"Cán bộ là cái gốc của công việc" - Bùi Hoằng

Ngày đăng: 08:28 10/02/2021 Lượt xem: 320
--------------------------------------------------------------------
 
Cán bộ là cái gốc của công việc
 
   “Cán bộ là cái gốc của công việc. Công việc thành công hay thất bại do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn nuôi trồng những cây cối quí báu. Phải trọng nhân tài, phải trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc chung cảu chúng ta”. Sinh thời trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ luôn quan tâm đến công tác cán bộ, đến việc lựa chọn, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ. Người luôn cho rằng cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng của Đảng. Bác Hồ cũng luôn dạy, muốn hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, người cán bộ phải có đủ đức , đủ tài, cả phẩm chất và năng lực, không thể thiếu một mặt nào, không được coi nhẹ một mặt nào. Người nói: “ Có tài phải có đức, có tài mà không có đức, có hại cho nước, có đức mà không có tài như ông bụt ngồi trong Chùa không giúp ích gì được ai”. Tháng 9 năm 1949, khi đến thăm trường Nguyễn Ái Quốc, Bác Hồ đã ghi trong sổ vàng của nhà trường: “ Học để làm việc, làm người, làm cán bộ/Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.
    Muốn đạt mục đích thì phải Cần, Kiêm, Liêm, Chính, Chí Công, Vô Tư. Cán bộ là con người, vì vậy người cán bộ luôn chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội nên khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ trong mối quan hệ toàn diện, nhiều chiều, phát triển và không định kiến ''một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải sẽ sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm nhưng chắc gì sau này không bị sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau... lúc cách mạng lên cao thì hăng hái, lúc cách mạng gặp khó khăn thì đâm ra hoang mang'' hoặc ''nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ''. Theo Người, phải lấy tiêu chuẩn để đánh giá ''cán bộ nào, phong trào ấy''. Một người cán bộ tốt phải là người có đủ đức và tài, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đức là đạo đức cách mạng, là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tài là người có khả năng hành động, làm việc mang lại hiệu quả cao. Đức và tài phải thống nhất với nhau trong đó “Đức là cái gốc”
       Một điều quan trọng nữa là người đánh giá cán bộ. Để đánh giá đúng, đòi hỏi người đánh giá phải công tâm, vô tư, khách quan. Do đó, bản thân người đánh giá cũng phải ''tự sửa mình'' để "nếu không biết sự phải trái của mình thì không thể nhận rõ cán bộ tốt hay xấu''. Đặc biệt đánh giá cán bộ phải dựa vào dân, lấy ý kiến của dân, đem ra tập thể bàn bạc và đi đến thống nhất. Đánh giá đúng cán bộ để Đảng có kế hoạch huấn luyện cán bộ vì ''cán bộ là tiền vốn của Đảng'', ''công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém'', “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc, càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.  Sử dụng cán bộ thế nào? Theo Hồ Chí Minh, trước hết phải xác định đúng yêu cầu của công việc, ''công việc yêu cầu cán bộ'' và khi bố trí, sử dụng phải tránh sự thiên vị cá nhân. Dùng người là cả một khoa học và nghệ thuật, do đó, nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy được phong trào và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ. Muốn đạt mục đích thì phải Cần, Kiêm,Liêm,Chính, Chí Công, Vô Tư.
    Chủ Tich Hồ Chí Minh đã chỉ ra những mục đích chung nhất của người học và biện pháp cơ bản nhất, để thực hiện mục đích đó. Một cách rất khái quát, Người chỉ ra vấn đề để các học viên xác định : Học để làm việc, sau đó làm người và thứ ba mới làm cán bộ. Khi bàn về công tác cán bộ Người viết: Đảng ta gồm có hàng triệu người, hàng vạn cán bộ. Trong đó Sĩ, Nông, Công ,Thương, Binh đều có, tầng lớp xã hội khác nhau, trình độ văn hoá khác nhau, tính tình cá nhân cũng không giống hệt nhau. Vậy sao cho đối đãi đúng với mọi người? đó là một vẫn đề trọng yếu, vì vậy chúng ta cần phải chú ý mấy việc sau đây: Hiểu biết cán bộ, Khéo dùng cán bộ, Cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ. Người còn viết: Đảng ta là một Đảng đấu tranh, trong cuộc đấu tranh thường hao tổn một số cán bộ quí báu, vì vậy chúng ta càng phải quí cán bộ, bổ xung cán bộ, phải giữ gìn cán bộ cũ và đào tạo cán bộ mới. Vấn đề cán bộ là vẫn đề rất trọng yếu, đối với vấn đề đó Đảng phải làm như thế nào? Người dạy: Kinh nghiệm cho ta biết, mỗi lần xem xét lại nhân tài,  một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác những người hủ hoá cũng lòi ra.
    Vấn đề cất nhắc cán bộ cũng vậy. Khi cất nhắc cán bộ cần phải xem xét người đó có gần gũi quần chúng hay không, lại phải xem người ấy xứng với việc gì, nếu người tài mà dùng không đúng chỗ của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, mà chọn phải  người bô lô ba la, chỉ nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại. Biết dùng cán bộ là cả một nghệ thuật. “ Phải khéo dùng cán bộ, không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay, vì vậy chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ...”
 
Bùi Văn Hoằng
Ctv trang TT& BTTS
Email:hoang1592@gmail.com
tin tức liên quan