World Cup 2018
NỖI LÒNG CHÂU PHI
CTV- Đại tá Hoàng Văn Kính
Kể từ World Cúp 1986 tại Mexico đến nay, chưa một kì World Cúp nào vắng mặt đại diện của bóng đá châu Phi ở vòng nốc ao. Nhưng đến World Cup lần này, sau vòng bảng không còn thấy bóng dáng đội tuyển nào của lục địa đen.
Đến nước Nga lần này, bóng đá châu Phi có 5 đại diện ưu tú nhất đó là: Moccoro, Nigieria, Senegal, Ai Cập và Tunisia. Cả 5 đội bóng đã thi đấu rất nỗ lực, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về một nền tảng thể lực sung mãn, kĩ thuật cá nhân khéo léo và một ý chí thi đấu quật cường trong lòng người hâm mộ. Thế nhưng rất đáng tiếc, sau vòng loại cả 5 đội đã phải ngậm ngùi chía tay World Cup.
4 năm qua, từ sau World Cup 2014 đến nay chẳng lẽ bóng đá châu Phi lại thụt lùi thậm tệ đến như vậy sao? Xem lại những trận đấu ở vòng bảng mới thấy sự thật hoàn toàn khác. Chính các vị trọng tài, những người cầm cân nẩy mực trên sân không hiểu vì lí do gì mặc dù đã được trợ lí công nghệ VAR hỗ trợ vẫn khước từ cơ hội ghi bàn mười mươi của họ. Đồng nghĩa với việc đã cướp đi chiến thắng của họ.
Lần đầu tiên công nghệ VAR được đưa vào sử dụng với kì vọng sẽ mang lại công lí cho trái bóng tròn khi các trọng tài được xem lại tức thì diễn biến của trận đấu trước đó để có tiếng còi chính xác, công tâm. Thực tế VAR đã phát huy hiệu quả tích cực, không có nó nhiều đội bóng đã bị thua một cách oan uổng.
VAR không phán sử, mà chỉ cung cấp cho trọng tài những dữ liệu trung thực, khách quan nhất, còn mọi quyết định trên sân thuộc quyền ông trọng tài.
Và nghịch lí đã xẩy ra với không ít các đội bóng, trong đó các đội bóng châu Phi phải chịu phần thiệt thòi hơn cả.
Ở trận đấu với đội tuyển Bồ Đào Nha. Marốc ra quân với đầy quyết tâm, đã cống hiến một thứ bóng đá đẹp mắt lấy tấn công là chủ đạo nhưng lại phải chịu thất bại cay đắng, dừng bước sau 2 trận đấu để lại niềm tiếc nuối trong lòng khan giả. Ở trận này các cầu thủ châu Phi đã chơi lấn lướt, làm chủ thế trận, đẩy đối phương vào thế phòng ngự bị động, nhưng kết cục họ đành phải ngậm ngùi ra về.
Trong trận đấu này, tiền đạo của họ ít nhất đã 2 lần bị đối phương đốn ngã trong vòng cấm và 1 lần hậu vệ đội bạn để bóng chạm tay trong khu vực này. Cầu thủ và ban huấn luyện Marốc đã ra hiệu yêu cầu trọng tài sử dung VAR, nhưng đã không một lần nào ông trọng tài này quan tâm đến điều đó. Mặc dù những đoạn băng hình quay lại cho thấy Marốc xứng đáng được hưởng hơn 1 quả 11m từ các tình huống phạm lỗi trên của các tuyển thủ Bồ Đào Nha.
Trong trận Nigieria gặp Acgentina, bóng đã chạm tay trung vệ Rojo trong vòng cấm rõ ràng mười mươi. Nhưng dù đã xem đi, xem lại nhiều lần công nghệ VAR, ông trọng tài người Thổ Nhĩ Kì Carki vẫn xua tay từ chối 1 quả phạt đền cho Nigieria trong sự bức xúc, giận giữ của hàng triệu người hâm mộ, trừ người Achentina. Messi và cả đội tuyển của anh ta đã được ông trọng tài cứu sống một cách ngoạn mục.
Đến lúc này, lục địa đen chỉ còn lại niềm hy vọng cuối cùng là Senegal. Nhưng cuối cùng họ cũng phải dừng bước một cách tức tươi mà không biết kêu ai.
Trong trận cầu sinh tử với Colombia, Sadio Mane đã bị Sanchez đốn ngã trong vùng cấm. Ngay cả khi đã xem VAR, trọng tài chính vẫn phớt lờ lỗi của tuyển thủ đội bóng Nam Mĩ. Không có quả 11m nào cho Senegal.
Công bằng mà nói châu Phi phải có từ 1-2 đội lọt vào vòng trong. Họ không phải là những đội bóng kém cỏi. Những đại diện ưu tú của lục địa đen đã có những màn trình diễn đầy hấp dẫn, cống hiến một thứ bóng đá đẳng cấp, thi đấu nghiêng ngửa trước các đội bóng được coi là mạnh nhất, nhưng đã phải ôm hận dừng bước theo cái cách đầy nghiệt ngã như vậy.
Mặc dù phải ra về sớm nhưng bóng đá châu Phi hoàn toàn có thể kiêu hãnh, ngẩng cao đầu.
Công nghệ VAR không có lỗi. Có lẽ FIFA cần phải có những Acgentina, Bồ Đào Nha…, Cần phải có những Ronalđo, Mesi… thi đấu ở vòng trong.
Chẳng lẽ những lỗi lầm như thế của các trong tài cũng là một phần của bóng đá, cũng làm nên cái hay, cái đẹp của bóng đá?
Ôi bóng đá, sao mà nghiệt ngã thế!.