Báo cáo Tổng kết hoạt động thi đua năm 2021 Cụm Thi đua các tổ chức xã hội khu vực Hà Nội.

Ngày đăng: 08:45 02/12/2021 Lượt xem: 271
      CỤM THI ĐUA                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 


     Số:  822   / BC                                 Hà Nội, ngày  01 tháng 12 năm 2021
 
  
BÁO CÁO
Tổng kết hoạt động thi đua năm 2021
Cụm thi đua các tổ chức xã hội Khu vực Hà Nội
 


Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về nội dung, mục tiêu thi đua năm 2021, Cụm thi đua các tổ chức xã hội khu vực Hà Nội chủ động triển khai các nội dung đã ký giao ước thi đua năm 2021. Tiến hành trong điều kiện có nhiều thuận lợi, cơ hội, như Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bầu cử Đại biểu Quốc Hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp... nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19 bùng phát kéo dài ở nhiều tỉnh, thành phố, khu công nghiệp, theo đó kinh tế suy giảm, đời sống, sinh hoạt khó khăn, nhưng từng Hội đã tìm được giải pháp, hình thức thi đua phù hợp, sáng tạo, biến nguy cơ thành thời cơ, vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả tốt, được ghi nhận.
 
                             Phần thứ nhất  
                   KẾT QUẢ  HOẠT ĐỘNG THI ĐUA NĂM 2021
 
        I-Thi đua nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
          Các Hội đều làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên, gương mẫu chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình công tác của Ủy ban trung ương MTTQ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuyên truyền nội dung, ý nghĩa ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, về thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVvà bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp; về phòng chống dịch, làm cho hội viên nhận thức được trách nhiệm việc làm của mình, không ngừng nâng cao cảnh giác, phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa, suy thoái về tư tưởng - chính trị, đạo đức lối sống; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tham gia bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Một số hoạt động tuyên truyền nổi bật ở các hội, là:
       1- Hội Người cao tuổi Việt Nam:Thường xuyên đưa tin về các hoạt động của người Cao tuổi ( NCT), gương người tốt, việc tốt  trong thực hiện Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, chương trình công tác của Ủy ban MTTQ. Trong điều kiện dịch bùng phát ở nhiều địa phương hội đã tích cực sử dụng công nghệ thông tin, tuyên truyền trực tuyến (qua Email, Zalo...). Nhân tháng hành động “Vì người cao tuổi Việt Nam”, Hội vinh dự được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp, làm việc với Đoàn đại biểu Hội NCT Việt Nam và đại diện Hội viên Hội NCT Hà Nội tiêu biểu.
         2- Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam: Làm tốt việc kết nối tuyên truyền trong nước và quốc tế về các hoạt động cứu trợ nhân đạo, huy động nguồn lực, kinh phí, vật chất giúp đỡ  nhân dân các địa phương bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ, trong phòng chống dịch bệnh, nhất là trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư. 
         3- Hội Nạn nhân Chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam: Mặc dù trong điều kiện giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều tỉnh, thành phố, nhưng đã làm rất tốt việc tuyên truyền nhân Kỷ niệm  60 năm Thảm họa Da cam ở Việt Nam,  được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội tới thăm, làm việc, được nhân dân cả nước và các tổ chức quốc tế quan tâm, chia sẻ. Qua công tác tuyên truyền, triển khai hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm hoạ Da cam, khẳng định vai trò, vị thế của hội, nhân dân, hội viên, nạn nhân thêm tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, luôn quan tâm sâu sắc tới người có công với cách mạng và nạn nhân chất độc da cam. Hoạt động tuyên truyền của Hội khơi dậy đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đoàn kết dân tộc, gắn kết mọi tầng lớp trong xã hội qua tiếng nói chung của cộng đồng xã hội; luôn hướng tới người yếu thế, nạn nhân chất độc Da cam có hoàn cảnh khó khăn đang chịu di hoạ của chiến tranh hoá học. 
         Lãnh đạo Trung ương Hội dự và báo cáo chuyên đề về các hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm họa Da cam tại hội nghị giao ban lãnh đạo các báo, đài Trung ương, bộ, ngành và TP Hà Nội, do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào đầu tháng 7/2021 đã cấp phát 250 cuốn Đề cương tuyên truyền 60 năm Thảm hoạ da cam và nhiều tài liệu tuyên truyền. 
TW.Hội tổ chức gặp mặt, kết nối với 53 lượt cơ quan và phóng viên báo đài, tuyên truyền và phối hợp tuyên truyền với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương, các bộ, ngành và TP Hà Nội; đại diện một số tổ chức và cơ quan báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, có chất lượng trong dịp kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam.
       4- Hội Cựu Thanh niên Xung phong Việt Nam: Thực hiện tốt Cuộc vận động “Cựu TNXP nêu gương sáng, học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” mừng kỷ niệm 70 năm Bác Hồ tặng thơ TNXP và 71 năm ngày truyền thống Lực lượng TNXP Việt Nam. Phối hợp với Ban bí thư Trung ương Đoàn  xây dựng Bia Di tích lịch sử tại cầu Nà Cù, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn; phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản HCM tổ chức nhiều hoạt động Kỷ niệm 70 năm Bác Hồ tặng Thơ TNXP.
       5- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam: Có các hình thức tuyên truyền về Bầu cử đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân rất sinh động, lôi cuốn thế hệ trẻ thực hiện, như: “Mỗi lá phiếu, một niềm tin”, “ Vũ điệu đi bầu”, Cuộc thi ảnh “Tôi đi bầu cử”; Thi trực tuyến về tìm hiểu Luật Bầu cử. Đẩy mạnh phong trào “Thanh niên tình nguyện”, động viên lực lượng thanh niên làm tốt nhiệm vụ SSCĐ bảo vệ  biên giới, biển đảo; tham gia tuyến đầu chống dịch Covid-19; khơi dậy trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tình yêu thương trong chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân ở thành phố HCM, các tỉnh Miền Nam và các địa phương dịch bùng phát mạnh.Thực hiện tốt chương trình “San sẻ yêu thương, chung tay vượt qua đại dịch”...
       6- Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam: Làm tốt công tác tuyền truyềnnâng cao nhận thức cộng đồng về khuyết tật, quyền của Người khuyết tật (NKT), trách nhiệm của Nhà nước, gia đình, xã hội trong việc trợ giúp NKT, tạo cơ hội để NKT vươn lên hòa nhập cộng đồng. Trung ương Hội đã tổ chức tốt chương trình “Trung thu Yêu thương”, cho các cháu thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thái Nguyên.  Làm tốt việc vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tài trợ, ủng hộ tiền và vật chất cho người khuyết tật.
       7- Hội Người Mù Việt Nam: Coi trọng tuyên truyền văn hóa, giáo dục, để xã hội và nhân dân biết được khả năng, nguyện vọng của người Mù, từ đó quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người mù phấn đấu vươn lên. Hội đã xuất bản tạp chí đời mới theo định kỳ 10 năm số báo phát thanh và chữ Braille và đã cập nhật vào trang thông tin điện tử của một số tỉnh thành, bằng các hình thức chữ Braille, Email, Website. Tạp chí Đời Mới đã tuyên truyền mạnh mẽ về phòng chống Dịch Covid-19, để người mù tham gia phòng chống dịch.
        8- Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam: Vận động hội viên tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng,Tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ từ thiện, các buổi Hội thảo, diễn đàn và nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm giúp đỡ trẻ khuyết tật, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của nhân dân và các nhà tài trợ. Trong thời điểm dịch Covid 19 bùng phát, Hội đã sưu tầm tài liệu hướng dẫn phòng chống dịch đăng trên wesite, Tạp chí Tình thương & Cuộc sống, hướng dẫn phòng chống tai nạn thương tích, tàn tật cho trẻ em tại cộng đồng.
       9- Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam: Quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung thi đua đã ký giao ước, chủ động khắc phục khó khăn về dịch bệnh, tổ chức hội hop, thông tin trực tuyến, trên trang điện tử và bản tin Trường Sơn. Dẩy mạnh phong trào thi đua “Trường Sơn – Tự hào – Phát triển”, phong trào “Tỏa Sáng Trường Sơn” khắc phục khó khăn về tuổi tác, sức khỏe, phát huy truyền thống Trường Sơn và nghĩa tình đồng đội trong khó khăn, nhất là các địa phương dịch Covid bùng phát mạnh. Trang điện tử Trường Sơn cán mốc 64 triệu người truy cập, trong năm biên tập, xuất bản 9 đầu sách về truyền thống, lịch sử; xuất bản Phim dài tập về Nữ chiến sỹ Trường Sơn. Tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, viết sách, thi thơ, nói chuyện chuyên đề, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ.
         II- Thi đua phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của hội viên, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của hội; gương mẫu, đi đầu thực hiện các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ động tham gia các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương, của Ủy ban MTTQ phát động:
         Căn cứ đặc điểm, nhiệm vụ, tình hình kinh tế, xã hội trong từng thời điểm, các Hội  có chủ đề thi đua, nội dung, biện pháp phù hợp, đạt hiệu quả cao, như:
        Thi đua phát huy vai trò thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh thực hiện sản xuất, phát triển kinh tế, chủ động tham gia thực hiện các phong trào, cuộc vận động do cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương và Ủy ban MTTQ phát động, như “Xóa đói, giảm nghèo”; “ Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “ Đời sống văn hóa”, “Môi trường xanh, sạch đẹp”.. lập thành tích mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và  bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
          Các Hội làm tốt việc vận động hội viên tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19; chung tay khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ gây ra.
       Năm 2021, tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, thời gian giãn cách kéo dài, diện rộng, nhiều lần, ở nhiều tỉnh, thành phố, không thuận lợi cho các hoạt động phong trào, bề nổi, nhưng lãnh đạo các hội đã tìm  được nhiều nội dung, biện pháp thi đua phù hợp,  thực hiện có hiệu quả. Nổi bật là;
1- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam:
Hưởng ứng các nội dung do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động cụ thể như: “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, Thi “Dự án khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo” với chủ đề chuyển đổi số nền kinh tế. Khuyến khích thanh niên nghiên cứu khoa học, triển khai các công trình sản phẩm; giới thiệu các mô hình quản trị, phân phối sản phẩm. Tổ chức chiến dịch truyền thông “Gia đình trẻ hạnh phúc, tiêu biểu”; tổ chức ngày hội “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn”. Trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống, đã triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, cùng Hội Doanh nhân trẻ, Thầy thuốc trẻ đồng hành cùng 650 trẻ em mồ côi do dịch Covid-19, đến nay đã có 65 em được các thành viên trong Hội nuôi dưỡng, đỡ đầu.
     - Triển khai chương trình “Sức mạnh 2000”: Khởi công 08 công trình thanh niên trị giá hơn 1,1 tỷ đồng; tổ chức Lễ phát động chương trình “Điều ước cho em”. Chương trình trao tặng 16 công trình Trường đẹp cho em, Nhà bán trú cho em; nhà vệ sinh cho em, trị giá gần 127 tỷ đồng. Trong khuôn khổ chương trình, tổ chức các hoạt động “Ngày làm việc tốt’’ tại 63 tỉnh, thành phố, với sự tham gia của hơn 40 tổ chức, doanh nghiệp, CLB, đội, nhóm tình nguyện và gần 4.000 thanh niên, tình nguyện viên tham gia các hoạt động với tổng trị giá các công trình, phần việc, quà tặng cho người dân và thanh thiếu nhi là gần 5 tỷ đồng.
- Tổ chức Chương trình “San sẻ yêu thương chung tay vượt qua đại dịch Covid-19”; Chuyến xe “san sẻ yêu thương”; “Điều ước cho em”; “Ngôi nhà hạnh phúc”,“ Triệu túi an sinh, triệu chai nước” giúp các em nhỏ, những người khó khăn vượt qua đại dịch và di chuyển về quê.
- Phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam: ủng hộ vật chất, kinh phí cho khám sàng lọc Covid-19, tặng trang thiết bị phòng chống dịch tại TP.Thủ Đức. Vận động hàng chục ngìn thanh niên tình nguyện vào tuyến đầu dập dịch, sẵn sàng cùng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và các tình phía Nam chung tay chống dịch.
 Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp đã quyên góp ủng hộ và tặng hơn 15 tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 ở các địa phương và đã có hơn 600 Tình nguyện viên tham gia, bán 100 tấn vải Lục Ngạn thông qua nền tảng bán hàng trực tuyến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban MTTQ Hội đã tích cực tham gia chương trình “Sóng và máy tính cho em” giúp các em vùng cao, vùng sâu học trực tuyến...
2- Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam:  Phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo của các hội, hội viên ở 48 tỉnh, thành phố và 47 Hội, Ban Liên lạc đơn vị truyền thống trong việc chủ động khắc phục khó khăn tích cực sản xuất, phát triển kinh tế; gương mẫu thực hiện các phong trào, cuộc vận động ở từng địa phương, Tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho 3.700 hội viên Trường Sơn và đối tượng chính sách ở 12 huyện thuộc 7 tỉnh, góp phần đảm bảo an sinh, xây dựng khối đại đoàn kết.
Công tác tri ân, nghĩa tình đồng đội được thực hiện chủ động, thường xuyên, bằng các hình thức phù hợp. tích cực, kể cả trong thời điểm dịch Covid- 19 bùng phát ở nhiều địa phương. Kỷ niệm 46 năm chiến thắng 30/4, Hội đã tổ chức các đoàn dâng hương tri ân các liệt sỹ đang an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Đường 9 và nghĩa trang liệt sỹ ở các địa phương.
Phát động quyên góp, ủng hộ kinh phí, vất chất cho các địa phương dịch bùng phát. Mặc dù là hội tự túc về kinh phí hoạt động, nhưng đã phát động quyên góp tiền, vật chất, ngày 3/6 đã tới Ủy ban Trung ương MTTQVN chuyển 50 triệu đồng vào Quỹ Vaccine và 10 nghìn khẩu trang cao cấp tặng các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Theo đó hội Trường Sơn ở  48 tỉnh, thành phố, 46 đơn vị truyền thống cũng đã phát động quyên góp, ủng hộ vào quỹ Vacine ở các tỉnh, thành phố (Thông qua MTTQ) là 45 tỷ đồng. Mặc dù tuổi cao, nhưng có 121 cán bộ, hội viên trực tiếp tham gia các tổ công tác chống dịch, 125 hội viên tham gia thực hiện nhiệm vụ ở các chốt kiểm dịch, trên 300 hội viên tham gia các tổ giúp  các gia đình có người mắc dịch, tử vong và 16 hội viên Trường Sơn đã qua đời do nhiễm dịch.
Nổi bật là Hội Trường Sơn ở các thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng; các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa...nhiều hội viên đã trực tiếp đóng góp và quyên góp, ủng hộ, tiếp nhận, phân phối ở nơi tâm dịch.
Chủ tịch Hội đã quyết định khen thưởng đột xuất, kịp thời cho 10 tập thể, 16 cá nhân; đề nghị Ủy ban TWMTTQVN khen 04 tập thể và 05 cá nhân. Hội Nữ chiến sỹ Trường Sơn là lực lượng nòng cốt tiếp nhận, phân phối nhu yếu phẩm hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và người dân gặp khó khăn trong thời điểm dịch bùng phát mạnh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
3- Hội Cựu Thanh niên Xung phong Việt Nam
Trong điều kiện Dịch Covid- 19 có nhiều diễn biến phức tạp, bùng phát ở nhiều địa phương, các cấp Hội vẫn giữ vững hoạt động; tăng cường đoàn kết, sáng tạo vì Nghĩa tình đồng đội, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.Tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước”; thường xuyên nắm bắt tư tưởng của cán bộ, hội viên, phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng của Cựu TNXP với các cấp ủy, chính quyền, Quốc Hội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc để xem xét giải quyết. Chú trọng những vấn đề liên quan tới chế độ chính sách đối với TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các đợt sinh hoạt truyền thụ mục tiêu, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Các cấp hội Cựu TNXP tổ chức và tham gia nhiều hoạt động, như: Trồng cây xanh, làm đường nông thôn, ủng hộ thiết chế văn hóa cơ sở. Tổ chức dâng hương tại các nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang TNXP; nhân ngày lễ, ngày truyền thống tổ chức gặp mặt, tặng quà, mừng thọ các hội viên cao tuổi; phối hợp tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho hội viên. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, tạo phong trào từ cơ sở.
Phong trào : “Vì nghĩa tình đồng đội” các cấp hội hướng tới mục tiêu chăm lo cho hội viên nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cô đơn, không nơi nương tựa; nhân các ngày lễ, tết các cấp hội đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà hội viên khó khăn, trị gia 01 tỷ 465 triệu đồng. Hội Cựu TNXP các cấp được cấp ủy, chính quyền, các nhà doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân quan tâm giúp đỡ, ủng hộ bằng tiền và vật chất, giá trị trên 40 tỷ đồng.
 Các cấp Hội Cựu TNXP trong cả nước chủ động tham gia phòng chống dịch Covid-19”, đã ủng hộ Quỹ Vaccine (thông qua MTTQ các cấp) gần 7 tỷ đồng, hỗ trợ trực tiếp cho cac lực lượng chốn dịch 465 triệu đồng. Hội đã dăng tải các hình ảnh, video cảnh báo, trả lời hỏi đáp về phòng chống dịch để tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, hội viên. 
Tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 70 năm Bác Hồ tặng thơ TNXP (28/3/1951- 28/3/2021), thực hiện đề án 02 về tin học hóa các hoạt động của Hội, tổ chức họp trực tuyến giữa Trung ương Hội với 54 điểm cầu các tỉnh, thành Hội.
Tiếp tục phối hợp với các địa phương, các bộ, ngành liên quan giải quyết chế độ chính sách còn tồn đọng đối với TNXP. “Quỹ nghĩa tình đồng đội” hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế hoạt động tố; hàng vạn hội viên Cựu TNXP được vay vốn làm kinh tế không tính lãi, đã thoát nghèo bền vững.
4- Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam:
        Đã cụ thể hóa Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Trung ương MTTQVN; Trung ương Hội đã phát động phong trào thi đua năm 2021, với chủ đề “Vì nạn nhân chất độc da cam”, thực hiện “Năm hành động vì nạn nhân chất độc da cam”. Đã ban hành Kế hoạch số 137-KH-TT-TWH về tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” (2011-2021), do Uỷ ban Trung ương MTTQVN phát động; chỉ đạo các tỉnh, thành hội tổng kết 10 năm thực hiện phong trào, lồng ghép với Phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam”, với các phong trào khác tại các địa phương. Các cấp hội đã vận động các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước ủng hộ, giúp đỡ cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam với nhiều hình thức, như: Vận động các doanh nghiệp, các cá nhân, xây dựng các dự án. Tiếp nhận Dự án của các tổ chức và cá nhân quốc tế  hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam của các cá nhân và tổ chức quốc tế; tiếp nhận quà của Thủ tướng Chính phủ; tiền và quà ủng hộ của các đơn vị quân đội, của Quỹ Hoa hòa bình ủng hộ nạn nhân ở các tỉnh Quảng Nam, tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận; Hội Doanh nghiệp trẻ tặng quà cho nạn nhân tại tỉnh Tuyên Quang…Các dự án đầu tư thiết thực, phát huy tốt hiệu quả; đã chủ động có kế hoạch thu hút nguồn lực, xây dựng quỹ, công tác quản lý tài chính, quản lý quỹ ngày một tốt hơn và sát với nhiệm vụ cụ thể.
          - Trong triển khai các hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có công văn gửi tới các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và trực tiếp tổ chức Hội nghị phối hợp với Bộ Y tế, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng), Quân khu 5, Binh chủng Hoá học, Binh đoàn 12 tổ chức các hoạt động kỷ niệm. 
          Trung ương Hội đã đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Quốc phòng về tiếp tục hoàn thiện chế độ chính sách và có các hoạt động thiết thực hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Công tác vận động, chăm sóc nạn nhân ở các hội thành viên đã triển khai tích cực; mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng một số tỉnh, thành hội vẫn đạt kết quả vận động nguồn lực cao.
          Trong dịp kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam tổng số tiền, vật chất các cấp hội vận động ủng hộ nạn nhân là hơn 257, 3 tỷ đồng.  Tổng số chi cho nạn nhân: 236,77 tỷ đồng, trong đó: hỗ trợ hơn 2.870 ngàn suất quà; làm mới, sửa chữa 1.257 nhà; tặng 1.328 xe lăn, nuôi dưỡng chăm sóc thường xuyên hơn 5.000 nạn nhân; khám bệnh và cấp thẻ BHYT cho hơn 3.000 người, hỗ trợ hơn 8.70 suất vay vốn, gần 2.000 suất học bổng; đã chi cho việc chăm sóc nạn nhân ở các địa phương và qua Quỹ Trung ương,  tổng cộng là 182,65 tỷ đồng.
         Về phòng chống dịch bệnh Covid-19: Trung ương Hội đã kêu gọi cán bộ, nhân viên, hội viên tích cực ủng hộ Quỹ. Vaccine, 100% tỉnh, thành hội đã hưởng ứng. Cơ quan Trung ương Hội đã phát động quyên góp, ủng hộ được 38 triệu đồng. Các tỉnh, thành hội đã ủng hộ gần 10 tỷ đồng.   
5- Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam
          Đã triển khai toàn diện các nội dung công tác Hội, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện nhiều hoạt động lớn. Cụ thể là:
          Tổ chức thành công  Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” Xuân Tân Sửu 2021, cấp phiếu mua hàng 0 đồng, kết hợp thăm, tặng quà đồn biên phòng, trường học, chốt phòng, chống dịch, hội thi gói bánh tét tặng cơ sở xã hội.
Thực hiện “Tháng Nhân đạo-2021” với chủ đề “Vì một cộng đồng an toàn”. ; tổ chức 175 phiên Chợ nhân đạo, cấp 30,358 phiếu mua hàng miễn phí; khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 127.109 người; vận động hiến máu đạt 76.646 đơn vị máu, tổng giá trị hoạt động của toàn Hội đạt 440,956 tỷ đồng
Các cấp Hội đã xây dựng và trao tặng hàng trăm công trình nhân đạo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, riêng Trung ương Hội đã xây dựng và khánh thành 75 công trình nhân đạo (Nhà chống lũ) trao tặng cho người dân tại huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị, nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội CTĐ Việt Nam.
Làm tốtCông tác chăm sóc sức khỏe, sơ cứu cộng đồng; vận động hiến máu tình nguyện, hiến tặng mô, tạng nhân đạovàtham gia ủng hộ người dân ứng phó với dịch COVID-19. Tổ chức chiến dịch hỗ trợ kịp thời người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tăng cường “Kết nối cộng đồng – Vượt qua thách thức” và vận động ủng hộ Chương trình  “Triệu phần quà Đại đoàn kết, tiếp sức đồng bào miền Nam vượt qua đại dịch”, Tổng kinh phí hỗ trợ trong hệ thống Hội đạt gần 530 tỷđồng.
         Hoạt động phòng ngừa và ứng phó thảm họa: Hội Chữ thập đỏ đã chủ động chuẩn bị tốt kế hoạch, phương án, lực lượng, phương tiện và các điều kiện vật chất phục vụ hoạt động phòng ngừa và ứng phó thảm họa thiên tai; góp ý kiến vào Dự thảo Kế hoạch Phòng chống thiên tai Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Hoàn thành các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng mưa lũ lịch sử năm 2020 với tổng giá trị trên 40 tỷ đồng tiền và hàng để triển khai hỗ trợ tiền mặt cho sinh kế, sửa nhà, xây nhà mới, tiền mặt đa mục đích, bộ dụng cụ sửa nhà và bộ đồ nấu ăn… Ngoài ra Hội vận động hỗ trợ 15.000 áo phao cứu sinh, trị giá 20,16 tỷ đồng cho 12 tỉnh thành ven biển từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà.
6-  Hội Người cao tuổi Việt Nam
         Năm 2021 là năm diễn ra Đại hội/Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021 của các cấp Hội NCT, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NCT Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2021-2026, Ban Thường vụ Hội NCT Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 78/HNCT-TCKT ngày 20/3/2020 hướng dẫn các cấp Hội NCT tổ chức Đại hội và Hội nghị Tổng kết nhiệm kỳ. Đến nay về cơ bản cấp Hội NCT cơ sở, cấp huyện đã tổ chức xong Đại hội và Hội nghị Tổng kết nhiệm kỳ; đối với cấp tỉnh do đại dịch Covid diễn biến phức tạp nên đến nay mới có khoảng 1/3 cấp tỉnh tổ chức Đại hội và Hội nghị Tổng kết nhiệm kỳ.  Đã Ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện kế hoạch chăm lo tết Tân Sửu đối với Người cao tuổi. Theo báo cáo của các địa phương trong dịp tết Nguyên đán đã có gần 800.000 Người cao tuổi được chúc thọ, mừng thọ; trong đó có 9.760 cụ tròn 100 tuổi được Chủ tịch nước tặng quà và trao Thiếp mừng thọ. Nhiều địa phương, gia đình đã tổ chức chúc thọ, mừng thọ rất trang trọng vui vẻ được các cụ và nhân dân khen ngợi.
          Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc NCT: Luật Dân số; Luật Bạo lực gia đình; Chương trình hành động Người cao tuổi giai đoạn 2021- 2030; Chương trình lợi thế cơ cấu dân số vàng và già hóa dân số đến 2030; Đề án Phát triển Y tế Lao động xã hội đến năm 2030; Kế hoạch triển khai Quyết định số 1579 QĐ-TTg về chăm sóc sức khỏe NCT đến 2030…
            - Tham gia các hoạt động của Tổ chức Quốc tế liên quan đến người cao tuổi; Tham gia các hoạt động với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) về xây dựng ứng dụng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (S-Health).
           - Trình Ủy ban  Quốc gia về  NCT Việt Nam ban hành kế hoạch Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2021 với Chủ đề: Chung tay chăm sóc người cao tuổi nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn”.Đồng thời giúp Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện: Họp Ban chỉ đạo, Công văn gửi Ban Công tác NCT, Hội NCT các tỉnh, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm; Biên tập và in tài liệu tuyên truyền Tháng hành động vì NCT từ 2015-2021…
          - Hướng dẫn các địa phương về hoạt động Quĩ chăm sóc và phát huy người cao tuổi ở cơ sở;Xây dựng kế hoạch và tổ chức tặng quà cho NCT có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp lễ, tết và hỗ trợ địa phương bị dịch bệnh covid. Tham gia kiểm soát các hoạt động của Qũy.
 Chỉ đạo các Hội thành viên và hội viên tích cực thực hiện việc phòng chống Dịch Covid – 19 theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban TW MTTQVN.
7-  Hội Người Mù Việt Nam:
Hội Người Mù Việt Nam tổng hợp, chấm sơ khảo cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc và chọn 15 bài có kết quả tốt nhất gửi tham dự vòng chung khảo toàn quốc tại Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Phối hợp với Trung tâm phát triển văn hoá đọc và học tập suốt đời tổ chức bằng hình thức trực tuyến cuộc thi “Cùng bạn đọc sách, vượt qua thử thách” cuộc thi dành cho tất cả mọi người trong độ tuổi từ 7 tuổi trở lên. Tổ chức thi đọc viết nhanh chữ Braille: Vòng chung khảo dự kiến tổ chức một trong 2 phương án. Phương án 1 các đơn vị tổ chức tại đơn vị, chọn thí sinh xuất sắc tham dự vòng chung khảo toàn quốc. Trong trường hợp không thể tổ chức bằng hình thức tập trung sẽ chọn phương án 2, các đơn vị đề nghị Trung ương Hội khen thưởng các thí sinh đạt thành tích xuất sắc Hội thi tại các Tỉnh, thành Hội. 
          Hội diễn Tiếng hát từ trái tim lần thứ VI: Vòng chung khảo toàn quốc không thể tổ chức tập trung, Trung ương Hội đã có công văn chỉ đạo các đơn vị thay đổi bằng hình thức tổ chức online, các đơn vị quay video các tiết mục tham dự vòng chung khảo gửi về Trung ương Hội ban giám khảo sẽ chấm, các tiết mục xuất sắc được đăng lên youtube để công chúng bình chọn. Căn cứ vào điểm của Ban giám khảo, điểm công chúng bình chọn để trao giải cho các tiết mục.
Thi đua trong phong trào vay vốn, việc làm, sản xuất của Hội: hiện nay tổng số nguồn vốn TW Hội đang quản lý: 51,6 tỷ đồng, triển khai cho vay tại 51 tỉnh, thành phố cho 10.000 hộ người mù và 55 cơ sở sản xuất tập trung của Hội Người mù các cấp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 13.000 lao động là người mù, người tàn tật khác và người bình thường.
Do ảnh hưởng đại dịch Covid- 19 bùng phát trở lại diễn biến ngày càng phức tạp các cơ sở sản xuất tập trung và cơ sở xoa bóp của Hội cũng bị ảnh hưởng lớn đến việc làm và thu nhập của người lao động, nhưng hiện tại 2966 lao động vẫn đang tham gia sản xuất, góp phần phục hồi kinh tế.
Đã mở được 45 lớp dạy nghề cho 467 học viên, kinh phí 2,9 tỷ đồng,với các nghề xoa bóp bấm huyệt, tin học, chăn nuôi, thủ công, làm hương, đan lát…Công tác chăm sóc đời sống, trợ cấp thường xuyên, trợ cấp khó khăn cho hội viên, người mù nhân các ngày lễ tết, số lượt hội viên được nhận trợ cấp 3 cấp (TW, tỉnh, huyện), với số tiền 726,6 triệu đồng…
Tiếp tục triển khai Chương trình Chung tay hỗ trợ “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ mù khó khăn về nhà ở. Các đơn vị nỗ lực vận động hỗ trợ xây, sửa nhà ở cho hội viên nữ tại địa phương. Bên cạnh đó, một số đơn vị tích cực đóng góp vào quỹ Hỗ trợ nhà ở cho phụ nữ mù của Trung ương Hội. Tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2021, TW Hội đã nhận được 133,2 triệu đồng. 
8-  Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam
Kết quả vận động năm 2021 đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các tổ chức thành viên trong bối cảnh khó khăn chung. Các tỉnh, thành Hội chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh, bị giãn cách xã hội trong thời gian dài, nhưng vẫn duy trì tốt hoạt động, kết quả vận động rất đáng ghi nhận.
Công tác vận động nguồn năm 2021, (bằng tiền và hiện vật quy tiền) đạt hơn 580 tỷ đồng. Về hoạt động Bảo trợ: đạt 550 tỷ đồng, hoạt động trợ giúp Y tế với số tiền trên 30 tỷ đồng; về trợ giúp phương tiện, đã tặng 7.000 lăn, xe lắc, xe bại não = 18 tỷ đồng;  3.800 xe đạp = 6,8 tỷ đồng.trợ giúp cải thiện sinh hoạt =132 tỷ đồng và trên 9 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, khó khăn. Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm, dạy dỗ, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung xây dựng các cơ sở của Hội đều trở thành “đơn vị an toàn với trẻ em khuyết tật”.
Khi dịch Covid -19 xảy ra: Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, quản lý nên cán bộ, hội viên của Hội không có ai bị nhiễm bệnh. Công tác khám chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng bằng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và các phương pháp nội khoa khác tại các Trung tâm, Nhà cứu trợ đang được thực hiện tốt. Số trẻ được khám, cấp phát thuốc miễn phí mới được 921em. Trong điều kiện hoạt động rất khó khăn, nhưng tất cả cán bộ, hội viên của Hội thực sự tận tâm vì một mục tiêu chung Cứu trợ trẻ em tàn tật mà vượt qua được những khó khăn, xây dựng được khối đoàn kết nhất trí để duy trì hoạt động trong toàn Hội.
9- Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam:
Trong điều kiện hoạt động rất khó khăn, nhưng tất cả cán bộ, hội viên của Hội vẫn thực Cứu trợ trẻ em tàn tật vượt qua khó khăn, xây dựng được khối đoàn kết nhất trí để duy trì hoạt động trong toàn Hội.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, chăm sóc, dạy dỗ, trợ giúp, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật theo đúng chức năng, nhiệm vụ Hội đang thực hiện. Trong đó tập trung tổ chức phong trào thi đua xây dựng các đơn vị cơ sở của Hội đều trở thành Đơn vị an toàn với trẻ em khuyết tật”. Đã thực hiện được chủ trương thông tin hai chiều giữa Thường trực TƯ Hội, Văn phòng TƯ Hội với Hội thành phố Hà Nội, Hội thành phố Hồ Chí Minh và 13 đơn vị, cơ sở thông qua email.
      Đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid -19 và các bệnh dịch mùa hè (sốt xuất huyết, bệnh chân tay miệng, bệnh sởi, thủy đậu, bệnh viêm màng não, mô cầu, v.v....) cho trẻ em khuyết tật. tổ chức được các đoàn phẫu thuật miễn phí tới phẫu thuật cho trẻ em khuyết tật ở tỉnh Yên Bái và các tỉnh có nhu cầu. Hội đã vận động nhà tài trợ thường niên hỗ trợ trong hoạt động từ thiện cũng như các ngày lễ lớn đem đến những món quà ý nghĩa cho trẻ em khuyết tật nên đã tổ chức thành công cuộc trao quà cho trẻ em khuyết tật “Thắp sáng niềm tin cho em” nhân dịp tết cổ truyền của dân tộc. Tổ chức thăm hỏi trao quà, tặng sổ tiết kiệm, tặng nhà tình nghĩa cho các mẹ “Việt Nam anh hùng”, các gia đình thương binh nặng, hoàn cảnh khó khăn.
III- Thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh:
Các Hội đều làm tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, cử nhiều cán bộ hội tham gia cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Hội, hội viên; tích cực tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường...,góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ vững mạnh.
Quán triệt và triển khai thực hiện tốt việc tham gia hiệp thương, giám sát bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp; vận động hội viên chấp hành nghiêm quy chế bầu cử và khuyến cáo 5K trong điều kiện dịch Covid -19 bùng phát ở nhiều địa phương, góp phần vào thành công cuộc bầu cử.
 Làm tốt việc vận động các cấp hội, hội viên tham gia thực hiện các mục têu kinh tế, xã hội và giám sát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thực hiện Nghị quyết đại hội MTTQ Việt Nam, thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới.
Đơn vị làm tốt là: Hội Người cao tuổi, Hội Nạn nhân Chất độc Da Cam, Hội Chữ Thập đỏ, Hội Truyền thống Trường Sơn, Hội Cựu TNXP, Hội bảo trợ người  khuyết tật và trẻ mồ côi, Hội Người Mù và Hội LHTNVN.
IV- Thi đua mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân, đối ngoại quốc tế và hoạt động đối ngoại có tính chất đặc thù của từng hội:
Các Hội đều làm tốt hoạt động đối ngoại nhân dân, đối ngoại quốc tế và hoạt động đối ngoại có tính chất đặc thù. Trong điều kiện dịch Covid bùng phát ở nhiều địa phương, các hội vẫn chủ động làm tốt công tác đối ngoại nhân dân; Phối hợp cùng các lực lượng chức năng tham gia quản lý thông tin mạng, ngăn chặn người nhập cảnh trái phép; buôn bán hàng cấm và gian lận thương mại. 
Các hội: Chữ Thập đỏ, Nạn nhân chất độc Da cam, Hội Trường Sơn Việt Nam, Hội LHTN VN, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật vẫn có một số chương trình đối ngoại quốc tế theo chức năng, nhiệm vụ; Riêng Hội chữ thập đỏ có mối quan hệ phối hợp với nhiều nước; Hội Trường Sơn thường xuyên làm tốt quan hệ với nước bạn Lào, Campuchia, Cuba về truyền thống đoàn kết chống kẻ thù chung, truyền thống và nghĩa tình, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vật tư y tế, khẩu trang chống dịch và ngoại giao Vaccine...
V-Thi đua xây dựng tổ chức hội vững mạnh, hoạt động hiệu quả:
Mặc dù trong điều kiện ít hội họp, giao ban hội ý trực tiếp, nhưng thông qua công nghệ thông tin, các hội vẫn triển khai tốt công tác kiện toàn tổ chức, quản lý hội viên, thực hiện nền nếp, chế độ sinh hoạt theo quy chế. Nhiều hội đã báo cáo đề án mới về xây dựng tổ chức, kiện toàn nhân sự, theo hướng tinh gọn, mạnh, hoạt động hiệu quả. Nổi bật là:
      -  Hội Chữ thập đỏ: Đã phối hợp với Ban Dân vận Trung ương tiến hành kiểm tra, đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương (khóa X) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”, triển khai Chỉ thị 47-CT/TW ngày 03/11/2020 về “Lãnh đạo đại hội Hội Chữ thập đỏ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027”.  Trung ương Hội đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn công tác tổ chức Đại hội Chữ thập đỏ các cấp tới cán bộ chủ chốt 63 tỉnh, thành Hội; Xây dựng và ban hành Chiến lược Phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
     - Hội Người Cao tuổi: Chuẩn bị tốt nội dung, nhân sự cán bộ chuẩn bị cho đại hội đại biểu Người cao tuổi toàn quốc vào cuối năm 2021.
     - Hội Trường Sơn Việt Nam: Thực hiện đề án “Xây dựng tổ chức vững chắc, hoạt động hiệu quả, đoàn kết, đồng thuận cao trong mọi hoạt động”. Theo đó hệ thống tổ chức được kiện toàn, nền nếp, chế độ hoạt động nghiêm túc, đúng quy chế. Chuẩn bị tốt nội dung, nhân sự cho Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2021 -2026 (dự kiến đại hội vào Quý I năm 2022). Các văn kiện của Đại hội đã được chuẩn bị công phu, chặt chẽ, phát huy tốt dân chủ, trí tuệ của cán bộ, hội viên thảo luận, đóng góp ý kiến, được lãnh đạo Bộ Nội vụ thông qua, đánh giá có chất lượng cao, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, nguyên tắc.
        Nhiều Hội đã chú trọng đổi mới phương thức hoạt động, theo hướng: phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Hội. Các ngày kỷ niệm lớn, kỷ niệm năm chẵn, không hội họp được ở quy mô lớn, đông người, rút gọn hợp lý, vừa đảm bảo quy định về phòng chống dịch bệnh, vừa chuyển tải được nội dung.
Tóm lại: Năm 2021, mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn, dịch bệnh bùng phát kéo dài ở nhiều địa phương, môi trường làm việc và tổ chức phong trào thi đua của các tổ chức xã hội không thuận lợi, nhưng với tinh thần chủ động tích cực, thích ứng với điều kiện mới, tận dụng thành tựu khoa học công nghệ thời 4.0, vẫn duy trì phong trào thi đua bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, gọn nhẹ, hiệu quả, giúp hội viên ổn định cuộc sống, góp phần cùng toàn Đảng, toàn Dân giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn, an sinh xã hội. Các hội hoạt động có kết quả tốt hơn, như: Hội Nạn nhân chất độc Da Cam, Hội Liên hiệp TNVN; Hội Chữ Thập Đỏ VN, Hội Trường Sơn Việt Nam, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu TNXP, Hội Bảo trợ người Khuyết tật và Trẻ mồ côi...
Tuy vậy còn một số hạn chế, cần trao đổi, khắc phục:
         - Do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc thông tin gắn kết giữa các hội trong Cụm chưa được thường xuyên; thông tin ít, một số hội báo cáo rất chậm.
         - Một số hội chưa thường xuyên trao đổi, xin ý kiến, phối hợp hoạt động với Ủy ban MTTQ các cấp.
         - Với trách nhiệm làm Cụm trưởng, Hội Trường Sơn Việt nam, đã cố gắng thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban trung ương MTTQVN, trực tiếp là của đồng chí Phó Chủ tịch-TTK và cán bộ Văn phòng, các Ban của Ủy Ban, nhưng có việc triển khai còn chậm. Việc tổng hợp kết quả thi đua từ các hội thành viên có nội dung chưa đầy đủ; Việc thông tin qua lại giữa các hội chưa được nhiều.
 
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG THI ĐUA NĂM 2022

 
Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội, dịch bệnh trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường, trong nước tuy có nhiều thuận lợi, Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Bầu cử Đại biểu Quốc Hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp; nhưng cũng có nhiều khó khăn thách thức, tình hình kinh tế sau đại dịch còn khó khăn, các thế lực thù địch có nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá; tình hình dịch bệnh bùng phát, lan rộng ở nhiều địa phương...Với tinh thần tiến công cách mạng “Biến nguy cơ, thành thời cơ”, Toàn Đảng, toàn dân, toàn Quân đang đoàn kết khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Các Hội xã hội trong Cụm thi đua cần nắm vững chủ trương lãnh đạo của Đảng, quyết sách của Chính phủ và nội dung, mục tiêu chương trình hành động của Ủy ban Trung ương MTTQVN và nhiệm vụ của từng Hội để xác định nội dung, mục tiêu thi đua năm 2022 cho phù hơp. Cụ thể là:
1- Tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết đại Hội MTTQVN lần thứ IX  và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tích cực vận động hội viên nâng cao cảnh giác, phòng chống diễn biến hòa bình, tự chuyển hóa, tự suy thoái; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; chủ động tham gia bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
2- Tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của hội viên, thực hiện thắng lợi các phong trào Thi đua Yêu nước do Ủy ban trung ương MTTQVN phát động, gắn với tham gia các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương, cơ sở, như: “Xóa đói, giảm nghèo”; “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Đời sống văn hóa”;.. phát huy vai trò thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xây dựng khối đại đoàn kết, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Vận động hội viên gương mẫu thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, ủng hộ Quỹ Vaccine, ủng hộ lực lượng tuyến đầu dập dịch, người mắc dịch, cách ly; bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp; chung tay khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra.
3- Thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh; dân chủ, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên; phòng chống tham nhũng, lãng phí; vận động hội viên, tổ chức, cá nhân tích cực thực hiện các mục têu kinh tế, xã hội theo Nghị quyết Đại hội  XIII của Đảng, cùng toàn Đảng, toàn Dân thực hiện mục tiêu kép, vừa duy trì được nền nếp, chế độ, nội dung hoạt động của Hội, vừa tham gia phòng chống dịch có  hiệu quả.
4- Thi đua mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại quốc tế, đối ngoại nhân dân, hoạt động đối ngoại có tính chất đặc thù của hội. Phối hợp cùng các lực lượng chức năng tham gia ngăn chặn người nhập cảnh trái phép; buôn bán hàng cấm và gian lận thương mại.
5- Thi đua xây dựng tổ chức hội vững mạnh, hoạt động hiệu quả. Đổi mới phương thức hoạt động, theo hướng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Hội, nhất là trong điều kiện dịch bệnh có thể lan rộng, kéo dài. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong hội họp, báo cáo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các hội trong Cụm. Đổi mới việc làm báo cáo quý, 6 tháng và cả năm - cần ngắn gọn, nêu bật nội dung chính và việc làm cụ thể.
Trên đây là nội dung tổng kết các hoạt động thi đua năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ thi đua năm 2022; đề nghị các Hội thành viên trong Cụm thi đua cụ thể hóa vào điều kiện, nhiệm vụ thực tế của mình, để xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp thi đua cho phù hợp, thực hiện đạt hiệu quả cao.
 
 Nơi nhận:                                                                TM. BAN CHẤP HÀNH
-Ủy ban TWMTTQVN ( để B/C);                                         CHỦ TỊCH
-09 Hội thành viên trong Cụm TĐ; 
-Lưu: VT, Ban TT-TĐ.                                                     
                                                                                              Võ  Sở
                                                                              Cụm trưởng Cụm Thi đua
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

tin tức liên quan
test 123