Khai mạc Trại viết VHNT Trường Sơn tại Thái Nguyên - "Văn học Nghệ thuật Trường Sơn - Suy nghĩ và đề xuất từ một góc nhìn".- Phạm Sinh
SUY NGHĨ VÀ ĐỀ XUẤT TỪ MỘT GÓC NHÌN
(Nhân khai mạc Trai viết VHNT Trường Sơn tại Thái Nguyên)
HÃY THỰC SỰ COI “VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TRƯỜNG SƠN”
LÀ CÔNG CỤ ĐẮC LỰC PHỤC VỤ CHO TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH:
“TRUYỀN THỐNG” VÀ “NGHĨA TÌNH” TRƯỜNG SƠN
Phạm Sinh
Từ sáng kiến và sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Hội “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” được ra đời. Chương trình mục tiêu hoạt động của Hội được mang tính đặc thù và nó đảm nhiệm một nhiệm vụ chính trị - Phục vụ cho tôn chỉ mục đích hoạt động của Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, đó là “Truyền thống” và “Nghĩa tình”. Theo đó “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” là công cụ phác họa và phản ánh cái “Truyền thống”, cái “Nghĩa tình” ấy. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” chỉ hoạt động gỏn gọn trong khuân khổ nói trên mà nó còn phác họa và phản ánh muôn mặt đời thường xã hội và cuộc sống con người…
Về “Truyền thống” - “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” có nhiệm vụ phác họa và phản ánh 2 mảng khác nhau đó là: Ôn lại những hoạt động làm lên con đường Trường Sơn anh hùng và huyền thoại xưa của Bộ đội Trường Sơn và phác họa, phản ánh những hoạt động hiện tại của Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh với tất cả những gì có được do mỗi đơn vị, mỗi hội viên vẫn mang trong máu mình truyền thống Trường Sơn xưa mà nỗ lực phấn đấu cho những việc làm đầy ý nghĩa của Hội Trường Sơn hôm nay…
Điểm lại về kết quả hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn. Tuy mới chỉ thành lập được hơn một năm - Một khoảng thời gian còn “rất trẻ” so với một tổ chức hội có quy mô không nhỏ, “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” đã có những bước đi và gặt hái được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ, với một khối lượng không nhỏ và có chất lượng những tác phẩm Thơ; Văn; Nhạc; Họa… Đặc biệt là Thơ. Về công tác tổ chức phát triển các đầu mối hội cơ sở và phát triển hội viên cũng nở rộ từng ngày… Tất cả những gì mà “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” đã làm được trong thời kỳ “phôi thai” này đã góp phần tích cực không nhỏ cho tôn chỉ mục đích hoạt động của Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.
Trong tiêu chí làm “Nhiệm vụ chính trị” Văn học Nghệ thuật Trường Sơn không dừng lại ở sáng tác mà đi đôi với sáng tác nó còn có chức năng nhiệm vụ tuyên truyền - Sáng tác và tuyên truyền phải đi đôi với nhau. Bài viết này không có ý đi sâu giới thiệu về Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn, về sự ra đời và những kết quả đạt được của nó mà người viết muốn tìm đến một giải pháp tuyên truyền nhằm chuyển tải những “sản phẩm” của “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” đến hội viên Trường Sơn và công chúng, nhằm góp phần đắc lực để Hội Trường Sơn Việt Nam thực hiện tốt tôn chỉ mục đích hoạt động và động viên khích lệ hội viên Văn học Nghệ thuật Trường Sơn cũng như những người khác có tinh thần hăng hái sáng tác…
Với “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” - Liên quan đến công tác tuyên truyền, ngoài việc đăng tải những tác phẩm của “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” trên Trang Báo điện tử của Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh thì tuyên truyền thông qua hoạt động của các chương trình liên hoan Văn nghệ sẽ mang lại hiệu quả tích cực không nhỏ - Phương thức tuyên truyền này nó có nét ưu việt riêng, dễ được mọi người sớm đón nhận hơn - Đặc biệt là lớp hội viên Trường Sơn gọi là “còn trẻ”, trong mối tổng hòa “ Trẻ xông pha, già mẫu mực” thì đây là lớp người còn nhiều khả năng xung kích trong “mặt trận” hoạt động vì tôn chỉ mục đích “Truyền thống” và “Nghĩa tình” Trường Sơn hôm nay…
Để “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” hoạt động có hiệu quả và thực sự là công cụ đắc lực phục vụ cho tôn chỉ mục đích hoạt động của Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh: “Truyền thống” và “Nghĩa tình” rất cần có sự quan tâm của Tổ chức Hội Trường Sơn và hội VHNT Trường Sơn các cấp với một số đề xuất kiến nghị như sau:
* Về công tác tuyên truyền: Coi việc chuyển tải những “sản phẩm” của “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” đến hội viên Trường Sơn và công chúng là việc làm cần thiết và không thể thiếu. Có thể ví như những tháng năm chiến tranh ở chiến trường năm xưa, những bài thơ, bài văn; những tác phẩm âm nhạc… đã là món ăn tinh thần tác động tâm lý và động viên Bộ đội không sợ gian khổ hy sinh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Và tương tự với Hội Trường Sơn hôm nay những “sản phẩm” của “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn” nó cũng là món ăn tinh thần tác động tâm lý và động viên cán bộ, hội viên cùng chung tay xây dựng ngôi nhà Trường Sơn - Ngôi nhà của “Truyền thống” và “Nghĩa tình” Trường Sơn.
Để công tác tuyên truyền có sức lan tỏa và hiệu quả cao, nên chăng chúng ta cần đưa ra những tiêu chí trong hoạt động hội diễn, hội thi và cả trong các chương trình giao lưu Văn nghệ với yêu cầu phải có một tỷ lệ nhất định các tiết mục là tác phẩm tự biên, tự diễn với nguồn lực chính là những “sản phẩm” của “Văn học Nghệ thuật Trường Sơn”. Theo đó phần nhận xét đánh giá và cả trong trường hợp hội diễn hội thi có chấm điểm cũng phải được ưu tiên tính đến những tác phẩm dạng này.
* Về công tác phát triền các cấp hội cơ sở và hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn:
+ Đối với công tác phát triền các cấp hội cơ sở: Ngoài sự quan tâm hướng dẫn và định hướng của Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn toàn quốc, các cấp hội Trường Sơn cơ sở khi thành lập hội/ chi hội VHNT Trường Sơn phải chủ động phương án tổ chức thành lập, lấy lực lượng những người là hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn toàn quốc làm lòng cốt để thực hiện phương án.
+ Đối với công tác phát triền hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn: Đơn xin gia nhập (kèm trích ngang) là cơ sở ban đầu để xét kết nạp, người gia nhập Hội VHNT Trường Sơn phải được cung cấp Điều lệ hội và thừa nhận, tuân thủ Điều lệ hội. Hội viên Hội VHNT Trường Sơn không nhất thiết phải là hội viên Hội Trường Sơn. Công tác phát triển hội viên Hội VHNT Trường Sơn cần được quan tâm song song cả số lượng và chất lượng, tránh tình trạng phát triển nóng theo phong trào nhưng chất lượng và hiệu quả thì không đáp ứng nhu cầu chung.
* Động viên khích lệ hội viên Văn học Nghệ thuật Trường Sơn và những người vì sự nghiệp của Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn: Sự nghiệp của Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn thành công hay không là do yếu tố con người. Chúng ta trân trọng và đánh giá cao tinh thần của những hội viên Trường Sơn; Của những người không phải là hội viên Trường Sơn đã tự nguyện gia nhập làm hội viên Hội VHNT Trường Sơn. Cạnh đó chúng ta cũng không thể không kể đến không ít những tác giả họ không là hội viên Trường Sơn và cũng không là hội viên Hội VHNT Trường Sơn vì yêu quý và tâm huyết với Trường Sơn mà họ đã tự nguyện đóng góp nhiều tác phẩm có chất lượng cho lĩnh vực Văn học Nghệ thuật Trường Sơn - Với một sự đóng góp vô điều kiện… Việc đề xuất với lãnh đạo Hội Trường Sơn Việt Nam; Hội VHNT Trường Sơn toàn quốc và cấp Hội Trường Sơn cơ sở có tổ chức VHNT Trường Sơn quan tâm động viên các đối tượng này là cần thiết - Cụ thể:
+ Đối với những tác giả là hội viên Trường Sơn; những tác giả không phải là hội viên Trường Sơn đã tự nguyện gia nhập làm hội viên Hội VHNT Trường Sơn, đây là những người nằm trong tổ chức của Hội Trường Sơn và Hội VHNT Trường Sơn quản lý mà có nhiều tác phẩm chất lượng đóng góp với VHNT Trường Sơn thì có thể được xét tặng Bằng khen, Giấy khen…
+ Đối với những tác giả không là hội viên Trường Sơn và cũng không là hội viên Hội VHNT Trường Sơn vì yêu quý và tâm huyết với Trường Sơn mà họ đã tự nguyện đóng góp nhiều tác phẩm có chất lượng cho lĩnh vực Văn học Nghệ thuật Trường Sơn thì có thể được xét tặng Bằng vinh danh…
Là tác nhân góp phần cho sự phát triển toàn diện của Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Chúng ta - Những người làm công tác Văn học Nghệ thuật quyết tâm phấn đấu cho sự nghiệp chung của Văn học Nghệ thuật Trường Sơn. Chúng ta chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Hội Trường Sơn Việt Nam; Hội VHNT Trường Sơn toàn quốc và cấp Hội Trường Sơn cơ sở; Cảm ơn tất cả những tác giả đã, đang và sẽ cùng sát cánh đồng hành hướng về sự phát triển của Văn học Nghệ thuật Trường Sơn.
Phạm Sinh
(Ủy viên Ban Kiểm tra Hội VHNT Trường Sơn Việt Nam)