Hà Nội 30 năm trước qua cái nhìn của một người nước ngoài (Kỳ 2 và hết)

Ngày đăng: 09:25 11/02/2019 Lượt xem: 400


Hà Nội 30 năm trước qua cái nhìn của một người nước ngoài (Kỳ 2 và hết)


                                                           Nguồn:Báo Điện tử Thời Mới


Vào đêm giao thừa, ngôi chùa lớn nhất ở Hà Nội nghi ngút khói hương và đông nghẹt người. Họ lắc nhẹ những cây nhang âm ỉ cháy trước những bức hình mạ vàng khổng lồ của Đức Phật. Khoảng nửa đêm bắt đầu pháo nổ.
 

(Tiếp theo kỳ 1)

 

Tổng Bí thư Linh nhìn vui sướng. “À, vậy là ông bắt đầu từ quy mô nhỏ, ông tăng cường sản xuất phục vụ thị trường trong nước và còn xuất khẩu, ông đang trở thành tư sản đỏ”. “Tư sản” có nghĩa là “nhà sản xuất tư nhân, người theo chủ nghĩa tư bản”.

 

Đoàn viếng thăm của ông Linh cùng lúc mỉm cười.

 
ha noi 30 nam truoc qua cai nhin cua mot nguoi nuoc ngoai ky 2 va het
 

“Điều này tốt cho ông, cho các công nhân của ông, và cho cả Nhà nước nữa”, ông Linh nói. “Điều đó có nghĩa là ông đóng góp rất nhiều cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội!”. Và sau đó ông rời đi trên chiếc Lada màu trắng bé nhỏ do Liên Xô chế tạo để đến động viên một doanh nhân Hà Nội khác.

 

Về lý thuyết, toàn thể quan chức Đảng Cộng sản chia sẻ với nhiệt tình đổi mới tư duy của vị Tổng Bí thư, nhưng trên thực tế, tình hình lại không như vậy. Sự nghi ngờ đầu tiên của tôi xảy ra ở Nhà văn Hóa Thanh Niên, nơi mà trước một ngàn người theo dõi, một ban giám khảo sẽ chọn ra hoa hậu, tức “nữ hoàng của các loài hoa”, hoặc bạn có thể gọi đó là “Hoa khôi Hà Nội”. Đây là một điều hết sức mới mẻ.

 

Hai mươi cô gái lọt vào vòng chung kết trình diễn tự tin trên sân khấu - mặc áo dài truyền thống; rồi những chiếc quần jeans bó chặt; và, vâng, trang phục áo tắm là những bộ áo tắm hai mảnh có từ thời những năm 60! Hết lần này tới lần khác tôi liếc nhìn hai quan chức trung niên quan trọng đến từ Đảng Cộng sản ngồi ở hàng ghế đầu. Một người sung sướng cười hết cỡ và vỗ tay trước mỗi thí sinh, người còn lại mặt lạnh như tiền như thể đang dự một đám tang cấp nhà nước.

 

Ngày hôm nay đúng là một ngày tuôn trào của truyềnthống. Đàn ông vận áo choàng xanh. Những âm thanh réo rắt của sáo, đàn dây và trống cổ truyền. Những người đàn bà trong trang phục màu vàng bưng mâm lễ có những nén nhang, cam, và hộp trà; họ tiến tới hương án với những bước đi căn chỉnh, quỳ gối và khấn vái.

 

Tôi được gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người cũng nằm trong Bộ Chính trị. Ông cho tôi biết rằng có những sự bất đồng quan điểm giữa 13 thành viên của Bộ này. “Làm sao để phát triển nền kinh tế của chúng tôi? Một số người ủng hộ những chính sách tự do hơn. Những người khác lại đầy nghi hoặc. Chúng tôi đang lần mò trong bóng tối".

 

“Tất cả mọi người phải quan ngại về nền kinh tế,” ông Thạch nói. “Hãy nhìn Hà Nội, thành phố này đang xuống cấp! Bởi vì tiền thuê thấp, không đủ để duy trì các tòa nhà. Hoặc giá gạo - chúng tôi vốn luôn bán gạo dưới giá thị trường đến mức người dân phung phí chúng, và họ dùng gạo để nuôi lợn! Giờ chúng tôi đều tán thành rằng chúng tôi phải có một nền kinh tế thị trường".

 

Quả thực, hiện trạng kinh tế là những nỗi ám ảnh thường nhật ở Hà Nội. Hầu như tất cả người dân đều thuộc biên chế Nhà nước nhưng lương tháng thấp tới nỗi chỉ nuôi sống được một người trong đôi tuần. Vì thế, người đó cần tới thu nhập bên ngoài - một công việc làm thêm hay một việc kinh doanh nhỏ. Và những điều từ nước ngoài nữa. Đó là lý do vì sao rất nhiều người nộp đơn xin đi xuất khẩu lao động tại các nước Cộng sản khác. Quả là một đặc ân nếu được chọn đi lao động tại một nhà máy dệt tại Tiệp Khắc hay một nhà máy sản xuất ôtô tại Đông Đức.

 

Trên vỉa hè bên ngoài Bộ Lao động, một trăm thanh niên nam nữ đang cầm trong tay những cuốn hộ chiếu mới. Họ sẽ sớm được chuyển tới một khu mỏ mới tại vùng Kemerovo ở Siberia. Tôi hỏi một nam thanh niên rằng anh ta sẽ ra đi trong bao lâu. “Sáu năm”. Đó chẳng phải là quãng thời gian quá dài sao? Anh ta nói rằng anh ta ước có thể đi lâu hơn. “Rồi tôi có thể gửi nhiều thứ hơn về cho gia đình của mình".

 

Những thứ họ gửi về cho gia đình thường không phải để giữ lại hoặc sử dụng mà để bán đi - đây là một điểm quan trọng trong ngân sách các gia đình ở Việt Nam. Hàng hóa chủ yếu từ Liên Xô bao gồm gương, bàn là điện và nồi áp suất. Những phụ tùng thay thế cho bếp điện dùng dây may so - chúng mang lại rất nhiều lợi nhuận!

 
ha noi 30 nam truoc qua cai nhin cua mot nguoi nuoc ngoai ky 2 va het
 

Gia đình ở Việt Nam không chỉ bao gồm những thế hệ đang sinh sống mà còn cả tổ tiên đã qua đời với linh hồn còn hiện hữu trong tâm trí những người đang sống. Vì thế, tổ tiên luôn luôn hiện diện và được tôn thờ - nhưng đặc biệt vào dịp tết, vốn là ba ngày ăn mừng rộn rã được tổ chức vào đầu năm mới âm lịch, có thể vào tháng Một hoặc tháng Hai. Người ta mặc quần áo mới, ít nhất là cho trẻ nhỏ, và có rất nhiều đồ ăn ngon. Quá trình chuẩn bị vô cùng kỳ công.

 

Người chật như nêm ở chợ hoa tết, vốn được dựng lên tại các con phố trong khu phố cổ. Những cây cam thu nhỏ - không, đó là những cây quất - những cành đào, hoa được cắt tỉa, và bóng bay. Không khí có vẻ hỗn loạn, nhưng Ban Quản lý chợ hoa đảm bảo với tôi rằng mọi thứ được tổ chức một cách cẩn trọng. Mỗi người bán - hầu hết họ tới từ làng hoa dọc hồ Tây - đã trả tiền để được giao không gian bán hàng trong chợ.

 

Vào đêm giao thừa, ngôi chùa lớn nhất ở Hà Nội nghi ngút khói hương và đông nghẹt người. Họ lắc nhẹ những cây nhang âm ỉ cháy trước những bức hình mạ vàng khổng lồ của Đức Phật. Khoảng nửa đêm bắt đầu pháo nổ. Hàng triệu bánh pháo nổ khắp Hà Nội. Pháo được kết thành dây, mỗi dây sẵn sàng cho hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn lần nổ. Một số dây pháo có lượng bột pháo nhỏ xen kẽ với lượng bột lớn - “cờ-rắc, cờ-rắc, cờ-rắc, bùm!”. “Nó giúp xua đuổi những điều không hay”. Tiếng nói vào sáng ngày hôm sau khi những tiếng sột soạt và bùng nổ tiếp diễn trong náo nhiệt. Màn khói nhẹ hơi màu xanh lam tràn khắp khu phố cổ như thể nơi đây là chiến trường. Đây là cuộc chiến để xua đi những điều bất hạnh và không may.

 

Ngày đầu tiên trong dịp tết là ngày đi thăm viếng, chúc tụng và thưởng thức mâm cao cỗ đầy. Một trong những người chủ nhà của tôi có trích dẫn một câu thành ngữ cổ: “Đói quanh năm, no ba ngày tết”. Một câu khác gợi niềm hoài cổ: "Tết thường kéo dài cả tháng. Bạn tới cơ quan,uống chút rượu và lại đi về nhà. Nhưng chẳng có gì hơn thế cả. Giờ đây, cứ như thể tết chỉ kéo dài vỏn vẹn một tuần".

 

Tới đêm muộn, thường thì vẫn có những sự ì xèo và ồn ã do người dân và các cửa hiệu, nhưng không phải là đêmnay. Trên phố Hàng Thiếc, phố Hàng Bồ, và phố Hàng Dầu, tất cả đều bình tĩnh, tất cả đều yên lặng. Trên phố Hàng Da, có những âm thanh yếu ớt phát ra từ một khung cửa sổ, đó là tiếng một chiếc vô tuyến. Ai nấy đều ở trong nhà, lặng lẽ ăn tết, như một cách nói, nghĩa là “thưởng thức tết”./.

 
ha noi 30 nam truoc qua cai nhin cua mot nguoi nuoc ngoai ky 2 va het
 

Tác giả: Peter T. White / Ảnh: David Alan Harvey (Tạp chí National Geographic - Số tháng 11/1989 - Đỗ Phương Linh dịch)

 
tin tức liên quan