Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: “Một cuộc chiến tranh hèn nhát, bất lực, kém cỏi nhất” (Phần 2)

Ngày đăng: 08:59 14/02/2019 Lượt xem: 961
 

Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: “Một cuộc chiến tranh hèn nhát, bất lực, kém cỏi nhất” (Phần 2)

 
                                                  Nguồn:Báo Điện tử VietTimes


Diễn đàn Cường quốc của Nhân dân Nhật báo điện tử, cùng ngày 13.7.2016 đã đăng lại một bài viết được đăng tải trên trang web “China50plus.com” và lưu hành rộng rãi trên mạng với nhan đề “Một cuộc chiến tranh hèn nhát, bất lực và kém cỏi nhất”, cho rằng “sự thê thảm, ác liệt của cuộc chiến tranh khiến người ta kinh sợ. Nhưng điều khiến người ta phẫn uất nhất là hàng mấy vạn binh lính Trung Quốc đang tuổi thanh xuân phơi phới đã phải chết thảm trong cuộc chiến tranh giống như trò chơi ấy.
 
 

Xe tăng Trung Quốc bị phá hủy tại mặt trận Cao Bằng. Ảnh tư liệu.

 

Xe tăng Trung Quốc bị phá hủy tại mặt trận Cao Bằng. Ảnh tư liệu.

 
 
Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: Một cuộc chiến vô nghĩa, trái đạo lý và thảm bại (Phần 1)

Gây chiến tranh để dạy dỗ Việt Nam

 

Bài viết cho rằng, sau năm 1949, Trung Quốc đã tiến hành 4 cuộc chiến tranh với bên ngoài là Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh biên giới Trung - Ấn, Chiến tranh biên giới Trung - Xô và “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” - Thì “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” là cuộc chiến đánh kém cỏi, bất lực nhất.

Tác giả viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” là cuộc chiến tranh phát động nhằm vào Việt Nam, do Đặng Tiểu Bình chủ trì, ép buộc người lãnh đạo khi đó là Hoa Quốc Phong phải đồng ý tiến hành. Mục đích quân sự của cuộc chiến tranh đó là viện trợ chính quyền Khmer Đỏ ở Campuchia, buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Mục đích chính trị là dạy cho chính phủ Việt Nam thân Liên Xô một bài học. Đặng Tiểu Bình khi đó đang là Phó chủ tịch Quân ủy cũng có mục đích riêng của mình, đó là kiểm tra xem liệu mình có thể huy động quân đội được hay không, vì ông ta đã quyết định sẽ thay thế Hoa Quốc Phong, trở thành người lãnh đạo tối cao. Quân đội chỉ được sử dụng để “bảo gia vệ quốc”. Tôi phản đối dùng tính mạng, xương máu của binh sĩ để đạt được bất cứ mục đích nào khác. Đây là cuộc chiến hèn nhát, bất lực, kém cỏi nhất kể từ sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa!

Tôi nói với bạn bè, về ngoại giao, điều kỵ nhất là bộc lộ nanh vuốt, khẩu xuất cuồng ngôn. Có những điều chỉ được làm chứ không được nói, nói cũng phải khéo léo để được lòng người. Ông Đặng Tiểu Bình cuối năm 1978 đi thăm Mỹ đã thông báo với Nhà Trắng và lãnh đạo quốc hội Mỹ: Trung Quốc sẽ “dạy dỗ” Việt Nam. Đầu tháng 2.1979 sang thăm Nhật cũng thông báo với giới lãnh đạo cấp cao Nhật như thế. Chiến tranh còn chưa diễn ra, thuyết “Trung Quốc dạy cho Việt Nam bài học” đã gây phản ứng mạnh mẽ ở Mỹ và các nước phương Tây. Vì đây là giọng điệu của kẻ mạnh với người yếu, cha mẹ với con cái, đưa vào trong quan hệ quốc gia với quốc gia rõ ràng là thể hiện chủ nghĩa bá quyền ỷ mạnh bắt nạt yếu.

 
Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: “Một cuộc chiến tranh hèn nhát, bất lực, kém cỏi nhất” (Phần 2) - ảnh 2
 
Hứa Thế Hữu, Tổng chỉ huy cánh quân phía Đông đến gặp động viên trước khi xua quân xâm lược Việt Nam. Ảnh: Tư liệu Trung Quốc.
 
 

Ngày 7.12.1978, Quân ủy Trung ương họp, bổ nhiệm Hứa Thế Hữu, Tư lệnh Quân khu Quảng Châu làm Tổng chỉ huy cánh quân Quảng Tây ở phía Đông, dưới quyền có 5 quân đoàn chủ lực, 3 sư đoàn pháo binh. Điều động Dương Đắc Chí, Tư lệnh Quân khu Vũ Hán đảo chỗ cho Vương Tất Thành, về làm Tư lệnh Quân khu Côn Minh, Tổng chỉ huy cánh quân Vân Nam phía Tây, nắm 4 quân đoàn chủ lực. Toàn bộ binh lực tiền phương tới 56 vạn quân, huy động hơn 1 triệu dân binh và dân công tham chiến.

Ngày hôm sau, 8.12 ban hành Quyết định và Mệnh lệnh tác chiến “phản kích tự vệ chống Việt Nam”. Để đề phòng Liên Xô xuất quân trợ giúp Việt Nam, Quân ủy ra lệnh “Bất kể kết quả chiến đấu thế nào, sau khi chiếm được Cao Bằng và Lạng Sơn, không được ham đánh,lập tức rút về”. Lại bổ nhiệm Lý Đức Sinh làm Tổng chỉ huy chiến trường miền Bắc, quản binh lực các quân khu ở Đông Bắc, Hoa Bắc và Tây Bắc. Trung tâm chỉ huy tác chiến đánh Việt Nam đặt ở Tây Sơn, Bắc Kinh. Tổng chỉ huy là Đặng Tiểu Bình, Phó Tổng chỉ huy là Từ Hướng Tiền.

Ngày 17.2.1979, quân đội phát động cuộc tập kích bất ngờ Việt Nam trên mặt trận dài 500km (tác giả nhầm, Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung dài 1.200km). Việt Nam tuy có chuẩn bị, nhưng không đầy đủ. Họ cho rằng quy mô chiến tranh lớn nhất cũng chỉ như Trung Quốc đánh Ấn Độ khi xưa, nhưng không ngờ lực lượng Trung Quốc đông, hỏa lực mạnh như thế. Lực lượng đối kháng chính diện của Việt Nam chí có 4 sư đoàn gồm các sư đoàn 3, 346, 316A và 345, cùng một số đơn vị bộ đội địa phương.

Sau khi khai chiến, quân đội ta (Trung Quốc) ngày 20.2 chiếm được thị xã Lào Cai, ngày 23.2 chiếm được thị trấn Đồng Đăng ở cửa ngõ Lạng Sơn; ngày 25.2 chiếm được thị xã Cao Bằng; ngày 4.3 thì chiếm được thị xã Lạng Sơn. Chính phủ Việt Nam ra lệnh Tổng động viên, ngày 5.3, Trung Quốc ra tuyên bố rút quân; đến ngày 16.3 thì hoàn thành hành động rút quân, cuộc chiến tranh này kết thúc.

 
Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: “Một cuộc chiến tranh hèn nhát, bất lực, kém cỏi nhất” (Phần 2) - ảnh 3
 
Xe tăng và lính Trung Quốc vượt cầu phao bắc qua sông Hồng tiến sang đất Việt Nam. Ảnh: Tư liệu Trung Quốc. 
 

Chiến tranh rốt cục đã chết bao nhiêu người, hai bên đều không công bố con số. Sau chiến tranh, Diệp Kiếm Anh (Phó chủ tịch Quân ủy) và Lý Tiên Niệm (Phó Chủ tịch nước) đã nói trong phát biểu nội bộ: phía Trung Quốc tử vong 48 ngàn, phía Việt Nam cũng chết 48 ngàn người, nhưng Trung Quốc toàn là thanh niên trai tráng (bao gồm cả dân binh cáng thương chi viện mặt trận), còn Việt Nam thì bao gồm cả phụ nữ, người già...với ý tại ngôn ngoại là: Trung Quốc được không bằng mất.

Ngu xuẩn khiến hàng vạn lính chết thảm nơi chiến trường

Cuộc chiến tranh này cực kỳ ác liệt, thê thảm, nói máu chảy thành sông cũng không phải là quá, quân Việt Nam chống cự ngoan cường vượt quá dự kiến. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, thê thảm như thế do mấy nguyên nhân sau:

1. Trung Quốc dùng “chiến thuật biển người” để xung phong đánh trận địa đối phương, so với người Việt Nam đã được rèn luyện qua binh lửa chiến tranh thì kém xa. Lâu ngày sống trong hòa bình, ít được huấn luyện quân sự, chiến sĩ không biết đánh nhau, sĩ quan không biết chỉ huy, lại thiếu sự huấn luyện đánh rừng núi và đánh ban đêm; bộ đội tăng, thiết giáp và bộ binh không thể tác chiến hiệp đồng, vì thế đã phải trả giá rất lớn.

Tác giả nêu ví dụ: một tiểu đoàn Trung Quốc bị một nhóm 9 du kích Việt Nam phục kích quấy rối; hơn 300 người  tập hợp đội hình bộc lộ trước hỏa lực của Việt Nam, gây nên thương vong nghiêm trọng.

Năm 1982 tôi (tác giả) tới khảo sát mậu dịch ở một xã biên giới ở Vân Nam, người xã trưởng kể lại: xã này 3 phía kề với đất Việt Nam, địa hình toàn đồi núi hiểm trở. Khi bắt đầu chiến tranh, quân đội Trung Quốc ào ạt tấn công trận địa của quân Việt Nam dưới sự yểm hộ của hỏa lực pháo binh. Kèn hiệu xung phong vừa thổi, các chiến sĩ xông lên ào ạt, hơn 100 người trong một đại đội, khi rút lui chỉ còn 2-3 chục. Liền thay bằng một đại đội khác tiếp tục xông lên, vẫn bị hy sinh phần lớn. Cuối cùng khi chiếm được mỏm đồi, thì phát hiện thấy trên đó chỉ có hơn 20 người lính Việt Nam. Ông ta nói, khi đó ông là người tổ chức dân binh cáng thương, tận mắt thấy khắp sườn đồi đều là thi thể lính Trung Quốc nằm la liệt, cảnh tượng rất thê thảm. Những người lính chết trận được đưa về chôn ở nghĩa trang liệt sĩ của huyện...

2. Quân đội Trung Quốc sử dụng đơn vị cơ giới hóa thọc sâu bao vây, nhưng quên rằng phía Bắc Việt Nam toàn là vùng núi và rừng rậm nhiệt đới, không lợi cho tác chiến tăng, thiết giáp. Quân Việt Nam được trang bị vũ khí chống tăng của Liên Xô và những loại thu được của Mỹ, dễ dàng hạ gục xe tăng của quân đội Trung Quốc. Có xe tăng khi đột kích, bộ binh chạy theo không kịp, xe tăng tổn thất rất lớn, có tới hơn 200 xe tăng bị phá hủy.

Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: “Một cuộc chiến tranh hèn nhát, bất lực, kém cỏi nhất” (Phần 2) - ảnh 4
 
Lính Trung Quốc tự buộc mình vào xe tăng khi tấn công nên bị chết nhiều khi bị phục kích. Ảnh: Tư liệu Trung Quốc. 
 
 

Cách làm ngu xuẩn nhất là khi bộ binh đi kèm bộ đội thiết giáp thọc sâu bao vây, để tránh bị rơi khỏi xe đã dùng dây đeo ba lô buộc người vào xe tăng, có xe chằng buộc tới hai mươi mấy người. Kết quả là: khi bị phục kích thì không kịp thời nhảy xuống tác chiến được, trở thành những “cục thịt” nướng trên vỉ sắt. Các chiến sĩ chưa kịp tháo dây buộc đã chết thảm. Có xe tăng khi bị phá hủy, phía trên vẫn còn thi thể 4-5 lính bộ binh...

Ngoài ra, đâu đâu cũng là mìn do quân Việt Nam gài, thiết bị rà phá mìn của quân đội Trung Quốc lại thiếu. Trong tình huống chiến trường khẩn cấp đã phải dùng thân thể lính phá mìn, hy sinh rất lớn. Đồng thời, còn thỉnh thoảng xảy ra việc pháo binh đơn vị bạn bắn nhầm, nhân viên y tế thiếu, cứu chữa không xuể nên thương binh chết rất nhiều.

Thua đau quẫn trí, trở nên tàn bạo

3. Đánh giá không đầy đủ về ý chí chiến đấu của người Việt Nam nên bị hố to, điều này đã được đưa tỉ mỉ trong “Thông báo chiến sự”. Có người lính Trung Quốc cõng lính Việt Nam bị thương bị bắt đi xuống, không ngờ người tù binh đã bất ngờ cướp lựu đạn đeo trên thân người cõng, rút chốt để cùng chết. Có tù binh Việt Nam bị thương nặng đã dùng răng cắn đứt tai người đang cõng mình. Bộ đội địa phương Việt Nam có rất nhiều lính nữ (có lẽ đây là các nữ tự vệ nông, lâm trường), có người sau khi bị bắt đã nhân lúc lính Trung Quốc mất cảnh giác cướp súng bắn chết một lúc 7 - 8 người. Về sau cấp trên ra lệnh “không bắt tù binh nữa, cứ bắn chết hết”!

Việt Nam toàn dân là lính, “Thông báo chiến sự” nêu một ví dụ: đơn vị lính Trung Quốc đang hành quân, đột nhiên có đạn cối rơi vào giữa đội hình. Một tốp được cử đi lùng sục, chỉ thấy trên cánh đồng có mấy phụ nữ Việt Nam đang lao động, không thấy bóng dáng quân địch. Đơn vị tiếp tục hành quân, kết quả lại bị nã pháo, thương vong rất nhiều. Về sau phát hiện, những phụ nữ đó đều là dân quân, họ giấu khẩu súng cối ngay nơi đang trồng cấy, phía trên che bằng mấy cái nón, nhân lúc anh không để ý là họ nã cối. Anh đến lục soát thì họ giấu vũ khí đi, tiếp tục làm đồng như không có gì xảy ra. Sau này cấp trên ra lệnh, bất kể già trẻ trai gái, cứ giết tuốt khỏi bàn.

Một người bạn học hồi tiểu học của người viết là trung đoàn trưởng, sau này kể lại: quân đội vì thương vong quá lớn nên giết đến đỏ mắt. Cấp trên ra lệnh thực hiện chính sách tiêu thổ “tam quang” (ba sạch: tức giết sạch, đốt sạch, cướp sạch), mức độ tàn khốc khiến người ta khó có thể tưởng tượng nổi, mức độ phá hoại vượt xa không quân Mỹ ném bom khi trước; chỉ khác mỗi lính Nhật ở Trung Quốc khi xưa ở chỗ: không cưỡng hiếp phụ nữ!

 
Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: “Một cuộc chiến tranh hèn nhát, bất lực, kém cỏi nhất” (Phần 2) - ảnh 5
 
Lính Trung Quốc tháo dỡ đường ray xe lửa để mang về Trung Quốc khi rút quân. Ảnh: Tư liệu Trung Quốc.
 
 

“Thông báo chiến sự” cũng đã đưa về tình hình tương tự, như các mỏ than của Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng Lạng Sơn, nhiều mỏ do Liên Xô viện trợ. Quân đội Trung Quốc khi rút đi đều phá hủy tất cả, nhà cửa của dân cũng đốt hết, gà vịt, trâu bò đều bắn hết rồi ăn. Sau khi đánh chiếm các thành thị, lính Trung Quốc không những phá hủy tất cả nhà cửa, mà đến cột điện cũng phá bỏ. Tất cả những thứ gì lấy được, kể cả đường ray xe lửa cũng tháo dỡ mang về nước.

Chiến thuật thua kém, chỉ huy hỗn loạn

4. Về mặt chiến tranh du kích, chúng ta tuy là thầy, người Việt Nam là trò, nhưng khi tác chiến thì thấy trò sau mấy chục năm chiến tranh đã vượt xa thầy. Họ vận dụng phương châm “địch tiến ta lui, địch dừng ta quấy, địch mệt ta đánh, địch lui ta đuổi” giỏi hơn chúng ta nhiều.

Vùng núi Việt Nam hang động thiên nhiên rất nhiều, lại thêm mấy chục năm xây dựng công sự nên hầu như hang nối hang, giống như địa cung. Quân Việt Nam khi chống trả không lại liền rút vào trong hang, đợi đại quân Trung Quốc đi qua liền chui ra đánh du kích, giết hại nhân viên hậu cần, gây khó khăn rất lớn cho việc tiếp tế hậu cần; đồng thời cũng rất khó tìm thấy sở chỉ huy của họ. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh khi nói chuyện đã chỉ rõ: chia cắt bao vây 3 sư đoàn quân Việt Nam, kết quả chẳng bắt nổi 1 chỉ huy cấp sư đoàn nào, thật đáng tiếc. Về sau, quân đội Trung Quốc đã cho phá hủy tất cả những hang động có thể có quân Việt Nam ẩn náu.

Ngoài ra, mật độ quân Trung Quốc rất dày đặc. Mấy chục vạn quân phân bố ở khu vực chiến trường chật hẹp, chỉ có mấy trục đường ken đặc quân đội nên dễ xảy ra xung đột. Người bạn của tác giả kể, ban đêm đóng quân dã ngoại, khắp sườn đồi đều là lính. Lúc này đặc công Việt Nam thường cải trang, giả danh vì biết nói tiếng Hán, trà trộn tập kích, gây nên thương vong lớn và gây hỗn loạn. Có đơn vị khi cán bộ và binh lính chết nhiều, trên cử cán bộ và binh lính mới bổ sung, người mới người cũ không quen nhau, cũng rất khó chỉ huy. Sự hỗn loạn nảy sinh từ chuyện này cũng là một trong những nguyên nhân khiến quân đội Trung Quốc bị thương vong nhiều.

 
Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: “Một cuộc chiến tranh hèn nhát, bất lực, kém cỏi nhất” (Phần 2) - ảnh 6
 
Tấm bia ghi dấu tội ác của lính Trung Quốc tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, Hòa An, Cao Bằng. Ảnh tư liệu.
 
 

5. Khi đó quân đội Trung Quốc chưa thực hiện chế độ quân hàm, sĩ quan chỉ huy đều mặc áo 4 túi, chiến sĩ áo hai túi. Sau khi bộ đội bị đánh tan tác, ai chỉ huy và có phục tùng nhau hay không trở thành vấn đề lớn. Có đơn vị sau khi cán bộ chỉ huy chết, cán bộ mới do trên điều về thì chiến sĩ không nhận biết người nào cấp chức gì nên rất khó chỉ huy, từ đó sinh ra trạng thái hỗn loạn. Đó cũng là một nguyên nhân khiến quân đội Trung Quốc thương vong lớn.

Tinh thần sa sút, sĩ khí bạc nhược

Có một số đơn vị sĩ khí rất kém. Trung đoàn 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50 đụng độ quân Việt Nam, đường rút lui bị cắt đứt, trung đoàn bộ đã ra quyết định các đơn vị phân tán phá vây một cách rất vô trách nhiệm. Kết quả là lần lượt bị quân Việt Nam chia cắt bao vây, bị rơi rớt lại 542 người, mất 407 khẩu súng các loại, trong đó hơn 200 người bị bắt sống, bao gồm Tham mưu trưởng trung đoàn, Chính trị viên tiểu đoàn và hơn chục cán bộ đại đội, trung đội trưởng. Có đơn vị sĩ quan dẫn cả đại đội đầu hàng tập thể. Một đại đội thuộc đơn vị X khi hành quân bị đơn vị nhỏ Việt Nam chỉ gồm hơn hai chục người bao vây, kết quả cán bộ chỉ huy đã vứt bỏ bộ đội một mình chạy về, lại còn giả vờ bị thương để chui vào bệnh viện; đơn vị về cơ bản bị quân Việt Nam diệt sạch.

Coi chiến tranh thành trò chơi luyện binh

Mục đích chiến tranh mà Trung Quốc đề ra ban đầu đều không đạt được. “Người anh em Khmer Đỏ” Polpot bị gục ngã trước sự tiến công của quân đội Việt Nam. Vấn đề là, binh sĩ Trung Quốc liệu có đáng phải đổ máu vì cái chính quyền như thế không?...

Cuộc chiến tranh này không những không đánh để thể hiện được quân uy, mà trái lại đã bộc lộ quá nhiều vấn đề. Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan khi đó nói: “Cứ xem biểu hiện của quân đội Đại Lục khi đánh Việt Nam thì việc chúng ta bảo vệ Đài Loan không thành vấn đề!”.

Sau chiến tranh, Đặng Tiểu Bình đã thành công chiếm được đại quyền lãnh đạo đảng, chính quyền, quân đội, Hoa Quốc Phong bị rớt đài. Nhưng đã mở ra cuộc chiến tranh biên giới kéo dài 10 năm, biên giới Trung - Việt trở thành bãi luyện binh, các quân đoàn chủ lực thay nhau ra mặt trận. Trên thế giới liệu có mấy quốc gia coi chiến tranh thành bãi luyện binh? Chẳng khác nào trò chơi!

Trung Quốc và Việt Nam vốn “vừa là đồng chí vừa là anh em”; trong lúc vô cùng khó khăn, nhân dân Trung Quốc vẫn hy sinh rất lớn để giúp Việt Nam chống Mỹ. Nay chỉ với một cuộc chiến tranh, chẳng những bao nhiêu sự viện trợ trước đây bị xóa bỏ tất cả, mà cái được của chúng ta chỉ là mấy vạn nấm mộ của các quân nhân Trung Quốc và có thêm một kẻ thù hùng mạnh nữa...

 
Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: “Một cuộc chiến tranh hèn nhát, bất lực, kém cỏi nhất” (Phần 2) - ảnh 7
 
Đại đội lính Trung Quốc thuộc trung đoàn 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50 đầu hàng tập thể ở Cao Bằng. Ảnh tư liệu
 

Tác giả kết luận: Trong danh sách các nhà quân sự của quân đội Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình chủ trì biên soạn, ông ta tự xếp mình đứng thứ 4. Mọi người đều biết, trong những năm tháng chiến tranh, Đặng Tiểu Bình luôn giữ vai trò chính ủy, cũng chưa từng có tác phẩm quân sự nào, căn bản chả dính dáng gì đến các nhà quân sự. Cuộc “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” là sự chứng minh tốt nhất cho năng lực của ông ta.

(Còn nữa)

 
 
 
tin tức liên quan