Hoàn thành Khảo sát các Di tích Đường HCM Tây Trường Sơn

Ngày đăng: 12:06 13/04/2023 Lượt xem: 708
CHUYẾN KHẢO SÁT CÁC DI TÍCH ĐƯỜNG TÂY TRƯỜNG SƠN
CỦA HAI ĐOÀN CÔNG TÁC VIỆT NAM VÀ LÀO ĐÃ HOÀN THÀNH


Trên đường khảo sát
 
         Theo Kế hoạch, hai Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Lào đã tiến hành khảo sát các Di tích Đường Tây Trường Sơn trên địa bàn 7 tỉnh Trung - Hạ Lào từ ngày 23-3-2023 đến ngày 10-4-2023. Mục đích của đợt công tác là khảo sát thực địa, thu thập số liệu, tư liệu để lập Hồ sơ khoa học trình Nhà nước Lào ra quyết định công nhận Di tích Đường Hồ Chí Minh trên địa bàn Lào là Di tích Quốc gia Lào - Di sản của tình đoàn kết chiến đấu Lào - Việt Nam.
       Đoàn Việt Nam do Thiếu tướng Lê Xuân Sang - Cục Phó Cục Tuyên Huấn, Tổng cục Chính trị, QĐND Việt Nam; Đoàn Lào do Đại tá Kẹo Su Văn- Cục Phó Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, QĐND Lào. Phương tiện di chuyển trên đất Lào do phía Bạn đảm nhận.
        Sau 18 ngày công tác, cả hai đoàn đã  nỗ lực vượt qua những khó khắn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo kế hoạch.
       Trong 19 Cụm Di tích theo đề xuất của Hội Trường Sơn Việt Nam, đã có 16 Cum Di tích được khảo sát.

      Có 3 Cụm Di tích vì lý do bất khả kháng đoàn không thể tiếp cận là:

       - Cụm trọng điển ATP trên Đường 20 (thuộc huyện Bualapha, tỉnh Khăm Muộn do đường quá xấu, còn nhiều bom đạn sót lại.
       - Tổng kho KG4 (bản Kanot, huyện Tà Ôi, tỉnh Salavan) phải đi bộ 3 ngày mới tới.
       - Sở Chỉ huy Binh trạm 50 tại Tà Ngâu (tỉnh At ta pư), do địa điểm này còn chưa thống nhất về lãnh thổ giữa Lào và Cămpuchia.

       Trong số 16 Cụm Di tích được khảo sát (18 điểm Di tích) gồm:
  1. Điểm đầu đoạn gùi thồ “vu hồi” năm 1968 tại Lak Sao (huyện Khăm Cớt, Bolikhăm xay)
  2. Ngã ba Đường 12 và Đường 129 (1962), Đ128 (từ năm 1966 huyện Bualapha, Khăm Muộn)
  3. Trọng điểm Seng Phan (huyện Bualapha, Khăm Muộn)
  4. Ngã ba Lùm Pùm giữa Đường 128 và Đường 20 (huyện Bualapha, Khăm Muộn)
  5. Trọng điểm Văng Mu trên Đường 128 tại bản Văng Mu, huyện Sê Pon, tỉnh Savannakhet
  6. Kho xăng K5 tại Bản May (bản Cọ cũ, huyện Sê Pon, tỉnh Savannakhet)
  7. Tổng kho hậu cần tại bản Nahi (cũ), huyện Sê Pon, tỉnh Savannakhet
  8. Hầm CHS Bộ Tư lệnh 559 (1967-1969) tại bản Huội Chăng huyện Sê Pon, tỉnh Savannakhet.
  9. Ngầm/ Phà Thà Khống, thị trấn Sê Pon, tỉnh Savannakhet
  10. Cầu treo qua sông Sê Pon tại Bản Đông, huyện Sê Pon, tỉnh Savannakhet)
  11. Đoạn đường 29A tại Bản Na Lông, huyện Noong, tỉnh Savannakhet
  12. Ngã ba La Hạp giữa Đường 128 và Đường B45 tại huyện Ta Ôi, tỉnh Salavan
  13. Thị trấn Tha Teng, tỉnh Sê Kông (Ta vèn oọc cũ)
  14. Bản Phồn, huyện La Mam, tỉnh Sê Kông
  15. Ngã ba Chà Vằn giữa Đường 128 vad Đường B46,  huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông
  16. Bến phà Bạc trên sông Sê Kông tại bản Talangmay (bản Bạc cũ), huyện Ka Lưm, tỉnh Sê Kông
  17. Ngã ba Phi Hà (đường 128 và Đ49) huyện Saysetha, tỉnh At Ta Pư
  18. Thị trấn Pak Soòng, tỉnh Chăm Pa Xắc
        Mỗi điểm Di tích, theo nhiệm vụ được phân công đều xác định tọa đội, đánh dấu vị trí trên bản đồ, vè sơ đồ, khảo tả di tích, thuộc địa phương nào, tình hình dân cư, ghi lại hình ảnh, phóng vấn nhân chứng… Sau mỗi ngày đoàn khảo sát đều làm báo cáo cho Chỉ huy đoàn.
       Bên cạnh công tác khảo sát tại hiện trường, bộ phận đối ngoại của Đoàn đã đến chào Lãnh đạo (Bí thư, Tỉnh trưởng), Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh có Di tích, tổ chức các buổi giao lưu…
       Ngày 09-4 hai Đoàn đã tổ chức tổng kết, làm văn bản ghi nhận kết quả đợt khảo sát và những công việc tiếp theo để hoàn thành bộ Hồ sơ khoa học trình các cấp lãnh đạo hai Nhà nước, làm cơ sở để Chính phủ Lào ra quyết định xếp hạng Đường Hồ Chí Minh Tây Trường Sơn là Di tích Quốc gia Lào.
 
Tin: Vũ Trình Tường


Đoàn chụp ảnh trước khi xuất phá 23-3-2023


Xác định tọa độ trên bản đồ


 
 Trên các đoạn đường mù bụi


Nghỉ trưa trong bản Lào



Tết đón năm mới cùng Bộ Chỉ huy QS Savannakhet

tin tức liên quan
test 123