"Covid hôm nay - Tình hình ngày càng nghiêm trọng" - TG: Hoàng Kiền

Ngày đăng: 12:10 31/08/2021 Lượt xem: 267
COVID HÔM NAY - TÌNH HÌNH NGÀY CÀNG NGHIÊM TRỌNG
(Tham gia phòng chống dịch covid – 19)

 

 
       Tinh hình đại dịch covid- 19 trên toàn cầu vẫn đang rất phức tạp, diễn biến khó lường trước biến chủng mới của vi rút corona.
TẠI MỸ
       Mặc dù đã tiêm chủng vắc xin trên 51 %, nhưng số ca nhiễm ở Mỹ vẫn rất cao, hôm nay trên 152 nghìn ca mắc mới, hơn 1 nghìn ca tử vong. Covid vẫn đang tiến công mạnh mẽ.
TẠI TRUNG QUỐC
        Số ca mắc bệnh có tăng lên, nhưng vẫn là nước khống chế rất đáng quan tâm.
      Trong ngày 29/8, Trung Quốc đã có thêm 1.459 người nhiễm bệnh, 263 ca chuyển nặng và 26 ca tử vong. Vẫn là rất thấp.
       Như vậy, tính đến hết 29/8, tất cả các tỉnh, thành và khu tự trị của nước này đã có người nhiễm hoặc nghi nhiễm viêm phổi cấp với tổng số 5.974 người nhiễm bệnh, 1.239 người nguy kịch và 132 người tử vong. Chưa bằng 1 / 2 ngày của Việt Nam. Một sự khống chế dịch kỳ lạ.
TẠI VIỆT NAM
       Hôm nay 30 tháng 8, số bệnh nhân mắc covid đã lên 14.224 ca, cao nhất từ trước đến nay, thực sự là nguy nan.
       Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có gần 45 nghìn ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 164/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.427 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước gần 45 nghìn ca, trong đó có xấp xỉ 1/2 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh . Như vậy còn khoảng xấp xỉ 1 / 2 trong số gần 45 nghìn ca đang điều trị. Liên tục trong tuần qua số ca vẫn cao trên 12 nghìn ca một ngày, hôm nay (30-8) là 14.223 ca, số khỏi bệnh khoảng 6 đến 8 nghìn ca mỗi ngày, như vậy mỗi ngày khoảng trên 5 đến 6 nghìn ca Fo tăng thêm, không có chỗ đến bệnh viện để điều trị, buộc phải điều trị Fo tại nhà là một thực tế. Hệ thống y tế đã quá tải.
       Hiện nay trung tâm của "mặt trận" đã chuyển từ TP Hồ Chí Minh sang Bình Dương .
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay trên 11 nghìn ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%). Đây là một thực tế, vì còn hạn chế nhiều mặt nhất là máy thở. Mỹ có 168.000 máy thở, trong khi Bộ trưởng Bộ y tế của ta huy động cho mặt trận chính TP Hồ Chí Minh được 2.000 máy thở.
       Chính phủ Mỹ mới tặng Việt Nam 100 máy thở.
       Về tiêm chủng vắc xin, đến nay mới được hơn 20 % dân số tiêm mũi 1, khoảng 2,5 % tiêm mũi hai, thuộc tốp thấp của thế giới
       Thủ tướng họp Ban chỉ đạo mới trực tiếp 1.060 phường, xã, thị trấn quyết tâm đẩy lùi Covid-19
       Sáng 29/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo với Bí thư, Chủ tịch UBND của 20 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và đặc biệt là lãnh đạo 1.060 xã, phường, thị trấn của 20 tỉnh, thành phố này.
       Các biện pháp đã được đưa ra. Trong đó, điểm rất mới trong các Công điện này là phương châm lấy xã, phường, thị trấn, nhà máy, xí nghiệp làm "pháo đài", mỗi người dân là "chiến sĩ" phòng chống dịch.
MẤY VẤN ĐỀ XIN NÊU
- Đợt dịch lần thứ tư này (CV4) diễn ra kéo dài từ 27 tháng 4 đến nay 30 tháng 8 đã hơn 4 tháng, gây ra tình trạng mệt mỏi căng thẳng cho rất nhiều đối tượng.
- Diện lan rộng ra phần lớn các tỉnh thành trong toàn quốc, nghiêm trọng nhất là TP Hồ Chí Minh, nay đang chuyển sang Bình Dương.
- Lây nhiễm trong cộng đồng nhanh và chiếm tỷ lệ cao, đây là khâu khó quản lý nhất.
- Tốc độ lây lan nhanh, số người nhiễm bệnh, tử vong hàng ngày rất cao, mọi thứ đều quá tải.
- Tỷ lệ tiêm vắc xin còn thấp, mới được hơn 20% dân số tiêm 1 mũi, 2,5 % dân số tiêm mũi thứ hai.
- Quân đội, Công An cùng lực lượng ý tế của Bộ y tế và các địa phương đã được huy động vào TP Hồ Chí Minh và Bình Dương tham gia chống dịch rất tích cực.
"Phương án tác chiến" cần thực hiện: Cách ly triệt để + Xét nghiệm tìm Fo + 5 K + Vắc xin + Niềm tin.
       Cách ly triệt để là hàng đầu, phải kiểm tra kiểm soát và bảo đảm đời sống cho người dân. Tập trung ở những khu vực phát sinh Fo, đặc biệt những khu dân cư đô thị đông đúc nhà cửa đường xá chật hẹp, khu nhà trọ của dân cư lao động tự do.
      Cần tăng cường cán bộ cho tổ dân phố, những người trực tiếp tiếp xúc nắm dân làm mọi việc nắm tình hình triển khai đôn đốc cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, trợ cấp, bảo đảm đời sống cho người dân.
       Thực trạng hiện nay tổ trưởng dân phố, bí thư chi bộ tổ dân phố đều tuổi cao, trẻ là 60, còn phần lớn đều trên 65 đến 80. Trong khi Chính quyền khuyên những người trên 60 tuổi không nên ra ngoài. Họ cao tuổi mà trong cuộc chiến chống dịch như chống giặc này thật là vất vả, lại lo bị covid nên ảnh hưởng đến công việc. Cần tiêm đủ hai liều vắc xin cho họ, cần tăng cường cán bộ về cho tổ dân phố, thêm người chứ những nơi dịch bệnh phức tạp một người trẻ khỏe cũng còn nhiều khó khăn.
       Sáng hôm qua tôi nhận được điện thoại, thế là mang sổ ra Nhà văn hoá tổ dân phố nhận trợ cấp (chế độ người có công) gặp bác tổ trưởng, cùng cựu chiến binh chào nhau. Tôi hỏi bác bao nhiêu tuổi rồi?
Tôi 75 anh ạ.
       Tôi điện thoại cho cháu ở Dĩ An - Bình Dương hỏi thăm, cháu nói ông Tổ trưởng dân phố ngay sau nhà 78 tuổi đi đôn đốc bà con giãn cách, về đến nhà là tắt thở. Trên xuống đưa đi thiêu và cách ly ngõ đó luôn.
       Cô em gái tôi ở Thủ Đức nhắn tin: ở TP Hồ Chí Minh một số nơi cán bộ tổ dân phố và khu phố hầu hết tuổi trên dưới 70, các bác sợ lây không dám ra ngoài, nên tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho dân cũng như trợ cấp cho người nghèo chưa được bảo đảm. Cán bộ công nhân 60 tuổi nghỉ hưu, bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố không qui định tuổi, có người hơn 80 vẫn được tín nhiệm bầu, nhưng nay là cuộc chiến chống dịch như chống giặc, không có sức khỏe không thắng giặc được.
       Thực trạng như vậy, cần xem xét cụ thể từng nơi để tăng cường cán bộ, cuộc chiến này có thể còn kéo dài.
Vấn đề vắc xin:
       Khi có vắc xin Chính phủ tuyên bố bắt đầu chuyển sang tấn công, nay tiêm được hơn 20 % dân số được 1 mũi, 2,5 % dân số được hai mũi, covid vẫn đang tiến công. Mỹ đã tiêm trên 51 % mà covid vẫn đang tấn công mạnh mẽ. Khi nào tiêm đủ 2 liều cho trên 70 % dân số thì mới có khả năng phòng thủ ngăn chặn được covid tiến công . Vắc xin còn hạn chế, ưu tiên ra sao, cần quan tâm đến các đối tượng dễ lây nhiễm để ngăn chặn "địch tấn công". Trong 6 đến 7 tháng tới covid vẫn tấn công nếu ta cách ly không triệt để .
       Tiêm vắc xin vẫn là biện pháp phòng ngừa " phòng thủ", phải làm cho nhân dân nhận thức rõ như vậy, chống tư tưởng chủ quan là "tấn công".
       Chủ trương của Ban chỉ đạo mới đã nêu, Công điện mới ban hành với phương châm lấy xã, phường, thị trấn, nhà máy, xí nghiệp làm "pháo đài", mỗi người dân là "chiến sĩ" phòng chống dịch. Từng nơi từng địa phương cần nghiên cứu có các phương án kế hoạch cụ thể. Để vừa sản xuất vừa chống dịch, vừa chống dịch vừa sản xuất. Cần nghiên cứu về giãn cách cách ly cho hợp lý.
       Mỗi ngày số ca mắc mới quá việc của một bệnh viện, làm sao ngành y tế đủ sức đáp ứng kịp, cần có kế hoạch huy động, bồi dưỡng đào tạo cấp tốc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ "thời chiến". Cần huy động để tăng máy thở cố gắng cao nhất hạn chế tử vong. Con người có thể nhịn ăn được gần hai tháng, nhịn uống được hai ngày, nhưng nhịn thở hai phút là chết.
       Hà Nội vẫn chưa khống chế được covid sau ba đợt giãn cách xã hội. Cần nghiên cứu sâu các biện pháp đã thực hiện, quan tâm đến cán bộ tổ dân phố. Cần có phương án kế hoạch tập trung chống dịch quyết liệt hiệu quả ở Thanh Xuân Trung.
       Các cấp từ tầm quốc gia đến cơ sở cần nhận định đánh giá tình hình để xây dựng quyết tâm, kế hoạch, biện pháp chống dịch như chống giặc trong cuộc chiến này. Các kịch bản đều phá sản, diễn hết rồi, thậm chí không diễn được vì phân vai chưa đủ, tình huống phát sinh không có trong Kịch bản là đạo diễn lúng túng, dẫn đến hậu quả nặng nề....
       "Cán bộ quyết định hết thảy", cần quan tâm đến cán bộ tổ dân phố, xóm trưởng hiện nay, " đầu binh cuối cán " rất quan trọng.
       " Suy cho cùng thắng lợi của cuộc chiến là do người lính cầm súng trên chiến trường quyết định ". Mỗi người dân là một Chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch covid hiện nay, cần tuyên truyền động viên và bảo đảm đời sống cho người dân để họ là chiến sĩ kiên cường "chống giặc covid".
       Dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ, toàn dân đoàn kết một lòng, xông pha tuyến đầu là các chiến sĩ Áo trắng, các lực lượng Quân đội và Công an, kiên cường "Phòng thủ", đầy mạnh mua, sản xuất vắc xin tiêm chủng ; Bình tĩnh, kiên cường, sáng tạo, linh hoạt, giữ vững niềm tin, nhất định chúng ta giành thắng lợi trong Cuộc chiến chống đại dịch covid- 19.
Cựu chiến binh Hoàng Kiền

MỜI THAM KHẢO
       Tiến sỹ - Bác sỹ Hoàng Phượng công tác ỏ Bệnh viện Phổi Trung ương đề nghị tôi viết bài về Phòng chống dịch covid hôm nay. TS Hoàng Phượng gửi cho tôi một bài viết của Thu Anh Nguyên, rất đáng quan tâm.
THANH XUÂN TRUNG có trở thành chảo lửa?
       Đông dân thế kia, toàn ngõ ngách nhỏ bên trong là các khu nhà trọ chật hẹp ẩm thấp. Thói quen giao lưu, chợ búa, quán nhỏ vỉa hè là đặc trưng của khu này. Người dân còn thích đi chợ xa để mua đồ ăn cho rẻ nữa. Xây dựng thì kinh hoàng, nhà san sát nhà. Ấy vậy mà vaccine thì không tiêm cho 65+. Tiêm cho dân thì nhỏ giọt, rải đều, chậm chạp. Đó là chưa kể, nhiều ca nhiễm có tải lượng virus rất cao.
       Tôi nghĩ vấn đề toang chỉ là thời gian, dù con người có cố gắng thì giới hạn năng lực và nguồn lực là hiện hữu. Tôi cho rằng TP Hà Nội và Thanh Xuân Trung cần thay đổi chiến thuật ngay lập tức, chứ đừng đi vào vết xe đổ của nhiều khu thành thị.
1. Đề nghị viện binh từ các trường đại học, cơ sở y tế lập trạm lưu động đi tiêm vaccine cho dân thật nhanh, trong lúc đội ngũ y tế phường đi chống dịch.
2. Đề nghị viện binh từ Công an, Quân đội từ ngoài vào quản lý phong tỏa, vì lực lượng địa phương mỏng, họ ko thể làm hết việc. Tính ra thì tỷ lệ ca nhiễm trong quần thể là 640/100.000 dân rồi, còn chờ gì nữa mà không bao khu vực này lại, nội bất xuất ngoại bất nhập (trong đó có tôi) và phong tỏa chặt để tranh thủ tiêm vaccine?
3. Ngay lập tức triển khai cách ly F1 và quản lý F0 tại nhà. Khóa chặt tâm dịch lại rồi cách ly, điều trị, hỗ trợ thực phẩm bên trong. Không đưa đi cách ly ở đâu nữa. Lây trong khu cách ly của chùm SEI đã rõ ràng rồi mà.
- Lập tổ y tế cho từng khu vực dân cư (nhỏ hơn đơn vị phường), không đủ cán bộ Y tế công thì kêu gọi cán bộ Y tế tư, dược sĩ, điều dưỡng... sinh sống trong khu lập team.
- Tập huấn cho y tế phường và các phòng khám, bệnh viện tư trên địa bàn, các tổ y tế để họ có thể quản lý F1 và F0 tại nhà.
- Xây dựng các bể oxy lỏng tại bệnh viện tuyến quận/huyện trở lên, trạm oxy lưu động tại cộng đồng, và dự trù các thiết bị đi kèm như bình đựng, van, ống nối…
- Mua và trữ cơ số thuốc điều trị và các thuốc hỗ trợ, vật tư y tế cho kịch bản nhiều ca nhiễm. Sài Gòn có khu vực 1/3 dân nhiễm thì Thanh Xuân Trung mạnh dạn lên kịch bản 13k đi.
- Nếu không có tiền thì kêu gọi dân ủng hộ. Cũng là cơ hội nâng cao năng lực y tế cơ sở.
4. Xây dựng nhóm điều phối y tế (kết nối hỗ trợ), an sinh ngay và luôn. Kêu gọi và đào tạo tình nguyện viên đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Lúc cần thì họ sẽ tham gia hỗ trợ rất nhiều việc.
5. Chuẩn bị cho kế hoạch cung ứng hàng hóa số lượng lớn và trong thời gian dài.
Thành phố làm sao để tiền phòng dịch vào tài khoản của cơ sở, đừng vì lý do "quy trình" mà làm chậm trễ, vì cái giá phải trả sẽ rất lớn nếu chỉ chậm một vài ngày. Thành phố hãy đổ vaccine, cán bộ Y tế về đây đi, vì khối lượng công việc đã bắt đầu lớn rồi. Thay vì khiển trách quân, hãy lắng nghe khó khăn của họ và tháo gỡ kịp thời.
       Hà Nội hãy lên kế hoạch đưa đoàn quân áo trắng thiện chiến về bảo vệ Thủ đô.

tin tức liên quan