Làm việc từ 4h sáng, trưa không được nghỉ, mặt trái của bác sĩ bệnh viện công
Làm việc từ 4h sáng, trưa không được nghỉ, mặt trái của bác sĩ bệnh viện công
Nguồn:Báo Điện tử InfoNet
Bác sĩ làm việc từ 4h sáng, làm việc không có nghỉ trưa, làm việc chẳng khác gì cái máy và sẵn sàng bị khiếu kiện bất cứ lúc nào… đây là những mặt trái của bác sĩ bệnh viện công.
Xung quanh câu chuyện bác sĩ và những mặt chìm trong môi trường bệnh viện công lập, nhiều người cho rằng đây mới là nguyên nhân khiến nhiều bác sĩ thích nhảy ra làm tư nhân.
PGS TS Nguyễn Hoài Nam - Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP. Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ của mình về “nỗi khổ” của thầy thuốc bệnh viện công lập.
Bác sĩ chưa được coi trọng
Có một chuyên gia về Y tế của Thế giới nói với chúng tôi: “Một cơ sở Y tế muốn phát triển tốt, thực hiện đúng và nay đủ chức năng của ngành Y tế thì cơ sở Y tế đó phải luôn coi trọng bệnh nhân như là thượng đế của bệnh viện và Giám đốc cơ sở Y tế phải coi người thầy thuốc như thượng khách của mình”.
Trong thực tế, đã có nhiều bài báo, nhiều hội thảo hội nghị nói về vấn đề bệnh nhân là thượng đế của bệnh viện và cũng có rất nhiều cơ sở y tế đã làm rất tốt việc này. Còn vế thứ hai, thật sự chúng ta chưa quan tâm đến. Với một thói quen ban phát từ thời bao cấp. Rất nhiều bệnh viện không coi người thầy thuốc là thượng khách của mình, là những người phải nói là rất quan trọng tạo thành thương hiệu, thành tích của bệnh viện và của chính giám đốc bệnh viện nữa.
Phòng ốc để làm việc chuyên môn, tiếp bệnh nhân thì không có vì tất cả đều đưa vào làm buồng bệnh nhằm giải quyết tình trạng quá tải. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, nay chỉ là giải pháp tình thế. Muốn giải quyết tốt tình trạng quá tải cần phải có một chính sách đồng bộ giữa các cơ sở Y tế với nhau kể cả với các cơ sở Y tế tư nhân nhằm chia sẻ bệnh nhân, giải quyết nhanh bệnh nhân, giảm thời gian nằm bệnh tăng hiệu suất sử dụng giường bệnh hơn là tăng số lượng giường bệnh mà mục đích chính là tranh thủ nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của nhà nước v.v…
Việc không có phòng làm việc với những tiện nghi tối thiểu đưa đến việc không tiếp xúc được thường xuyên với bệnh nhân và thân nhân. Chính vì vậy mọi thỏa thuận điều trị, giải thích về bệnh tật, những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình chẩn đoán và điều trị đều không được thân nhân bệnh nhân và bệnh nhân nhận thức một cách rõ ràng. Cùng với sự đồng cảm của người thầy thuốc với nỗi đau của bệnh nhân, sự thông cảm của bệnh nhân thân nhân bệnh nhân với nỗi vất vả đầy trách nhiệm của người thầy thuốc chưa được liên tục và thường xuyên. Chính vì vậy sẽ xảy những sự hiểu lầm và việc khiếu kiện xảy ra là đương nhiên. Mặc dù có những việc thật sự không có gì mà phải ầm ĩ.
Trên đây chỉ là một trong muôn ngàn ví dụ về việc người thầy thuốc chưa được coi như là thượng khác của người quản lý. Trong thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp người thầy thuốc bị coi như một dạng lao động phổ thông, thiếu hẳn sự tôn trọng của người lãnh đạo. Điều này rất khó làm cho bệnh nhân hay thân nhân bệnh nhân coi trọng người thầy thuốc. Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả khám và chữa bệnh.
Thầy thuốc đâu phải cái máy?
Ở một số đơn vị y tế, do áp lực khám chữa bệnh của người dân, do áp lực của thị trường khám và chữa bệnh, do quản lý yếu kém không tìm ra giải pháp thích hợp để giả quyết tình trạng quá tải và cũng một phần do bệnh thành tích. Bệnh viện đã yêu cầu thầy thuốc làm việc quá sức, trái với quy định về luật lao động như: khám bệnh từ 4 giờ sáng, không nghỉ trưa v.v…và có khá nhiều cơ sở khác cũng đã làm theo như vậy. Thật ra chắc chỉ có ở Việt Nam và các nước đang trong tình trạng chiến tranh mới có kiểu làm việc ấy. Theo quan niệm của chúng tôi làm việc kiểu này chỉ làm giảm đi hiệu quả đích thực của việc khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
Theo thông lệ từ bao đời nay, nếu bệnh nhân nặng, có nhu cầu phải cấp cứu thì nên vào khoa cấp cứu, ở đó có tổ chức làm việc liên tục 3 ca 4 kíp bảo đảm liên tục 24 giờ đều có người thầy thuốc đủ trình độ, đủ sức khỏe và nhất là đủ tỉnh táo minh mẫn để giúp bệnh nhân qua cơn hoạn nạn. Còn những bệnh nhân không có vấn đề gì cấp cứu nên chuẩn bị đề đi khám bệnh theo phương cách thông thường, để nhân viên y tế chuẩn bị đủ hồ sơ, khám kỹ và làm đủ các xét nghiệm nhằm nân cao chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân.
Tất cả các nước trên thế giới đều làm như vậy, đây không phải là vấn đề sáng tạo mà là một điều bất thường trong quản lý. Ngoài ra, về phương diện y học việc khám bệnh quá sớm như vậy, thực chất sẽ cho một chất lượng không bảo đảm.
Vì các hằng số sinh lý của bệnh nhân sẽ bị đảo lộn, chu kỳ sinh học của thầy thuốc bị xáo trộn do đó dẫn đến khả năng phán đoán, tư duy và mức độ chính xác trong thao tác bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thực tế thầy thuốc không phải là một cái máy đã được lập trình mà họ cũng là con người, một con người nhậy cảm. Mặt khác, những hành động chiều bệnh nhân quá mức như vậy phần nào đã tập cho mọi người một thói quen xấu không phù hợp với phong cách khám và đi khám bệnh hiện đại.
Xung quanh câu chuyện bác sĩ và những mặt chìm trong môi trường bệnh viện công lập, nhiều người cho rằng đây mới là nguyên nhân khiến nhiều bác sĩ thích nhảy ra làm tư nhân.
PGS TS Nguyễn Hoài Nam - Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP. Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ của mình về “nỗi khổ” của thầy thuốc bệnh viện công lập.
Bác sĩ chưa được coi trọng
Có một chuyên gia về Y tế của Thế giới nói với chúng tôi: “Một cơ sở Y tế muốn phát triển tốt, thực hiện đúng và nay đủ chức năng của ngành Y tế thì cơ sở Y tế đó phải luôn coi trọng bệnh nhân như là thượng đế của bệnh viện và Giám đốc cơ sở Y tế phải coi người thầy thuốc như thượng khách của mình”.
Trong thực tế, đã có nhiều bài báo, nhiều hội thảo hội nghị nói về vấn đề bệnh nhân là thượng đế của bệnh viện và cũng có rất nhiều cơ sở y tế đã làm rất tốt việc này. Còn vế thứ hai, thật sự chúng ta chưa quan tâm đến. Với một thói quen ban phát từ thời bao cấp. Rất nhiều bệnh viện không coi người thầy thuốc là thượng khách của mình, là những người phải nói là rất quan trọng tạo thành thương hiệu, thành tích của bệnh viện và của chính giám đốc bệnh viện nữa.
Phòng ốc để làm việc chuyên môn, tiếp bệnh nhân thì không có vì tất cả đều đưa vào làm buồng bệnh nhằm giải quyết tình trạng quá tải. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, nay chỉ là giải pháp tình thế. Muốn giải quyết tốt tình trạng quá tải cần phải có một chính sách đồng bộ giữa các cơ sở Y tế với nhau kể cả với các cơ sở Y tế tư nhân nhằm chia sẻ bệnh nhân, giải quyết nhanh bệnh nhân, giảm thời gian nằm bệnh tăng hiệu suất sử dụng giường bệnh hơn là tăng số lượng giường bệnh mà mục đích chính là tranh thủ nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của nhà nước v.v…
Việc không có phòng làm việc với những tiện nghi tối thiểu đưa đến việc không tiếp xúc được thường xuyên với bệnh nhân và thân nhân. Chính vì vậy mọi thỏa thuận điều trị, giải thích về bệnh tật, những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình chẩn đoán và điều trị đều không được thân nhân bệnh nhân và bệnh nhân nhận thức một cách rõ ràng. Cùng với sự đồng cảm của người thầy thuốc với nỗi đau của bệnh nhân, sự thông cảm của bệnh nhân thân nhân bệnh nhân với nỗi vất vả đầy trách nhiệm của người thầy thuốc chưa được liên tục và thường xuyên. Chính vì vậy sẽ xảy những sự hiểu lầm và việc khiếu kiện xảy ra là đương nhiên. Mặc dù có những việc thật sự không có gì mà phải ầm ĩ.
Trên đây chỉ là một trong muôn ngàn ví dụ về việc người thầy thuốc chưa được coi như là thượng khác của người quản lý. Trong thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp người thầy thuốc bị coi như một dạng lao động phổ thông, thiếu hẳn sự tôn trọng của người lãnh đạo. Điều này rất khó làm cho bệnh nhân hay thân nhân bệnh nhân coi trọng người thầy thuốc. Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả khám và chữa bệnh.
Thầy thuốc đâu phải cái máy?
Ở một số đơn vị y tế, do áp lực khám chữa bệnh của người dân, do áp lực của thị trường khám và chữa bệnh, do quản lý yếu kém không tìm ra giải pháp thích hợp để giả quyết tình trạng quá tải và cũng một phần do bệnh thành tích. Bệnh viện đã yêu cầu thầy thuốc làm việc quá sức, trái với quy định về luật lao động như: khám bệnh từ 4 giờ sáng, không nghỉ trưa v.v…và có khá nhiều cơ sở khác cũng đã làm theo như vậy. Thật ra chắc chỉ có ở Việt Nam và các nước đang trong tình trạng chiến tranh mới có kiểu làm việc ấy. Theo quan niệm của chúng tôi làm việc kiểu này chỉ làm giảm đi hiệu quả đích thực của việc khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
Theo thông lệ từ bao đời nay, nếu bệnh nhân nặng, có nhu cầu phải cấp cứu thì nên vào khoa cấp cứu, ở đó có tổ chức làm việc liên tục 3 ca 4 kíp bảo đảm liên tục 24 giờ đều có người thầy thuốc đủ trình độ, đủ sức khỏe và nhất là đủ tỉnh táo minh mẫn để giúp bệnh nhân qua cơn hoạn nạn. Còn những bệnh nhân không có vấn đề gì cấp cứu nên chuẩn bị đề đi khám bệnh theo phương cách thông thường, để nhân viên y tế chuẩn bị đủ hồ sơ, khám kỹ và làm đủ các xét nghiệm nhằm nân cao chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân.
Tất cả các nước trên thế giới đều làm như vậy, đây không phải là vấn đề sáng tạo mà là một điều bất thường trong quản lý. Ngoài ra, về phương diện y học việc khám bệnh quá sớm như vậy, thực chất sẽ cho một chất lượng không bảo đảm.
Vì các hằng số sinh lý của bệnh nhân sẽ bị đảo lộn, chu kỳ sinh học của thầy thuốc bị xáo trộn do đó dẫn đến khả năng phán đoán, tư duy và mức độ chính xác trong thao tác bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thực tế thầy thuốc không phải là một cái máy đã được lập trình mà họ cũng là con người, một con người nhậy cảm. Mặt khác, những hành động chiều bệnh nhân quá mức như vậy phần nào đã tập cho mọi người một thói quen xấu không phù hợp với phong cách khám và đi khám bệnh hiện đại.
Xung quanh câu chuyện bác sĩ và những mặt chìm trong môi trường bệnh viện công lập, nhiều người cho rằng đây mới là nguyên nhân khiến nhiều bác sĩ thích nhảy ra làm tư nhân.
PGS TS Nguyễn Hoài Nam - Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP. Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ của mình về “nỗi khổ” của thầy thuốc bệnh viện công lập.
Bác sĩ chưa được coi trọng
Có một chuyên gia về Y tế của Thế giới nói với chúng tôi: “Một cơ sở Y tế muốn phát triển tốt, thực hiện đúng và nay đủ chức năng của ngành Y tế thì cơ sở Y tế đó phải luôn coi trọng bệnh nhân như là thượng đế của bệnh viện và Giám đốc cơ sở Y tế phải coi người thầy thuốc như thượng khách của mình”.
Trong thực tế, đã có nhiều bài báo, nhiều hội thảo hội nghị nói về vấn đề bệnh nhân là thượng đế của bệnh viện và cũng có rất nhiều cơ sở y tế đã làm rất tốt việc này. Còn vế thứ hai, thật sự chúng ta chưa quan tâm đến. Với một thói quen ban phát từ thời bao cấp. Rất nhiều bệnh viện không coi người thầy thuốc là thượng khách của mình, là những người phải nói là rất quan trọng tạo thành thương hiệu, thành tích của bệnh viện và của chính giám đốc bệnh viện nữa.
Phòng ốc để làm việc chuyên môn, tiếp bệnh nhân thì không có vì tất cả đều đưa vào làm buồng bệnh nhằm giải quyết tình trạng quá tải. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, nay chỉ là giải pháp tình thế. Muốn giải quyết tốt tình trạng quá tải cần phải có một chính sách đồng bộ giữa các cơ sở Y tế với nhau kể cả với các cơ sở Y tế tư nhân nhằm chia sẻ bệnh nhân, giải quyết nhanh bệnh nhân, giảm thời gian nằm bệnh tăng hiệu suất sử dụng giường bệnh hơn là tăng số lượng giường bệnh mà mục đích chính là tranh thủ nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của nhà nước v.v…
Việc không có phòng làm việc với những tiện nghi tối thiểu đưa đến việc không tiếp xúc được thường xuyên với bệnh nhân và thân nhân. Chính vì vậy mọi thỏa thuận điều trị, giải thích về bệnh tật, những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình chẩn đoán và điều trị đều không được thân nhân bệnh nhân và bệnh nhân nhận thức một cách rõ ràng. Cùng với sự đồng cảm của người thầy thuốc với nỗi đau của bệnh nhân, sự thông cảm của bệnh nhân thân nhân bệnh nhân với nỗi vất vả đầy trách nhiệm của người thầy thuốc chưa được liên tục và thường xuyên. Chính vì vậy sẽ xảy những sự hiểu lầm và việc khiếu kiện xảy ra là đương nhiên. Mặc dù có những việc thật sự không có gì mà phải ầm ĩ.
Trên đây chỉ là một trong muôn ngàn ví dụ về việc người thầy thuốc chưa được coi như là thượng khác của người quản lý. Trong thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp người thầy thuốc bị coi như một dạng lao động phổ thông, thiếu hẳn sự tôn trọng của người lãnh đạo. Điều này rất khó làm cho bệnh nhân hay thân nhân bệnh nhân coi trọng người thầy thuốc. Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả khám và chữa bệnh.
Thầy thuốc đâu phải cái máy?
Ở một số đơn vị y tế, do áp lực khám chữa bệnh của người dân, do áp lực của thị trường khám và chữa bệnh, do quản lý yếu kém không tìm ra giải pháp thích hợp để giả quyết tình trạng quá tải và cũng một phần do bệnh thành tích. Bệnh viện đã yêu cầu thầy thuốc làm việc quá sức, trái với quy định về luật lao động như: khám bệnh từ 4 giờ sáng, không nghỉ trưa v.v…và có khá nhiều cơ sở khác cũng đã làm theo như vậy. Thật ra chắc chỉ có ở Việt Nam và các nước đang trong tình trạng chiến tranh mới có kiểu làm việc ấy. Theo quan niệm của chúng tôi làm việc kiểu này chỉ làm giảm đi hiệu quả đích thực của việc khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
Theo thông lệ từ bao đời nay, nếu bệnh nhân nặng, có nhu cầu phải cấp cứu thì nên vào khoa cấp cứu, ở đó có tổ chức làm việc liên tục 3 ca 4 kíp bảo đảm liên tục 24 giờ đều có người thầy thuốc đủ trình độ, đủ sức khỏe và nhất là đủ tỉnh táo minh mẫn để giúp bệnh nhân qua cơn hoạn nạn. Còn những bệnh nhân không có vấn đề gì cấp cứu nên chuẩn bị đề đi khám bệnh theo phương cách thông thường, để nhân viên y tế chuẩn bị đủ hồ sơ, khám kỹ và làm đủ các xét nghiệm nhằm nân cao chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân.
Tất cả các nước trên thế giới đều làm như vậy, đây không phải là vấn đề sáng tạo mà là một điều bất thường trong quản lý. Ngoài ra, về phương diện y học việc khám bệnh quá sớm như vậy, thực chất sẽ cho một chất lượng không bảo đảm.
Vì các hằng số sinh lý của bệnh nhân sẽ bị đảo lộn, chu kỳ sinh học của thầy thuốc bị xáo trộn do đó dẫn đến khả năng phán đoán, tư duy và mức độ chính xác trong thao tác bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thực tế thầy thuốc không phải là một cái máy đã được lập trình mà họ cũng là con người, một con người nhậy cảm. Mặt khác, những hành động chiều bệnh nhân quá mức như vậy phần nào đã tập cho mọi người một thói quen xấu không phù hợp với phong cách khám và đi khám bệnh hiện đại.