩm: Mùa lạnh làm chúng ta có xu hướng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu năng lượng, bao gồm các loại thực phẩm nhiều chất béo, giàu calo. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị đột quỵ mùa lạnh.
  • Viêm nhiễm: Mùa lạnh thường liên quan đến tăng số ca nhiễm viêm phổi và cảm cúm. Các bệnh này có thể gây viêm, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Thiếu ánh nắng mặt trời, thiếu hoạt động thể chất, trầm cảm theo mùa cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Các bệnh nhiễm trùng có xu hướng gia tăng trong những tháng lạnh.
  • Béo phì: Trong thời tiết lạnh, chúng ta thường ít vận động hơn, dẫn đến tăng trọng lượng, tăng nguy cơ béo phì.
  • Bệnh lý nền: Những người có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch có nguy cơ cao hơn trong mùa lạnh.
  • Stress và mất ngủ: Căng thẳng và mất ngủ trong mùa đông (do ít ánh sáng tự nhiên) làm tăng nguy cơ co thắt mạch máu.

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ

  • Người bệnh có dấu hiệu chảy xệ một bên gương mặt, mí mắt sụp xuống, 2 bên mặt mất cân đối, méo lệch qua 1 bên.
  • Tê liệt một bên tay hoặc một bên cơ thể, không thể cùng lúc nâng hai tay lên qua cao khỏi đầu, nâng thẳng tay. Một số trường hợp người bệnh có thể nâng hai tay nhưng sau đó một tay rơi xuống ngay lập tức.
  • Người bệnh nói lắp, nói khó hiểu, khó nói hết một câu hoàn chỉnh.
  • Mệt mỏi không có lý do, da nhợt nhạt, khả năng tập trung kém.
  • Mất trí nhớ tạm thời: Quên các sự kiện có tính chất gần hoặc các thông tin quan trọng. Khó khăn trong việc nhớ lại tên người quen hoặc địa điểm, không chắc chắn về thời gian và địa điểm.
  • Thị lực bị giảm sút: Mắt nhìn mờ hoặc không nhìn được. Tầm nhìn kém hơn bình thường.
Môi trường lạnh khiến cho các mạch máu co lại, có thể làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ xuất huyết não.
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Môi trường lạnh khiến cho các mạch máu co lại, có thể làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ xuất huyết não.

Kiểm soát và phòng tránh đột quỵ

Bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Khi thấy đau đầu, nên đo huyết áp ngay, bởi có thể huyết áp đột ngột tăng cao mà không biết.
  • Thực hiện chế độ giảm muối.
  • Hạn chế stress và uống thuốc điều độ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm soát đường huyết ổn định. Những người gặp phải vấn đề đường huyết cao không chỉ gây ra bệnh tiểu đường mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
  • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để phát hiện các bất thường sức khỏe sớm nhất có thể.
  • Lựa chọn thực phẩm an toàn, lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, nên bổ sung những loại rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu kali. hạn chế ăn mặn, ngọt, thực phẩm nhiều cholesterol, các loại thịt đỏ.
  • Bổ sung nước hàng ngày ít nhất 2 lít.
  • Nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày để giúp thành mạch máu được co giãn. Thực hiện các phương pháp như yoga, thiền hoặc tham gia các hoạt động giải trí yêu thích để thư giãn, giảm stress, giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Hạn chế thức khuya, uống cafe và làm việc căng thẳng.

Bs Vũ Khánh
(PS st theo SK&ĐS)


tin tức liên quan