10 việc cần nhớ để phòng đột quỵ

Ngày đăng: 08:31 24/12/2020 Lượt xem: 298

                    10 việc cần nhớ để phòng đột quỵ

                                                  Nguồn: Báo Điện tử Sức khỏe & Đời sống

Đột quỵ là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong dẫn đến chết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong cao.  


TS Huỳnh Bá Tản – Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM cho biết ông thường xuyên tiếp nhận các ca cấp cứu đột quỵ. Trong số đó đầu tiên là những người bị thừa cân béo phì, người thường xuyên làm việc đêm hôm, trực gác ca đêm, thức khuya xem phim, mất ngủ kéo dài, căng thẳng, áp lực, lo lắng, biến cố trong cuộc sống.

Môi trường làm việc hoặc nơi sống thiếu Oxy: phòng máy lạnh, chung cư, cao ốc, sân khấu đông người, thường xuyên họp hành, nhà hàng.

Một số trường hợp tăng huyết áp không điều trị thường xuyên hoặc không ổn định. BS Tản cho biết đột quỵ không chừa một ai kể cả người trẻ lẫn người già.

Bệnh tật không ai biết tước được và việc phòng ngừa trước và sẵn sàng để đương đầu với nó sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ và nhất là giúp giảm nhẹ bớt các hậu quả di chứng do đột quỵ gây ra cho bản thân mình cũng như người thân.

BS Tản chia sẻ đột quỵ luôn xảy ra đột ngột, các dấu hiệu nhẹ báo trước thường bị bệnh nhân bỏ qua và các triệu chứng cảnh báo lại ít khi bệnh nhân tự nhận biết được, trừ khi gia đình người thân bạn bè có hiểu biết trước về các dấu hiệu đột quỵ FAST: méo miệng méo mặt, tê yếu một bên chi, nói đớ và quý trọng thời gian vàng để cấp cứu sớm.

10 việc cần nhớ để phòng đột quỵ
Đột quỵ hoàn toàn có thể dự phòng 

Với những ai có yếu tố nguy cơ hoặc có lo lắng về đột quỵ cần hạn chế tối đa 10 việc sau:

1.Ở riêng một mình, sống một mình, đi đâu nơi vắng vẻ một mình, lên xuống cầu thang bộ vài tầng một mình, tập thể dục một mình, ngồi trong phòng kín một mình...

2. Luôn giữ bên mình một máy đo độ bão hòa Oxy SpO2 kẹp ngón tay như là một phương tiện để tự nhận biết mức độ cảnh báo nguy cơ của sự vận động gắng sức đáng báo động, đo SpO2 khi thấy mình thở nhanh hoặc tăng nhịp tim, nếu SpO2 thấp hơn 94-96% là báo động phải dừng vận động và nghỉ ngơi thư giãn ngay lập tức, ngồi hoặc nằm nơi thoáng khí là điều khuyến khích nên làm để Oxy lên não không bị thiếu hụt. Chỉ số mạch nên trong khoảng 60-100 nhịp/phút và ổn định

3. Những người tăng huyết áp, mệt mỏi không đi thang bộ liên tục quá 2 tầng trong một lượt lên lầu mà phải dừng lại nghỉ ngơi vài phút cho đến khi nhịp thở trở lại bình thường hoặc nhịp tim trở lại dưới 100 nhịp/phút, độ bão hòa oxy SpO2 trên 96%.

4.Không đi bộ liên tục quá 10 phút và phải ngừng lại nghỉ ngơi khi thở nhanh hoặc nhịp tim trên 100 lần/phút, độ bão hòa oxy SpO2 dưới 94%

5.Thường xuyên kiểm tra độ bão hòa Oxy mao mạch bằng máy SpO2 kẹp đầu ngón tay khi ở trong phòng kín lâu quá 30 phút hoặc khi vận gắng sức gây thở nhanh hơn, nhịp tim nhanh hơn như đi bộ, lên thang lầu, vận động nặng, thể dục, thể thao, ...

6.Kiểm soát đường huyết và huyết áp ổn định ở mức giới hạn tối đa tối thiểu mà Bác sĩ điều trị đã khuyến cáo

7.Càng thận trọng hơn nếu có các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp, xơ vữa động mạch, hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu não, suy tim, biến chứng tiểu đường ... Không nên thay đổi tư thế đột ngột, không nên tăng vận động gấp gáp, không nóng giận, không lớn tiếng, không cười to, không để cơ thể nóng hay lạnh đột ngột, không nín thở quá lâu, ...

8. Luôn ăn chậm, nhai kỹ và ăn đúng giờ giấc nhất định. Ăn ít từng bữa ăn nhỏ, hạn chế vừa ăn vừa uống nước. Không nói chuyện hay cười đùa quá mức trong lúc ăn để tránh bị sặc thức ăn

9. Nên có sẵn một tờ giấy ghi tên tuổi, địa chỉ, người thân để liên hệ, tiền sử bệnh, thuốc đang dùng ... để các nhân viên y tế biết

10. Sống theo thời gian biểu cố định và duy trì sự ổn định các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng là cách để người thân phát hiện sớm khi mình bị đột quỵ .

( C. H sưu tầm)

tin tức liên quan