nCoV có khả năng đột biến tương đương SARS

Ngày đăng: 07:31 10/03/2020 Lượt xem: 365


             nCoV có khả năng đột biến tương đương SARS

                                                    Nguồn: Báo Điện tử VnExpress

SARS-CoV-2 đột biến tương đương SARS, khả năng đột biến, số lượng người nhiễm mới

 

Nhóm nghiên cứu đứng đầu Tiến sĩ Li Mingyu, nghiên cứu chính thuộc viện Gene, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố kết quả trên tạp chí Clinical Infectious Diseases, Đại học Oxford. Họ đã thực hiện giải trình tự phiên mã quá trình tổng hợp ARN từ dịch rửa phế quản của 8 bệnh nhân nhiễm nCoV (F1), 25 bệnh nhân mắc Covid-19 (F2) và 20 bệnh nhân kiểm tra sức khỏe ở khu cách ly.

ncov co kha nang dot bien tuong duong sars
Độ họa mô phỏng nCoV có khả năng đột biến tương đương SARS. Ảnh: Sina

Cụ thể,nghiên cứu mẫu giải trình phiên mã của 8 trường hợp nhiễm nCoV từ ngày 24/12/2019 đến 9/2/20202 thu thập được 110 trình tự bộ gene, trong đó số lượng mã gene đột biến xảy ra ở vật chủ trong khoảng từ 0 đến 51, số trung vị là 4, cho thấy rằng tốc độ tiến hóa của nCoV tương đối cao.

Nhóm nghiên cứu đã xác định được 84 mã đột biến gene chủ với tần số alen tối thiểu (MAF)  lớn hơn 5%, trong khi MAF có 25 mã đột biến lớn hơn 20%. Tần số alen tối thiểu là tần số tương đối của mỗi alen thuộc một mã gene trong quần thể nhất định, cụ thể là quần thể nCoV.

Nhóm nghiên cứu cho biết, số lượng đột biến trong nCoV không liên quan gì đến số ngày khởi phát hoặc tuổi tác của bệnh nhân. Sự biến thiên trong số lượng đột biến ở vật chủ do nCoV sản sinh có thể được giải thích bằng mức độ lây nhiễm của virus. Mức trung bình các biến thể có tần số lớn hơn hoặc bằng 5% trong vật chủ của nCoV là 4% giúp các nhà khoa học kết luận tốc độ đột biến của nCoV có cùng mức độ với SARS, không khác biệt đáng kể so với tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo trong các nghiên cứu về bệnh do virus Ebola.

Tuy nhiên tỷ lệ đột biến của nCoV vẫn đang được nhóm tìm hiểu thêm, hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy quá trình truyền nhiễm nCoV trong các biến thể vật chủ.

Theo ông Yang Zhanqiu, giám đốc viện Virus học, Đại học Y Vũ Hán cho biết, mặc dù có lo ngại về ảnh hưởng của khả năng thích nghi và phát triển đề kháng của nCoV trong quá trình phát triển vaccine, nhưng đột biến là "hiện tượng phổ biến" ở virus có vật liệu di truyền chính là ARN như nCoV.

Khác với virus có vật liệu di truyền là ADN (như virus gây viêm gan B), virus ARN yếu về tính ổn định, dễ bị lỗi hoặc đột biến trong quá trình sao chép, khi đó cấu trúc chuỗi đơn của ARN được giữ lại nếu xảy ra lỗi. "Quá trình đột biến ở nCoV có thể xác định mối quan hệ giữa các thế hệ virus, mở ra hướng tìm nguồn gốc của căn bệnh Covid-19", Yang cho biết.

( C. H sưu tầm )

tin tức liên quan