“Quan hệ Nga - Ukraina” – Góc nhìn sự kiện của Thiếu tướng Hoàng Kiền.
QUAN HỆ NGA - UCRAINA
Năm 1917 do Lê Nin dẫn dắt, cuộc cách mạng Tháng Mười Nga đã thành công, nước Nga Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã ra đời.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra (1939-1945), dưới sự dẫn dắt của Stalin, Liên Xô đã đánh bại phát Đức, phe Xã hội chủ nghĩa ra đời.
Năm 1991, Gorbachop phản bội, Mỹ và Phương tây mua chuộc, lôi kéo, lừa bịp, Liên Xô sụp đổ, phe Xã hội chủ nghĩa tan rã.
Cũng năm 1991 Boris Elsin lật đổ Gorbachop lên làm Tổng thống Liên bang Nga, ông ta cấm đảng Cộng sản Liên Xô hoạt động sau cuộc đảo chính ngày 19/8/1991.
Do Liên Xô là đối trọng của Mỹ và đồng minh, nên làm Liên Xô suy yếu, tan rã là mục đích của họ. Bởi thế việc B.Elsin cấm đảng Cộng sản Liên Xô hoạt động là giúp phương Tây tránh hậu hoạ. Vì vậy Washington và đồng minh phớt lờ việc này.
Nhiều người từng cho rằng việc B.Elsin cấm đảng Cộng sản Liên Xô hoạt động là giúp Mỹ và đồng minh tránh hậu hoạ thì B.Elsin phải được xem là bạn của phương Tây.Tuy nhiên, “bộ tứ quyền lực” lúc đó là G.W.Bush – F.Mitterrand – H.Kohl – J.Major đều không nâng tầm quan hệ với B.Elsin. Không những vậy họ còn gây sức ép với B.Elsin trong việc tiếp quản những gì của Liên Xô, từ vai trò thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đến những khoản nợ nước ngoài. Họ không cho B.Elsin kịp đường xoay sở và luôn buộc B.Elsin giải quyết theo luật pháp.
Sai lầm lớn nhất về kinh tế của Elsin là tư nhân hoá nền kinh tế trong 500 ngày với chủ trương “Liệu pháp sốc”. Từ đó nhiều tổ chức, cá nhân đã nhanh chóng làm giàu bất chính trong cái xã hội “nhộn nhạo” mà B.Elsin tạo ra. Tổng thống Nga đã trở thành cái bình phong cho tất cả các lực lượng chính trị và những tổ chức, cá nhân cơ hội trong và ngoài nước Nga lợi dụng.
Sự thiếu nghiêm minh trong hệ thống chính trị của nước Nga thời B.Elsin đã khiến cho chính quyền trở thành lực lượng dung túng, thậm chí bao che cho tội phạm có tổ chức. Cuộc sống của người dân Nga cùng cực. Năm 1999 tôi sang nước Nga, sau 8 năm Liên Xô sụp đổ, ở thủ đô Maskova, người dân xếp hàng dài dằng dặc mua bánh mì…Không dám đi tàu điện ngầm vì sợ khủng bố, cướp giật, ra đường phải đi một tốp có người dẫn đường vì sợ trấn lột.
Sức mạnh của nhà nước Nga suy giảm nghiêm trọng.
Trong vị thế phải “đổ vỏ’ cho những cá nhân phạm tội và các tổ chức tội phạm, không những khiến sinh mạng chính trị của ông B.Elsin bị nguy hiểm, mà tính mạng của ông cũng bị đe dọa. B.Elsin phải đi tìm người kế tục hòng rút ra khỏi mớ bòng bong trong sự nghiệp của mình. Song B.Elsin đã bao lần đổi ngựa mà không thể tìm được con ngựa nào giúp ông có thể rời yên cương một cách an toàn. Trong nỗi lo bị ngã ngựa, ông B.Elsin phải phóng lao, tiếp tục tranh cử Tổng thống Nga lần thứ hai vào năm 1996. Và ông đã nhận ra sự đắng cay và nguy hiểm.
Có thể thấy rằng, khi bị vị tướng trẻ Aleksandr Lebed thách thức và có nguy cơ thất bại trong vòng hai của cuộc bầu cử, B.Elsin đã phải toát mồ hôi hột. May cho ông là vị tướng trẻ tuổi không sâu sắc và quá tham vọng quyền lực nên ông dễ dàng đổi chức danh Thư ký Hội đồng an ninh Nga cho A.Lebed để tránh đối đầu.
Có lẽ trong suốt nhiệm kỳ hai của minh, ông B.Elsin chỉ lo đi tìm người có thể gửi gắm niềm tin và trao lại quyền lực. Nước Nga thì ngày càng hỗn loạn.
Và rồi ngày 31/12/1999, ông B.Elsin đã trao vận mệnh quốc gia và sinh mạng chính trị của mình cho vị Thủ tướng trẻ tuổi Vladimir Putin.
B.Elsin được V.Putin đảm bảo rời yên ngựa an toàn là thành quả duy nhất của ông kể từ sau cuộc đảo chính ngày 19/8/1991. Có lẽ ngay cả khi về cõi vĩnh hằng, B.Elsin vẫn không thể trả hết ơn nghĩa cho Anatoly Sobchak – người thầy vĩ đại của Putin.
A.Sobchak là người đã có ý kiến quyết định với cả B.Elsin và V.Putin trong việc chuyển giao và tiếp nhận quyền lực, mà diễn ra khi thời khắc giữa thiên niên kỷ thứ hai và thứ ba chỉ còn tính bằng giờ.
Năm 2000 Vladimir Putin làm Tổng thống trong bối cảnh đồng Rúp siêu mất giá, các siêu thị trống rỗng. Tàu ngầm bắn tên lửa rơi ngay trước mặt. Tàu chiến đi thao diễn ngoài biển phải dùng tàu khác kéo về. Tàu vũ trụ mới bay 50 km đã nỗ tung. Bức tranh một nước Nga thật buồn, tương lai thật ảm đạm. Mỹ và Phương Tây cho rằng sớm muộn Liên Bang Nga cũng tự tan rã.
Sau hơn 20 năm cựu đại tá KGB đã khiến Mỹ và Phương Tây từ bỡ ngỡ, khinh khí đến ôm hận vì chủ quan, khinh địch. Nền kinh tế, đời sống của người dân và sức mạnh quốc gia là thành tựu kỳ tích đưa nước Nga trở lại vĩ đại. Tổng thống V. Putin tập trung chỉnh đốn, quản lý, nắm quân đội và tìm mọi cách vực dậy nền kinh tế đã tan nát từ năm 1998.
Rất rõ ràng, Tổng thống Putin đã khẳng định: Tài sản của Nga thì phải thuộc về Nga. Tại cuộc họp "bất thường" vào năm 2003 giữa Tổng thống Putin với các nhà tài phiệt hàng đầu của nước Nga như: dầu (vàng đen), khí đốt (vàng xanh), nhôm, đồng, sắt thép, luyện kim, chế tạo máy... Vừa cười, vừa nghiêm túc Tổng thống Putin nói: Nước Nga không thu thuế từ các nhà tài phiệt thì lấy gì để trang trải trong xã hội. Bởi thế, các anh có một trong hai lựa chọn: một là vào nhà đá; hai là bị bắn chết. Khi Putin nêu ra sự lựa chọn đầu tiên là: nếu không chấp hành sẽ vào nhà đá, thì cả hội trường sôi động hẳn lên, rồi họ hoài nghi... Rồi, Putin kết luận "phiên họp bất thường" với các nhà tài phiệt, Tổng thống nói: "Tôi không biết nói đùa đâu".
Thực tế đã diễn ra theo 2 cách mà Putin nêu ra. Có 2 con người được hưởng lợi từ Yeltsin là Abramovic thì tin Putin, còn Berezovski thì không tin. Rốt cuộc, số phận của 2 con người cũng diễn ra khác nhau. Abramovic tỏ ra "ngoan" khi khai báo danh sách những người trốn thuế và phương thức trốn thuế... nên được hưởng một phần tài sản, nhưng sau đó nhảy sang Anh làm Chủ tịch FC Chelsea - câu lạc bộ bóng đá. Còn người được xem là tài phiệt giàu nhất nước Nga là Khodorovsky thì chống đối và kết quả là ngồi tù 18 năm - biệt giam tại Seberi lạnh lẽo... Phó Thủ tướng Berezovski đã âm thầm ôm tiền chạy sang Lon đôn vào năm 2015 và sau đó bị tóm cổ, đưa về Nga xử lý... Phó Thủ tướng Bons Nemtsov thì ra mặt chống đối chính quyền của Tổng thống Putin và lại được Mỹ hậu thuẫn và rồi bị bắn chết ngày 27/2/2015 ngay trước điện Kremlin.
Kinh tế phát triển và có nguồn lực đảm bảo đời sống, thực hiện chính sách xã hội; phát triển đất nước, phát triển công nghệ cao, vũ khí mạnh và khôi phục, phát triển công nghiệp dầu khí như Gasprom, Rosnet vĩ đại. Nước Nga dần dần từng bước trở lại vị trí siêu cường trong sự ngỡ ngàng và sửng sốt của Mỹ và Phương Tây. Chính sách cấm vận của Mỹ và Phương Tây đối với Nga không hiệu quả. Trong khi Mỹ tìm cách can thiệp vào nội bộ một số nước thuộc Liên Xô cũ, thực hiện bằng được kế hoạch sáp nhập các nước thuộc Liên Xô cũ vào NATO - mở đầu là Gruzia và thâu tóm, ngăn cản khí đốt từ Nga chảy vào châu Âu, để Mỹ thay thế thị trường này. Tổng thống Putin đã công khai trên truyền thông 2 vấn đề tối quan trọng: một là, chỉ có 3 nước vùng Ban tích vào NATO do ngài Gorbachev bật đèn xanh, còn 12 nước cộng hòa còn lại không được vào NATO. Nói không nghe tôi bắn.
Hai là, vấn đề tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ và khí đốt, tôi cấm Mỹ và Phương Tây khai thác. Nói được làm được. Năm 2014 Putin đã lấy Crimea bằng một cuộc trưng cầu ý dân, trong sự ngỡ ngàng khi Mỹ và đồng minh đang nâng ly chúc mừng Mai dan nổ ra và thành công ở Ukraine. Tháng 9/2015 Putin ra lệnh ném bom tiêu diệt nhóm khủng bố tại Syria. Người dân Syria nhận ra bản chất khốn nạn của Mỹ. Liên quân Mỹ và Syria đánh bại nhiều nhóm nổi dậy do Mỹ hỗ trợ. Năm 2016 tại một cuộc diễn tập phòng thủ tên lửa, có TQ quan sát viên. Buổi diễn tập thành công, khi tên lửa bay "đẹp và nhanh" - nhanh với tốc độ 24.000 km/h bằng 20 lần tốc độ âm thanh. Đến 2018 Nga thử thành công tên lửa siêu thanh Avangard mới nhất, nhanh nhất gấp 27 lần âm thanh và "không thể đánh chặn" và tháng 10/2018 Nga thiết lập được vùng cấm bay trên toàn lãnh thổ Syria và biển. Ngày 19/12/2018 Mỹ phải buộc tuyên bố rút quân khỏi Syria. Trong khi Mỹ khoe có 11 tàu sân bay, thì Putin ngồi trên bờ mỉm cười "không nói gì" !
Tổng thống Nga - Putin
Dù Mỹ chỉ trích, căm ghét nhưng ở Nga có hơn 80% người dân ủng hộ Tổng thống Putin. Nước Nga trở lại vĩ đại là nhờ có một nền văn hóa Nga và Vladimir Putin. Nhờ đó, mà kinh tế tăng trưởng, sức mạnh quốc phòng, an ninh được tăng cường và ngày 2/6/2020 Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh chính thức phê chuẩn các nguyên tắc của chính sách răn đe hạt nhân quốc gia Liên Bang Nga. "Răn đe" chứ không còn bị động phòng thủ ! Tài liệu xác định 4 điều kiện cho một cuộc tấn công hạt nhân của Nga, đó là: 1, Phóng tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Nga và đồng mình. 2, Tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) chống lại Nga. 3, Tác động đến cơ sở quân sự hoặc quân đội quan trọng. 4, Gây hấn với Nga bằng vũ khí thông thường tạo ra mối đe doạ đối với sự tồn tại của Liên Bang Nga.
Tổng thống Putin đã từng nói về Mỹ rằng: các nước hãy cảnh giác với "tự do dân chủ" rằng "họ không cho không ai thứ gì đâu, tất nhiên là trừ bom đạn".
Mỹ và phương Tây ngày càng lấn tới, lôi kéo Ucraina vào Nato, đưa biên giới Nato đến sát nước Nga. Rất nhiều thủ đoạn trừng phạt hòng làm suy yếu, tan rã nước Nga. Họ đã sai lầm.
Nga công nhận độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng ở Donbass
Đêm 21/2, ông Putin tuyên bố đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp khẩn với Hội đồng An ninh tại Moskva, ngày 21/2/2022.Hãng tin TASS của Nga đưa tin, rạng sáng 22/2 theo giờ Hà Nội, Nga đã công nhận nền độc lập, đồng thời ký kết các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ với hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) ở miền Đông Ukraine.
Nhiều nước trên thế giới đã ngay lập tức có phản ứng trước bước đi của Nga.
Sau cuộc họp bất thường Hội đồng An ninh Nga đêm 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu thông điệp gửi tới người dân trong nước.
Trong bài phát biểu dài 55 phút, nhà lãnh đạo Nga đề cập về nhiều vấn đề quan trọng. Cuối bài phát biểu, ông Putin tuyên bố đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Tổng thống Putin yêu cầu “chấm dứt ngay lập tức hành động chiến sự” ở khu vực Donbass, nhấn mạnh rằng trong trường hợp ngược lại, “mọi trách nhiệm liên quan đến chiến sự đổ máu” có thể diễn ra đều thuộc về Kiev.
Ông Putin khẳng định Nga “đã làm tất cả để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, trong đó có việc “đấu tranh để thực hiện các thỏa thuận Minsk,” song đều vô ích. Cũng trong bài phát biểu, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa nêu lên vấn đề Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp Ukraine. Theo ông Putin, Moskva có cơ sở để khẳng định việc Ukraine gia nhập NATO và sau đó là việc triển khai các cơ sở của NATO trên lãnh thổ Ukraine chỉ là “vấn đề thời gian," coi đây là “đòn tấn công chủ động” của phương Tây đối với nước Nga.
Tổng thống Nga nhấn mạnh các đề xuất về đảm bảo an ninh của Nga đưa ra hồi tháng 12/2021 đã bị bỏ qua nên Moskva có “toàn quyền áp dụng các biện pháp đáp trả để đảm bảo an ninh của mình."
Phản ứng trước bước đi của Nga, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt mới về thương mại và tài chính đối với hai vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định công nhận độc lập.
Tuyên bố của Nhà Trắng nhấn mạnh Tổng thống Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp “cấm người Mỹ thực hiện các hoạt động đầu tư, thương mại và tài chính mới đến hoặc từ hai vùng lãnh thổ này.”
Theo Nhà Trắng, sắc lệnh hành pháp này cũng sẽ cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ cá nhân nào hoạt động trong các lĩnh vực thương mại và tài chính. Nhà Trắng cho biết sẽ sớm công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung liên quan đến “sự vi phạm các cam kết quốc tế của Nga hiện nay."
Các nước như Đức, Anh, Gruzia, Romania, Áo, Moldova cũng đã ngay lập tức phản đối quyết định của Nga. Theo Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, bước đi của Nga đã làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao và xâm phạm chủ quyền của Ukraine. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đánh giá quyết định của Nga đã “xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cùng ngày bày tỏ quan ngại về quyết định của Nga, đồng thời kêu gọi giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine phù hợp với các thỏa thuận Minsk được Nghị quyết 2202 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủng hộ.
Sự việc đã rồi, chẳng ai làm gì được ngoài kêu gào, để xảy ra chiến sự giữa Nga và Ucraina, hai nước làng giềng, một thời là anh em thật là đáng tiếc.
Hãy nhìn lại cuộc chiến Gruzia, tổng thống nước này đã nhai cavat khi nghe tin quân đội Nga tiến công.
Cuộc chiến Gruzia và những yếu tố khiến NATO kinh hãi trước sức mạnh của Nga
Năm 2008, Gruzia đã đem quân đội đánh chiếm Nam Ossetia, kéo theo sự can thiệp của Nga. Chiến sự kết thúc sau 5 ngày bằng lệnh ngừng bắn do Pháp đề xuất với thất bại nặng nề thuộc về Gruzia.
Cuộc chiến ngắn nhất lịch sử
Trong đêm ngày 7, rạng sáng ngày 8-8-2008, Gruzia đã đem quân đánh Nam Ossetia, một trong hai nước cộng hòa ly khai đòi độc lập tách khỏi Gruzia. Tbilisi khi đó lập tức khiến cả thế giới bất ngờ, khi các đòn quân sự của nước này được tiến hành ngay đêm trước lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008.
Theo các báo cáo của Nam Ossetia, quân đội Gruzia đã bắn đạn pháo liên hồi vào thủ phủ Tskhinvali của vùng lãnh thổ, phá hủy hoàn toàn thành phố và giết chết 1.492 dân thường.
Tuy nhiên, Gruzia đã mắc sai lầm lớn khi khu vực Tskhinvali lại là nơi có rất nhiều người Nga sinh sống. Bởi vậy, không mất nhiều thời giờ, Moscow đã lập tức phản ứng lại bằng một chiến dịch quân sự quy mô lớn buộc Gruzia phải ngồi vào bàn đàm phán hòa bình.
Sau chưa đầy 2 ngày giao tranh với Nga, quân đội Gruzia đã mất toàn bộ thế chủ động tại Nam Ossetia, bị đánh bật khỏi những vị trí đã chiếm được, phải lùi sâu về tuyến sau. Chiến sự sau đó kết thúc từ chiều 12-8-2008 với việc Tổng thống Nga Dmitry Medvedev lệnh ngừng chiến dịch tấn công Gruzia sau 5 ngày. Ông Medvedev tuyên bố, mục tiêu của Nga đã đạt được và "kẻ xâm lược đã bị trừng phạt đích đáng".
Về phần mình, Tổng thống Mikhail Saakashvili, người muốn biến Tbilisi thành tiền đồn chống Nga ở châu Âu, lật đổ ảnh hưởng của Moscow ở khu vực Caucasus bằng một cuộc chiến đã buộc phải chấp nhận các biện pháp hòa bình do Điện Kremlin đề xuất. Ngày 15-8-2008, ông Saakashvili thậm chí đã đặt bút ký trước vào thỏa thuận ngừng bắn với Nga.
Tới sáng 16-8-2008, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chấp thuận ký vào thỏa thuận ngưng bắn. Mười ngày sau, vào ngày 26-8-2008, Gruzia một lần nữa bất lực nhìn Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.
Tiềm lực của Nga khiến NATO giật mình
Dưới góc nhìn quân sự, các chuyên gia đánh giá cuộc chiến tại Nam Ossetia đã được chính quyền Gruzia tính toán rất kỹ, từ việc tập trung lực lượng, tính toán thời điểm tấn công cũng như những biện pháp kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, một kết quả như ý đã không đến với Tbilisi khi quân đội Nga đã can thiệp quá nhanh chóng và mạnh mẽ khi công dân của họ bị ảnh hưởng bởi bom đạn vô lý.
Các động thái điều quân của Nga bất ngờ với cả Mỹ lẫn các thành viên khác trong NATO khi các hệ thống trinh sát của khối không thể phát hiện ra khí tài của Nga đã được triển khai đến khu vực chỉ trong chưa đầy một ngày. Lầu Năm Góc khi đó thừa nhận, hoặc là trình độ ngụy trang của quân Nga quá cao hoặc là khả năng điều động lực lượng của Nga đã vượt quá sức tưởng tượng của họ. Chính vì vậy, trong khi các nước phương Tây còn chưa kịp thống nhất lập trường, xung đột giữa Nga và Gruzia đã kết thúc.
Thêm vào đó, Nga còn khiến các nước phương Tây ngỡ ngàng với khả năng hiệp đồng tác chiến khi đã huy động đồng thời các quân chủng tham gia một chiến dịch quân sự thực tế chỉ trong vòng vài giờ.
Mỹ và Phương tây bất ngờ, cay cú sẽ tìm các biện pháp quyết liệt chống lại nước Nga, vẫn là các biện pháp cấm vận. Trừng phạt về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Vấn đề này nay không còn hiệu quả, lợi bất cập hại.
Ngừng dự án “Dòng chảy phương bắc 2”.
Dù cho Mỹ thúc ép,Đức ở vào thế tiến thoái lưỡng nan, nhưng nhu cầu khí đốt của Châu Âu là rất lớn, thiệt hại cho cả hai bên.
Tuy vậy Tổng thống Nga Pu Tin đã có các tính toán trước.
Nga - Trung ký thỏa thuận dầu khí hơn 117 tỷ USD
Putin công bố thỏa thuận dầu khí mới giữa Nga và Trung Quốc trị giá 117,5 tỷ USD, giữa lúc Moskva căng thẳng với các khách hàng châu Âu. "Các nhà khai thác dầu mỏ của chúng tôi đã chuẩn bị những giải pháp mới rất tốt về nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc", Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 4/2 tại Bắc Kinh, sau khi hai nước đạt các thỏa thuận dầu mỏ và khí đốt mới.
"Ngành công nghiệp khí đốt cũng đã đạt bước tiến mới", ông chủ Điện Kremlin cho biết, đề cập đến hợp đồng mới giúp cung cấp 10 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ vùng Viễn Đông của Nga cho Trung Quốc. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó cho hay thỏa thuận này có thời hạn 25 năm.
Cả hai nước Nga và Trung Quốc đang đều là đối thủ của Mỹ, họ sẽ liên kết với nhau để đối phó có hiệu quả.
Sau khi thảo luận về tình hình ở Donbass, Thượng viện Nga đã cho phép quân đội nước này được triển khai ở nước ngoài, theo yêu cầu của Tổng thống Vladimir Putin hôm 22-2.
Theo nghị quyết của Thượng viện Nga, việc trao cho ông Putin quyền triển khai các lực lượng Moscow ở nước ngoài “phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế”. Tài liệu này không áp đặt bất kỳ giới hạn cụ thể nào đối với việc sử dụng quân đội cũng như số lượng quân. Theo đó, các lĩnh vực hoạt động, mục tiêu và thời gian lưu trú bên ngoài nước Nga của quân đội đều do tổng thống quyết định và phù hợp với Hiến pháp.
Quyết định được đưa ra sau khi Nga công nhận độc lập của hai vùng ly khai ở miền đông Ukraine là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR).
Nga sẽ đưa quân vào Đonbat, bảo vệ đồng minh, sẽ khống chế hoặc tiêu diệt các căn cứ quân sự của Ucraina, căn cứ quân sự chuẩn bị cho NATO, ngăn chặn không để cuộc chiến tranh lớn nổ ra.
CUỘC TIẾN CÔNG CỦA QUÂN ĐỘI NGA VÀO UCRAINA
Ngay sau khi ông Putin phát động chiến dịch quân sự, lực lượng Nga tấn công cơ sở quân sự trên khắp Ukraine, bộ binh tiến vào từ nhiều phía. "Tôi quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt", Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu bất ngờ trên truyền hình vào 6h (10h giờ Hà Nội) ngày 24/2, tuyên bố mục đích là để bảo vệ người dân, bao gồm công dân Nga, khỏi cuộc "diệt chủng" ở Ukraine.
"Chúng tôi sẽ nỗ lực phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine", Putin nói. "Nga không thể cảm thấy an toàn, phát triển và tồn tại với mối đe dọa thường trực từ lãnh thổ Ukraine. Mọi trách nhiệm về đổ máu sẽ thuộc về lương tâm của chế độ cầm quyền ở Ukraine".
Bộ Quốc phòng Nga cho hay lực lượng của họ đã phá hủy hơn 70 mục tiêu quân sự ở Ukraine, bao gồm 11 sân bay, ba điểm chỉ huy và một căn cứ hải quân. Nga cũng nói rằng họ bắn rơi một máy bay trực thăng, 4 máy bay không người lái Bayraktar TB2 trong khi mất một máy bay chiến đấu vì "lỗi điều khiển".
Căn cứ hải quân NATO ở Ukraine đã bị phá hủy. Rất nhiều cơ sở quân sự trong lãnh thổ Ukraine bị tấn công và phá hủy, đặc biệt căn cứ hải quân đang xây dựng cho NATO cũng đã bị san phẳng hoàn toàn.
Cuộc tiến công của Nga vào các mục tiêu quân sự của Nga vào Ucraina nhằm ngăn chặn Nato tiến sát biên giới đe doạ an ninh của nước Nga.
Ucraina là một nước nhỏ bên cạnh nước láng giềng bà con gần gũi là Nga ( rất giống với nước ta) vốn được khôi phục và ra đời từ cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga. Là một trong những nước Cộng hoà đầu tiên tham gia hình thành Liên bang Xô viết ( có truyền thống gắn bó với dân tộc Nga ). Sau khi LX tan rã Ucraina cùng Nga và 10 nước Thuộc Liên Xô đã tuyên bố độc lập . Sau nhiều lần nghiêng ngã lúc thân Nga lúc thân phương Tây qua các nhiệm kỳ bầu cử, do các Tổng thống dẫn dắt , đã làm cho Ucraina ngày càng thụt lùi về kinh tế xã hội, từ một trong những nước phát triển nhất của Liên Xô nhưng sau cuộc “ CM Maidan “ đất nước chỉa cắt bị Nga thu hồi Crwm và hình thành hai vùng ly khai đòi độc lập Donnhetxke và Luganxke , nền kinh tế Ucraina ngày càng sa sút và trở thành nước nghèo nhất châu Âu như hiện nay . Đã thế vì sức ép của Mỹ, TT Zelenxki không chịu thực hiện thỏa thuận Noocmandi tìm biện pháp hoà bình thống nhất đất nước mà đẩy mạnh xây dựng quân đội , phát triển quân sự với ý định gia nhập Nato dựa vào Mỹ để thu hồi các vùng đã mất và ly khai , đối đầu chống Nga , cùng Mỹ bao vây kiềm chế làm suy yếu nước Nga. Một chính quyền chấp nhận phụ thuộc Mỹ đã đẩy Ucraina đến hoàn cảnh như hiện nay .
Với Nga hay bất cứ nước nào như Nga cũng không thể chấp nhận một nước láng giềng gần gũi cùng chung biên giới quay lưng cùng các nước khác chống mình , đặc biệt Nga càng không thể bị nhiều lần phản bội nên họ cần có biện pháp ngăn chặn xoá bỏ nguy cơ đưa chiến tranh đến với nước mình . Chỉ có con đường trung lập mới bảo đảm cho Ucraina ổn định và phát triển.
Cuộc tiến công của Nga nhằm mục đích và buộc Ucraina phải giải giáp vũ khí. Đây là hậu quả của chính sách ngả về phương Tây chống Nga của chính quyền Kiev.
ĐIỀU CẦN ĐẾN SẼ ĐẾN
Tổng thống Ukraine V.Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Nga về tình trạng trung lập Kiev sẵn sàng đối thoại với Moskva về tình trạng trung lập của Ukraine. Điều này được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố trong một thông điệp video đêm 24, rạng sáng 25/2.
Lãnh đạo Ucraina đã sai lầm, bị Phương tây dụ giỗ chống lại nước Nga, đã làm cho đất nước mất ổn định, nhân dân nghèo khổ điêu đứng. Họ cần nhìn lại thực tế để có chính sách cho phù hợp. Hãy là một nước trung lập góp phần xây dựng môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng đổ máu gây tổn thất về sinh mạng và vật chất của cả hai bên. Mong rằng lãnh đạo hai nước sớm đối thoại để giải quyết bất đồng bằng con đường ngoại giao hoà bình để cùng ổn định và phát triển.
Từ cuộc chiến tranh này có thể rút ra một số vấn đề, bài học sâu sắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của chúng ta .
Thứ nhất: quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng của Việt Nam là: Độc lập, tự chủ, không tham gia các liên minh quân sự, không đi với nước này chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. hoặc cho nước ngoài mượn Việt Nam để tấn công nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
Thứ hai: về đối ngoại phải hết sức khôn khéo giữ vững độc lập tự chủ nhưng luôn mềm dẻo về sách lược đề gìn giữ môi trường hoà bình ổn định để phát triển.
Thứ ba: phải cân bằng các mối quan hệ với các nước lớn, nhất là Trung Quốc và Mỹ, luôn thể hiện Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước “ vượt qua khác biệt, bất đồng; phát huy tương đồng; hướng tới tương lai “ chung tay gìn giữ hoà bình ổn định khu vực và thế giới.
Thứ tư: đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng tiềm lực quốc phòng , chăm lo cũng cố quốc phòng an ninh ; tạo nên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc và khả năng răn đe chiến tranh ( để bất cứ thế lực thù địch nào khi nghĩ đến xâm lược nước ta phải nghĩ đến sức mạnh QP của VN )
Thứ năm: phải giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước, chăm lo đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo , xây dựng xã hội dân giàu , nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh , hiện đại
Từ thực tế đang diễn ra trên thế giới, từ những bài học trên ta càng thấy đường lối phát triển của đất nước ta do Đại hội Đảng XIII xác định là hoàn toàn đúng đắn , bác bỏ những quan điểm, tư tưởng núp dưới danh nghĩa yêu nước đòi phải dựa vào nước này, nước kia để bảo vệ Tổ quốc, đó là các luận điểm sai trái cần phải đấu tranh loại bỏ .
Ngày 25 / 2 / 2022
Thiếu tướng Hoàng Kiền