“Nghe nói có vị trí việc làm phải chạy cả tỷ đồng

Ngày đăng: 07:44 12/12/2017 Lượt xem: 439



         “Nghe nói có vị trí việc làm phải chạy cả tỷ đồng



                                                                  Nguồn:Báo Điện tử VOV

 
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị luôn là vấn đề “nóng”, mang tính thời sự. Bởi lẽ, vấn đề này đã có chủ trương từ nhiều năm, đã nhiều lần triển khai nhưng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp...


Kỳ này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Quyết tâm thể hiện rất rõ của Trung ương, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư đã và đang được dư luận cả nước tin tưởng, kỳ vọng.

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Lê Quang Thưởng – nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương về vấn đề này.

Mới đây, tại Hội nghị quán triệt các Nghị quyết Trung ương 6, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho biết: trong 2 năm qua lẽ ra phải tinh giản biên chế 140.000 người nhưng cả nước lại tăng thêm 96.000 người. Ông có suy nghĩ gì về những con số này?

Những con số này phản ánh đúng tình hình là tổ chức bộ máy và biên chế của chúng ta tiếp tục tăng. Vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được đặt ra từ lâu. Nhiệm kỳ nào Trung ương hầu như cũng có Nghị quyết về xây dựng Đảng, trong đó có những yêu cầu làm gọn bộ máy, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức và tinh giản biên chế, bố trí đúng người, đúng việc. Lần nào cũng nói nhưng bộ máy vẫn phình to chứng tỏ Nghị quyết không đi vào cuộc sống.

Thực hiện tổ chức sắp xếp lại bộ máy sẽ không tránh khỏi việc đụng chạm đến quyền lợi, đến lợi ích? Theo ông, đây có phải là rào cản khiến việc tinh giản biên chế gặp khó trong thời gian qua?

Vấn đề tinh giản bộ máy, biên chế khó thực hiện vì mấy lý do. Thứ nhất, lợi ích của người quản lý của các tổ chức từ trên xuống dưới muốn giữ vị trí của họ, muốn lấy lòng cấp dưới để không bị phê bình, bị trách mắng. Đến khi lấy ý kiến để lên chức thì họ cũng không lo bị mất phiếu.

Thứ hai, có hiện tượng dùng tiền để mua chức, mua vị trí làm việc hay còn gọi là hối lộ khá phổ biến trong xã hội. Tôi nghe dư luận xã hội nói, có vị trí việc làm ở thành phố mà cũng phải “chạy” cả tỷ đồng. Đó là một trong những hiện tượng tham nhũng trong bộ máy.

Còn có hiện tượng thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học, những người có khả năng sáng tạo thì ra ngoài làm một cách độc lập, phát huy khả năng của họ. Tuy nhiên số lượng những người đó không nhiều, còn lại là những người năng lực bình thường, muốn an phận nên tìm mọi cách vào cơ quan nhà nước. Chính vì vậy sức ép vào cơ quan nhà nước là rất lớn, như báo chí đã phản ánh mỗi năm tồn dư hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm.

Cần có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với những trường hợp không thực hiện được tinh giản biên chế ”

Một lý do nữa là những người quản lý muốn đưa con em của mình vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Họ hợp thức bằng cách ký hợp đồng, chờ khi nào có điều kiện thì đưa những người thân quen, những người đã được gửi gắm vào làm việc trong cơ quan nhà nước…. Có vô vàn lý do làm cho sức ép về biên chế tăng.

Do vậy, lần này chúng ta cần thiết có quy định, khi làm một thời gian đánh giá cán bộ công chức đạt yêu cầu thì giữ lại, không đạt yêu cầu thì duy trì một vài năm nếu thấy không phát triển được thì đưa họ ra. Có 3 loại đánh giá cán bộ là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ; người không hoàn thành nhiệm vụ thì cần phải loại ra khỏi bộ máy. Việc này đã đề ra từ lâu nhưng không thực hiện được vì nhiều khi người không hoàn thành nhiệm vụ lại là con em của cán bộ quản lý nên khó tinh giản được biên chế.

Ông có cho rằng, chính quyền địa phương sẽ không thể giảm biên chế nếu như trên Trung ương, nhiều bộ ngành vượt số lượng Thứ trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng theo quy định; Cấp tỉnh, huyện, xã sẽ không thể tinh giản người nếu như các cấp trên lạm phát cấp phó?

Tổ chức bộ máy và biên chế đi liền với nhau. Tổ chức bộ máy nhiều thì sinh ra nhiều biên chế. Nếu ở trên có nhiều Sở, nhiều Cục thì ở dưới sẽ sinh ra nhiều phòng, nhiều ban theo mô hình ở trên.

Không phải bây giờ chúng ta mới nói đến chuyện bộ máy cồng kềnh và biên chế tăng, mà ngay từ thời tôi còn công tác, việc này cũng đã nói nhiều, tuy nhiên ngày đó không đến nỗi như bây giờ. Như tôi biết lúc bấy giờ các ban Đảng của Trung ương chỉ có vài chục đến hơn trăm người nhưng bây giờ đã lên tới mấy trăm người vì sinh ra nhiều Vụ, nhiều phòng. Bộ máy càng phình to càng làm cho ngân sách bị thâm thủng vì chi quỹ lương tăng lên nhiều.

Bây giờ Đảng ủy, công đoàn, công nhân viên chức phải giám sát việc tăng biên chế, nếu không có quy định, không có những giám sát chung thì người ta cứ làm thôi.

Để giảm biên chế, cơ cấu lại tổ chức thì cần gắn trách nhiệm của người đứng đầu mỗi cấp. Có ý kiến cho rằng, không giảm được, không cơ cấu lại bộ máy theo hướng tinh gọn hiệu quả thì phải xử lý nghiêm minh, thậm chí thay thế người đứng đầu ở địa phương đó. Quan điểm của ông như thế nào?

Lâu nay chúng ta mới xử lý những người không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành kém nhiệm vụ, còn những người không thực hiện được vấn đề biên chế thì lâu nay dường như không để ý.

Từ nay về sau, theo tôi cần phải làm từng bước. Ngay từ đầu giao cho anh mức biên chế này nhưng anh làm quá thì sẽ bị phê bình, khiển trách, cảnh cáo. Sau 2, 3 năm không thấy chuyển biến thì cần thiết phải xử mạnh, thậm chí hạ chức, thay thế người đứng đầu khi để biên chế phình to.

Tôi nghe dư luận xã hội nói, có vị trí việc làm ở thành phố mà cũng phải “chạy” cả tỷ đồng ”

Vậy theo ông, đâu là giải pháp căn cơ để tinh giản công chức, viên chức hiệu quả nhất?

Về giải pháp, theo tôi nên khoán biên chế và khoán quỹ lương. Lâu nay, Ngân sách của nhà nước giao cho cơ quan, đơn vị một năm bao nhiêu tỷ đồng đó thì có một khoản chi về công việc, còn khoản chi về quỹ lương. Trong khi quỹ lương hiện nay chiếm số lượng lớn trong ngân sách thì giải pháp hiệu quả nhất là nên hướng tới việc khoán quỹ lương. Ví dụ cơ quan có 100 công chức, viên chức thì một năm được khoán một khoản tiền thì đơn vị chỉ được sử dụng trong khoản đó, nếu vượt quá thì sẽ bị thu lại không được cấp quỹ lương đó nữa.

Thứ hai là tách quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Lâu nay, đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương tương đương như đơn vị hành chính nhà nước thì bây giờ tách ra, đặt họ ở một vị trí hoặc là tự túc quỹ lương hoặc tự túc một phần quỹ lương hoặc chuyển thành doanh nghiệp có thu có chi, thì sẽ hạn chế quỹ lương lớn.

Thứ hai là tách quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Lâu nay, đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương tương đương như đơn vị hành chính nhà nước thì bây giờ tách ra, đặt họ ở một vị trí hoặc là tự túc quỹ lương hoặc tự túc một phần quỹ lương hoặc chuyển thành doanh nghiệp có thu có chi, thì sẽ hạn chế quỹ lương lớn.

Lần này chúng ta phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, phải coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ. Vì lâu nay chúng ta mới chỉ quan tâm đến việc người đứng đầu có hoàn thành nhiệm vụ hay không mà ít quan tâm đến việc anh sử dụng bao nhiêu người, nên gần như chưa bao giờ xử lý đối với những trường hợp để tăng biên chế thì kỳ này cần đặt ra kỷ luật nghiêm túc. Nơi nào không hoàn thành nhiệm vụ về mặt biên chế, tổ chức thì phải xử lý người đứng đầu tổ chức, cơ quan đó. Phải nâng dần nhận thức về trách nhiệm quản lý bộ máy và biên chế, quỹ lương thì mới thực hiện được.

Một biện pháp nữa cũng rất quan trọng là dư luận xã hội, các phương tiện truyền thông phải đưa rộng rãi những thông tin khen chê, nhắc nhở những trường hợp sử dụng biên chế chưa đúng hay không đúng và người dân có quyền phát biểu những việc đó.

Cuối cùng, trên làm gương thì ở dưới sẽ nghiêm túc. Các cơ quan Trung ương mà tăng biên chế, tăng tổ chức bộ máy vượt quy định thì ở dưới sẽ làm theo. Nếu trên Bộ có hàng chục Vụ, ở dưới Sở cũng theo gương của Bộ mà tăng đầu mối phòng.

Nghị quyết 18 về Tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, trong đó chỉ rõ một số ban của Đảng như Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ ngừng hoạt động và sắp xếp lại một số tổ chức khác là một trong những quyết định thể hiện quyết tâm tinh giản bộ máy, thưa ông?

Cần phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy ”

Việc này rất tốt, Trung ương Đảng tiên phong như vậy để làm gương cho các bộ ngành, các tổ chức chính quyền, đoàn thể. Việc ngừng hoạt động các ban của Đảng như vậy thì tới đây việc sắp xếp nhân sự dôi dư ở các đơn vị này bước đầu sẽ gặp khó, nhưng nếu có quyết tâm tôi tin chúng ta sẽ làm được.

Theo tôi, ngoài những biện pháp đưa đội ngũ dư thừa này vào các cơ quan cần thiết thì nên đưa xuống địa phương, ai ở địa phương nào thì về địa phương đó. Thứ hai là khuyến khích cán bộ nghỉ trước tuổi và có chế độ phụ cấp nhất định để họ có thể làm ăn bên ngoài.

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó nêu rõ: Thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm đến năm 2021 giảm được 10% so với biên chế giao năm 2015. Theo tôi, giảm được 10% không phải là quá khó nếu chúng ta nghiêm túc thực hiện từ trên xuống dưới.

PV: Xin cảm ơn ông!./.


tin tức liên quan