ĐB Lưu Bình Nhưỡng đặt nghi vấn về lợi ích nhóm ở dự án điện Cà Ná
Nguồn: Báo Điện tử Dân Việt
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng liên tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về việc có hay không có sự phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội trong dự án điện Bạc Liêu, cũng như sự tồn tại của lợi ích nhóm ở dự án điện Cà Ná?
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre).
Cuối phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh diễn ra chiều 6/11, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nêu câu hỏi: “Tôi rất chia sẻ ý kiến của đại biểu Bạc Liêu và tôi tôi muốn hỏi Bộ trưởng là có hay không có việc phớt lờ chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ và của đồng chí Chủ tịch Quốc hội trong dự án điện Bạc Liêu? Có hay không khuất tất, lợi ích nhóm liên quan đến dự án điện Cà Ná? Và đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm trong dự án Điện Long Phú 1”.
Song do thời gian có hạn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nghiên cứu kỹ các câu hỏi và trả lời ngắn gọn vào sáng nay (7/11).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Trước đó, trong phần trả lời chất vấn liên quan tới tiến độ một số dự án điện, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện rất cao trong năm 2019, 2020. Thậm chí tới năm 2022, nguy cơ không có phòng tại những vùng phụ tải cao như Tây Nam Bộ là rất lớn.
"Một trong những nguyên nhân lớn nhất là những điều kiện bất lợi của thời tiết và tính cực đoan rất cao, hầu như các thuỷ điện đang không đủ điều kiện để tích nước để đảm bảo điều kiện để phát điện công suất công suất theo được huy động", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
"Về khí, đến nay chúng ta còn không đủ khí phục vụ phát điện ở miền Đông Nam Bộ cũng như tại một số dự án ở miền Tây Nam Bộ, nhất là dự án khí lô B. Do sự chậm trễ nên chúng ta không đủ điều kiện để đảm bảo cho trung tâm năng lượng Ô Môn bảo đảm việc phát điện. Chính vì vậy, thời gian tới đây, giai đoạn 2019 -2020, Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương và các Bộ, ngành phải quyết liệt để có phương án đảm bảo cân đối điện, đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội cũng như đời sống của người dân”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.Ngoài ra, Việt Nam đang đối mặt với sự suy giảm của thị trường năng lượng sơ cấp do đang phải nhập khẩu một khối lượng than rất lớn. Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam phải nhập khẩu tới 20.000.000 tấn than, năm 2025 chúng ta dự kiến nhập khẩu tới 35.000.000 tấn than.
Chia sẻ về một số giải pháp sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian tới, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, giải pháp đầu tiên là huy động tối đa các nguồn công suất phát, kể cả từ than, dầu khí, điện khí cũng như các nguồn điện khác có liên quan, trong đó có thuỷ điện.
Thứ hai, căn cứ trên thực tế đánh giá về nguy cơ thiếu điện, Bộ Công Thương đã báo cáo với Chính phủ. Thủ tướng và Phó Thủ tướng sau đó đã chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, trình Chính phủ cơ chế mới về giá điện, cũng như phát triển điện tái tạo nhằm đảm bảo có sự bổ sung từ điện mặt trời, điện gió.
“Nếu phương án thấp thì bổ sung thên 6.000 MW điện mặt trời, 5.000 MW điện gió. Nếu thiếu điện trầm trọng, nguồn thuỷ điện không thể đảm bảo huy động đủ, chúng ta sẽ phải huy động cao hơn thông qua việc cấp phép cho các dự án điện mặt trời, đặc biệt là tại các khu vực phụ tải cao như khu vực Tây Nam Bộ và các vùng công nghiệp miền Đông sao cho điện mặt trời có thể huy động được tới 8.000 MW, điện gió có thể lên tới 3.000 MW”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết
Ngoài ra, Bộ Công Thương đang có kế hoạch giao cho PVN đàm phán phán hoạch mua khí từ Malaysia và các nước trong khu vực Vịnh Thái Lan để đảm bảo cung ứng điện không chỉ cho miền Tây, mà còn cho các nhà máy điện miền Đông Nam Bộ.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tiếp lời: “Như vậy, với tất cả các phương án này cộng thêm với việc phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT để điều hành thuỷ điện, thuỷ lợi trong tích nước phục vụ cho nông nghiệp, chúng ta sẽ có điều kiện để đảm bảo đủ điện cho năm 2019- 2020. Về dài hạn, cần tiếp tục tính toán trong kế hoạch sắp tới về dài hạn thì phải phải tiếp tục phát triển bền vững trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có tính đến phát triển các hệ thống trung tâm năng lượng lớn về sử dụng khí nhập tại 3 trung tâm lớn và báo cáo Thủ tướng Chính phủ là Long Sơn, Cà Ná, Bạc Liêu.
Ngoài ra, tiếp tục báo cáo với Chính phủ cho phép đưa vào quy hoạch tổng sơ đồ 8 dự án các trung tâm năng lượng lớn và sử dụng khí nhập khẩu. Bởi hiện nay hiện nay đã không còn đủ điều kiện để phát triển điện than ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các vùng phụ tải cao. Chúng ta đã dừng dừng các dự án điện hạt nhân. Do vậy, việc điều chỉnh đặc biệt là trong tổng sơ đồ sắp tới cũng như tích hợp sẽ phải bao gồm tất cả những nền tảng này để đảm bảo sự phát triển bền vững của năng lượng trong tương lai”.
( C. H sưu tầm)