Kế hoạch hoạt động của Ban Lịch sử Truyền thống năm 2015 -2016

Ngày đăng: 08:16 09/08/2017 Lượt xem: 1.574

 

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

BAN LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG NĂM 2015-2016

 

Căn cứ vào kết luận của Hội nghị giữa nhiệm kỳ và Kế hoạch công tác của TW Hội Trường Sơn. Ban Lịch sử Truyền thống xây dựng kế hoạch hoạt động về lĩnh vực Lịch sử truyền thống với các nội dung chính như sau:

 

1-Làm việc với Tùy viên Quốc phòng (Quân sự) của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào có ý kiến với Nhà nước Lào một số vấn đề:

-             Nhà nước Lào có kế hoạch xếp hạng các Di tích đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh trên đất Lào là Di tích quốc gia Lào. Danh mục các điểm Di tích đã fax cho Tùy viên QS của Đại sứ quán Việt Nam tại Viên Chăn ngày 05/3/2015.

-             Đề nghị Chính quyền Lào cho phép xây dựng một số Tượng đài, Bia di tích về Đường Hồ Chí Minh trên các tỉnh Trung- Nam Lào.

-             Cho phép bảo tồn tôn tạo một số Di tích trên địa phận tỉnh Savanakhet: Địa đạo sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Trường Sơn tại Bản Huội Chăng (H.Sê Pôn), Kho xăng K4 tại Bản Sê Băng Nưa (Sê Pôn), Kho xăng K5 tại Bản Cọ (nay gọi là Bản May- H. Sê Pôn).

 

2- Phối hợp với  Ban QLDA Binh đoàn 12, theo dõi việc việc lập và xây dựng các Dự án tôn tạo Di tích Đường Trường Sơn bằng vốn ngân sách:

-             Bảo tồn, tôn tạo Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Trường Sơn tại xã Hiền Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình;  Xây dựng Bia di tích tại Khe Hó- Vĩnh Linh, Quảng Trị.

-             Theo dõi việc xây dựng các hạng mục còn lại của Dự án số 5: “ Bảo tàng ngoài trời”.

-             Tiếp tục đề nghị Nhà nước và Bộ Quốc phòng đầu tư thực hiện Dự án số 4: Bảo tồn tôn tạo các di tích trọng điểm trong địa phận tỉnh Quảng Bình. Binh đoàn 12 đã lập Dự án, Bộ Quốc phòng chưa duyệt do chưa bố trí được vốn.

 

3- Phối hợp với Binh đoàn 12 về việc tiếp tục lập hồ sơ bổ sung các Di tích đường Trường Sơn là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đề xuất tôn tạo các di tích cần thiết.

-             Đã 37 Di tích đã được xếp hạng Di tích đặc biệt, nhưng một số hồ sơ chưa đủ, Ban QLDA và Bảo tàng  đường Trường Sơn Binh đoàn 12 rà soát lại và hoàn thiện hồ sơ còn thiếu.

-             Làm việc với Cục Di sản, tiếp tục đề xuất lập hồ sơ bổ sung các Di tích đường Trường Sơn quan trọng để Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt (ngoài 37 di tích đã được công nhận). Ban Lịch sử truyền thống sẽ chuẩn bị tài liệu đề xuất với Thường vụ để thông qua các di tích bổ sung.

-             Lấy ý kiến các Cựu chiến binh Trường Sơn- những người trực tiếp chiến đấu trên các địa bàn khác nhau để phát hiện bổ sung các di tích quan trọng hệ thống các Di tích Đường Trường Sơn trên cả đông và tây Trường Sơn.

-             Trong 37 Di tích đã xếp hạng, soát xét lại để đề xuất việc bảo tồn tôn tạo Di tích. Hầu hết các trong số 37 di tích đều đã có bia di tích, hoặc nằm trong các Dự án tôn tạo đã được Chính phủ quyết định tôn tạo nhưng chưa có vốn. Những di tích cần thiết tôn tạo ngay có thể có đề nghị riêng hoặc dùng các nguồn vốn khác để tôn tạo.

 

      4- Thu thập tư liệu, nghiên cứu lịch sử, phối hợp với Binh đoàn 12 đề xuất bổ sung “Sách Lịch sử Đoàn 559- Bộ đội Trường Sơn”.

-             Bổ sung vào một số nội dung của lịch sử mà Sách lịch sử cũ chưa rõ hoặc chưa đủ. Ví dụ: Sự đóng góp của Bộ đội Trường Sơn trong các chiến dịch lớn, trận đánh lớn.

-             Bổ sung thêm phần Binh đoàn 12 làm kinh tế các năm sau này.

 

      5--Làm rõ một số vấn đề về lịch sử Trường Sơn

Phối hợp với Binh đoàn 12, các cơ quan của Bộ QP và địa phương có liên quan như: Viện Lịch sử quân sự VN, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Đak Nông , có thể tổ chức hội thảo làm rõ một số vấn đề :

a-         Vị trí điểm vượt đường 9 của Đường Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1959-1961. Đây là vấn đề không lớn nhưng để tránh sự hiểu lầm giữa đường dây Thống nhất và Đường Hồ Chí Minh.  Đường dây Thống Nhất do Tỉnh ủy Trị Thiên lãnh đạo làm nhiệm vụ cung ứng hậu cần cho Trị Thiên và Liên khu V.

b-         Xác định danh mục 5 trục dọc và 21 trục ngang của đường Trường Sơn. Trong tất cả các tài liệu tuyên truyền và các phương tiện thông tin đại chúng đều nói là Đường Hồ Chí Minh có 5 trục dọc và 21 trục ngang dài gần 20 000 km, nhưng chưa có tài liệu nào nêu danh mục các trục dọc hay trục ngang đó.

c-         Đề xuất lấy ngày 01/3/1975 ngày  F968 đánh đòn nghi binh (tấn công Đồn Tầm, chốt Mỹ) là ngày mở đầu chiến dịch Tây Nguyên ( Hiện nay lấy ngày nổ súng đánh Buôn Ma Thuột 10/3/1975 làm ngày mở đầu chiến dịch Tây Nguyên)

d-         Xác định vai trò của một số “Đường dây” khác có làm nhiệm vụ tương tự như Đoàn 559:

-             Đường Hồ Chí Minh trên Biển- (Tiền thân là Đoàn 603 thuộc 559 thành lập 7/1959- sau chuyển về Bộ Tư lệnh Hải quân)

-             Đường dây Thống nhất của Trị Thiên có nhiệm vụ đưa công văn thư từ, tiếp tế hàng hậu cần từ Hồ Xá vào Liên khu V (Ban đầu thuộc Trị Thiên, 1961 sát nhập vào 559).

-             Đoàn B90 thành lập ngày 25/5/1959, sau này là C300 -C 270-C200( thành lập 06/6/1960) mở đường bắt liên lạc ở nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ngày 30/10/1960 là ngày khai thông liên lạc giữa B90 và C200 tại Đak Nông. Tháng 10/2015 Đak Nông kỷ niệm 55 năm ngày

-             Đường dây chuyển tài chính và miền Nam…

 

6-         Biên tập nội dung và xuất bản một số cuốn sách:

Cùng phối hợp với Ban Tuyên truyền thi đua, ra đề cương, chuẩn bị nội dung, duyệt nội dung, lên kế hoạch in ấn hai cuốn sách:

a-“Hệ thống các di tích  đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh với nội dung giới thiệu Hệ thống Di tích Đường Hồ Chí Minh cả Đông và Tây Trường Sơn.

b-“Mạng Đường Trường Sơn mang sức mạnh kỳ diệu”  Nội dung giới thiệu các trục đường Trường Sơn.

 

7-         Làm cuốn “Đại sách” Huyền thoại Trường Sơn.

-             Cùng Binh đoàn 12 liên hệ với Tạp chí “ Trí thức và phát triển” (Công ty Trí Tuệ Việt trước đây) là đơn vị Chủ biên cuốn Huyền thoại Trường Sơn để in cuốn “Đại sách” theo kích thước ta yêu cầu. Dự kiến đặt tại Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh và tại “Bảo tàng ngoài trời” tại Trạ Ang Km 14 Đường 20.

 

Với các nội dung chính như trên là một khối lượng rất lớn, nên chưa xác định được các mốc thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành. Sau khi kế hoạch được duyệt, Ban Lịch sử truyền thống sẽ có buổi làm việc với các cơ quan liên quan của Binh đoàn 12 (Ban QLDA, Phòng Chính trị) để thống nhất nội dung và thứ tự ưu tiện thực hiện kế hoach.

 

                                                                       Ban Lịch sử, Truyền thống

         Trưởng ban   Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng