Pháp lý và Đạo đức
Nguồn:Báo Điện tử Một Thế Giới
Trong bất kỳ một xã hội hay cộng đồng nào thì sự ổn định và vận hành hiệu quả của cộng đồng đó cũng là lợi ích rất lớn. Một trong các nguy cơ phá vỡ sự ổn định và vận hành hiệu quả đó là nạn trai gái vô nguyên tắc. Người Việt ta từ xưa đã truyền kinh nghiệm “”nhất hậu hôn, nhì điền thổ’’, chính là hai nguy cơ lớn nhất gây thù hằn, đâm chém trong xã hội. Điều này đúng cả với phương Đông lẫn phương Tây, cho nên trên thế giới hiện nay hành vi “quấy rối tình dục” bị xem là vi phạm đạo đức nghiêm trọng và rất khó được tha thứ.
Họp báo thầy giáo 'sàm sỡ' hàng chục nữ sinh Bắc Giang
Một vị thầy giáo ở tỉnh Bắc Giang bị tố cáo uống rượu, "sờ soạng" nhiều nữ sinh lớp 5A trường Tiểu học Tiên Sơn vào buổi học phụ đạo chiều 1.3. Cụ thể là ông đã “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh. Ngày 6.3, UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức họp báo tại trụ sở. Khi phóng viên đặt câu hỏi "sờ mông và đùi có phải là vùng nhạy cảm", Phó trưởng công an huyện, Nguyễn Việt Nguyễn nói: "Việc xác định không phải chức năng của công an" (theo VNE).
Trên các trang mạng, nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ về câu trả lời này.
Theo tôi, vị phó trưởng công an không có trách nhiệm xác định vùng này hay vùng kia trên thân thể là nhạy cảm hay không. Có thể ông cũng có câu trả lời cho riêng mình, nhưng vì cẩn thận ông chờ sự xác định từ cá nhân hay pháp nhân có thẩm quyền.
Theo tôi, việc vị thấy giáo “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh nên được xem xét trên hai khía cạnh Đạo Đức và Pháp Lý.
Về Pháp Lý thì nếu có bên nguyên, tòa án có thể thụ lý và phán xét.
Về Đạo Đức thì có tế nhị hơn hơn. Đạo Đức là một khái niệm liên quan tới nhiều lãnh vực như xã hội, văn hóa, tôn giáo, triết học... Trong phạm vi thực tiễn của bài này, xin được hiểu Đạo Đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực xã hội mà các thành viên chấp nhận để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Trong bất kỳ một xã hội hay cộng đồng nào thì sự ổn định và vận hành hiệu quả của cộng đồng đó cũng là lợi ích rất lớn. Một trong các nguy cơ phá vỡ sự ổn định và vận hành hiệu quả đó là nạn trai gái vô nguyên tắc. Người Việt ta từ xưa đã truyền kinh nghiệm “”nhất hậu hôn, nhì điền thổ’’, chính là hai nguy cơ lớn nhất gây thù hằn, đâm chém trong xã hội. Điều này đúng cả với phương Đông lẫn phương Tây, cho nên trên thế giới hiện nay hành vi “quấy rối tình dục” bị xem là vi phạm đạo đức nghiêm trọng và rất khó được tha thứ.
Đặc biệt, trong lãnh vực Giáo Dục, hành vi vi phạm đạo đức loại này còn bị lên án triệt để hơn. Người viết bài này còn nhớ ba mươi năm trước, khi bắt đầu làm việc hướng dẫn học sinh thăm Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Pháp, được dự một buổi hướng dẫn (orientation) về cách ứng xử, trong đó cần tránh đụng chạm thân thể. Không cấm tình yêu, nhưng cấm quấy rối tình dục. Khi được tuyển vào làm việc cho các công ty đa quốc gia, phần hướng dẫn bao giờ cũng nhắc phải tránh các hành vi quấy rối tình dục.
Cho dù chưa biết động cơ là gì, nhưng hành vi của vị thầy giáo “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh, xin nhấn mạnh là nhiều nữ sinh, rõ ràng đã là hành vi quấy rối tình dục, vi phạm một đạo đức rất cốt lõi của ngành Giáo Dục. Do đó, ngành Giáo Dục không thể dung chứa những hành vi đó. Không một ngành nào, cộng đồng nào chấp nhận những cá nhân vi phạm Đao Đức Cốt Lõi của mình!
Sự việc cụ thể bài viết này đề cập là một trường hợp mới xảy ra trong ngành Giáo Dục. Nhưng nó vẫn nghĩ tới những trường hợp tương tự có liên quan tới Đạo Đức và Pháp Lý. Thí dụ một Đạo Đức Cốt Lõi của ngành hành chánh công là Liêm Chính. Một cá nhân trong ngành có hành vi xâm phạm tính Liêm Chính thì, dù hành vi đó có “đúng qui trình” hay “chưa đủ cơ sở để kết tôi về Pháp Lý”, vẫn có cơ sở để loại cá nhân đó ra khỏi ngành! Bài viết này, do đó mong mỏi đóng góp một căn bản cho việc xử lý những trường hợp tương tự!
Họp báo thầy giáo 'sàm sỡ' hàng chục nữ sinh Bắc Giang
Một vị thầy giáo ở tỉnh Bắc Giang bị tố cáo uống rượu, "sờ soạng" nhiều nữ sinh lớp 5A trường Tiểu học Tiên Sơn vào buổi học phụ đạo chiều 1.3. Cụ thể là ông đã “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh. Ngày 6.3, UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức họp báo tại trụ sở. Khi phóng viên đặt câu hỏi "sờ mông và đùi có phải là vùng nhạy cảm", Phó trưởng công an huyện, Nguyễn Việt Nguyễn nói: "Việc xác định không phải chức năng của công an" (theo VNE).
Trên các trang mạng, nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ về câu trả lời này.
Theo tôi, vị phó trưởng công an không có trách nhiệm xác định vùng này hay vùng kia trên thân thể là nhạy cảm hay không. Có thể ông cũng có câu trả lời cho riêng mình, nhưng vì cẩn thận ông chờ sự xác định từ cá nhân hay pháp nhân có thẩm quyền.
Theo tôi, việc vị thấy giáo “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh nên được xem xét trên hai khía cạnh Đạo Đức và Pháp Lý.
Về Pháp Lý thì nếu có bên nguyên, tòa án có thể thụ lý và phán xét.
Về Đạo Đức thì có tế nhị hơn hơn. Đạo Đức là một khái niệm liên quan tới nhiều lãnh vực như xã hội, văn hóa, tôn giáo, triết học... Trong phạm vi thực tiễn của bài này, xin được hiểu Đạo Đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực xã hội mà các thành viên chấp nhận để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Trong bất kỳ một xã hội hay cộng đồng nào thì sự ổn định và vận hành hiệu quả của cộng đồng đó cũng là lợi ích rất lớn. Một trong các nguy cơ phá vỡ sự ổn định và vận hành hiệu quả đó là nạn trai gái vô nguyên tắc. Người Việt ta từ xưa đã truyền kinh nghiệm “”nhất hậu hôn, nhì điền thổ’’, chính là hai nguy cơ lớn nhất gây thù hằn, đâm chém trong xã hội. Điều này đúng cả với phương Đông lẫn phương Tây, cho nên trên thế giới hiện nay hành vi “quấy rối tình dục” bị xem là vi phạm đạo đức nghiêm trọng và rất khó được tha thứ.
Đặc biệt, trong lãnh vực Giáo Dục, hành vi vi phạm đạo đức loại này còn bị lên án triệt để hơn. Người viết bài này còn nhớ ba mươi năm trước, khi bắt đầu làm việc hướng dẫn học sinh thăm Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Pháp, được dự một buổi hướng dẫn (orientation) về cách ứng xử, trong đó cần tránh đụng chạm thân thể. Không cấm tình yêu, nhưng cấm quấy rối tình dục. Khi được tuyển vào làm việc cho các công ty đa quốc gia, phần hướng dẫn bao giờ cũng nhắc phải tránh các hành vi quấy rối tình dục.
Cho dù chưa biết động cơ là gì, nhưng hành vi của vị thầy giáo “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh, xin nhấn mạnh là nhiều nữ sinh, rõ ràng đã là hành vi quấy rối tình dục, vi phạm một đạo đức rất cốt lõi của ngành Giáo Dục. Do đó, ngành Giáo Dục không thể dung chứa những hành vi đó. Không một ngành nào, cộng đồng nào chấp nhận những cá nhân vi phạm Đao Đức Cốt Lõi của mình!
Sự việc cụ thể bài viết này đề cập là một trường hợp mới xảy ra trong ngành Giáo Dục. Nhưng nó vẫn nghĩ tới những trường hợp tương tự có liên quan tới Đạo Đức và Pháp Lý. Thí dụ một Đạo Đức Cốt Lõi của ngành hành chánh công là Liêm Chính. Một cá nhân trong ngành có hành vi xâm phạm tính Liêm Chính thì, dù hành vi đó có “đúng qui trình” hay “chưa đủ cơ sở để kết tôi về Pháp Lý”, vẫn có cơ sở để loại cá nhân đó ra khỏi ngành! Bài viết này, do đó mong mỏi đóng góp một căn bản cho việc xử lý những trường hợp tương tự!
Họp báo thầy giáo 'sàm sỡ' hàng chục nữ sinh Bắc Giang
Một vị thầy giáo ở tỉnh Bắc Giang bị tố cáo uống rượu, "sờ soạng" nhiều nữ sinh lớp 5A trường Tiểu học Tiên Sơn vào buổi học phụ đạo chiều 1.3. Cụ thể là ông đã “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh. Ngày 6.3, UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức họp báo tại trụ sở. Khi phóng viên đặt câu hỏi "sờ mông và đùi có phải là vùng nhạy cảm", Phó trưởng công an huyện, Nguyễn Việt Nguyễn nói: "Việc xác định không phải chức năng của công an" (theo VNE).
Trên các trang mạng, nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ về câu trả lời này.
Theo tôi, vị phó trưởng công an không có trách nhiệm xác định vùng này hay vùng kia trên thân thể là nhạy cảm hay không. Có thể ông cũng có câu trả lời cho riêng mình, nhưng vì cẩn thận ông chờ sự xác định từ cá nhân hay pháp nhân có thẩm quyền.
Theo tôi, việc vị thấy giáo “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh nên được xem xét trên hai khía cạnh Đạo Đức và Pháp Lý.
Về Pháp Lý thì nếu có bên nguyên, tòa án có thể thụ lý và phán xét.
Về Đạo Đức thì có tế nhị hơn hơn. Đạo Đức là một khái niệm liên quan tới nhiều lãnh vực như xã hội, văn hóa, tôn giáo, triết học... Trong phạm vi thực tiễn của bài này, xin được hiểu Đạo Đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực xã hội mà các thành viên chấp nhận để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Trong bất kỳ một xã hội hay cộng đồng nào thì sự ổn định và vận hành hiệu quả của cộng đồng đó cũng là lợi ích rất lớn. Một trong các nguy cơ phá vỡ sự ổn định và vận hành hiệu quả đó là nạn trai gái vô nguyên tắc. Người Việt ta từ xưa đã truyền kinh nghiệm “”nhất hậu hôn, nhì điền thổ’’, chính là hai nguy cơ lớn nhất gây thù hằn, đâm chém trong xã hội. Điều này đúng cả với phương Đông lẫn phương Tây, cho nên trên thế giới hiện nay hành vi “quấy rối tình dục” bị xem là vi phạm đạo đức nghiêm trọng và rất khó được tha thứ.
Đặc biệt, trong lãnh vực Giáo Dục, hành vi vi phạm đạo đức loại này còn bị lên án triệt để hơn. Người viết bài này còn nhớ ba mươi năm trước, khi bắt đầu làm việc hướng dẫn học sinh thăm Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Pháp, được dự một buổi hướng dẫn (orientation) về cách ứng xử, trong đó cần tránh đụng chạm thân thể. Không cấm tình yêu, nhưng cấm quấy rối tình dục. Khi được tuyển vào làm việc cho các công ty đa quốc gia, phần hướng dẫn bao giờ cũng nhắc phải tránh các hành vi quấy rối tình dục.
Cho dù chưa biết động cơ là gì, nhưng hành vi của vị thầy giáo “véo tai, sờ mông và đùi” nhiều nữ sinh, xin nhấn mạnh là nhiều nữ sinh, rõ ràng đã là hành vi quấy rối tình dục, vi phạm một đạo đức rất cốt lõi của ngành Giáo Dục. Do đó, ngành Giáo Dục không thể dung chứa những hành vi đó. Không một ngành nào, cộng đồng nào chấp nhận những cá nhân vi phạm Đao Đức Cốt Lõi của mình!
Sự việc cụ thể bài viết này đề cập là một trường hợp mới xảy ra trong ngành Giáo Dục. Nhưng nó vẫn nghĩ tới những trường hợp tương tự có liên quan tới Đạo Đức và Pháp Lý. Thí dụ một Đạo Đức Cốt Lõi của ngành hành chánh công là Liêm Chính. Một cá nhân trong ngành có hành vi xâm phạm tính Liêm Chính thì, dù hành vi đó có “đúng qui trình” hay “chưa đủ cơ sở để kết tôi về Pháp Lý”, vẫn có cơ sở để loại cá nhân đó ra khỏi ngành! Bài viết này, do đó mong mỏi đóng góp một căn bản cho việc xử lý những trường hợp tương tự!