Hành trình nghĩa tình đồng đội.

Ngày đăng: 09:53 28/12/2018 Lượt xem: 603
HÀNH TRÌNH NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI
 

 Vừa qua, Báo CCB Việt Nam phối hợp với Tổng công ty truyền thông Quốc Gia tổ chức hoạt động: Chương trình nghệ thuật đặc biệt: VÕ NGUYÊN GIÁP HUYÊN THOẠI MỘT VỊ TƯỚNG-NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI.  Chương trình hành trình qua miền Tây Bắc Từ ngày 8/12/2018 đến ngày 12/12/2018. Thành phần gồm lãnh đạo báo CCB Việt Nam, Tổng công ty truyền thông Quốc gia cùng các CCB tiêu biểu trong cả nước, các doanh nhân, các nhà hoạt động xã hội.
Nhận lời mời của Tổng Biên tập báo CCB Việt Nam Đại tá Nguyễn DuyTường, Hội Trường Sơn tỉnh Bắc Ninh tham gia có đồng chí Bùi Xuân Chúc Chủ tịch, Nguyễn Trung Phụng, Phó Chủ tịch Thường trưc, đồng chí Nguyễn Thị Hà, Chủ tịch Hội Nữ CSTS, đồng chí Nguyễn Đức Ba, hội viên làm kinh tế giỏi, nhà chùa Tiên Du và một số công ty, doanh nghiệp. Đúng 5 giờ ngày 8/12/2018, làm lễ xuất quân tại Văn phòng Chính phủ số 37 Hùng Vương Hà Nội. 2 xe căng băng rôn ghi tên đoàn CCB đi tặng quà cho các CCB  địa danh hành trình lên các tỉnh Tây Bắc đi đến các địa điểm: Hà Nội -Nhà tù Sơn La - Điện Biên - Mường Phăng - Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Hầm Đờ Catri - Nghĩa trang Độc Lập - Nghĩa trang Tông Khao -Lai Châu - Sa Pa (Lào Cai), Bát Sát - Nghĩa trang Vị Xuyên - Đồng Văn -Mã Pí Lèng - Cột cờ Lũng Cú - Dinh vua Mèo - Cổng Trời - Hà Nội. Trong điều kiện thời tiết mưa rét điểm dừng đầu tiên đoàn đến thăm nhà tù Sơn La  nơi từng giam giữ những chiến sỹ cộng sản. Cùng với nhà tù Côn Đảo, Buôn Mê Thuật và Hỏa Lò là chứng tích về sự tàn bạo của chế độ thực dân Pháp, được coi như “địa ngục trần gian”. Tuy nhiên, nơi đây đã đào tạo cho cách mạng, cho Đảng nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc như: đồng chí Tô Hiệu, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Đặng Việt Châu, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Trân… Và rất nhiều đồng chí giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ta đều thử thách, rèn luyện và trưởng thành từ Nhà tù Sơn La. Sau bữa cơm đoàn đi tiếp vào thành phố kịp buổi chiều đoàn đến tặng quà cho 50 CCB có hoàn cảnh khó khăn trị giá mỗi xuất :1.500.000đ. Đoàn  đại biểu Bắc Ninh được cử lên trao quà cho các CCB Sơn La. Các CCB được nhận qùa cảm động, thể hiện sự biết ơn nghĩa tình đồng đội. Thiếu tướng  Cầm Xuân Ế, Chủ tịch Hội CCB tỉnh Sơn La đã phát biểu cảm ơn báo CCB Việt Nam đã tổ chưc chương trinh ý nghĩa này.
       -Ngày thứ hai, đoàn hành quân lên Điện Biên qua  đèo Pha Đin dài 32 km là một trong "tứ đại đèo" vùng Tây Bắc, bên cạnh Đèo Ô Quy HồĐèo Khau Phạ và Đèo Mã Pí Lèng... Qua đèo Pa Đin nhớ câu thơ “dốc Pha Đin chị gánh anh thồ” trong bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu. Chúng tôi liên tưởng thời gian chống Mỹ ở Trường Sơn  cảnh vượt dốc , chèo đèo đưa vũ khí, hàng hóa lương thực, thuốc men chi viện cho chiến trường miền Nam trong điều kiện phải chụi đựng bom B52 rải thảm, mìn lá mìn vướng, chất độc hóa học càng đồng cảm với các chiến sỹ Điện Biên năm xưa. Đoàn đến Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Păng; thăm nơi Đại Tướng làm việc, được các cháu thiếu nhi đi theo nhiệt tình hướng dẫn từng chi tiết. Đáp lại chúng tôi tặng quà cho các cháu, nhiều thành viên tặng tiền không cần ghi danh. Đến 14 giờ, đoàn mới tới trung tâm thành phố ăn cơm. Buổi chiều vào phát quà cho CCB tỉnh Điện Biên. Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, Chủ tịch Hội CCB cùng đại diện các ban ngành Mặt trận đã chờ sẵn cùng 50 CCB đến nhận quà.
      Trở lại Thành phố, đoàn thăm và thắp hương tại nghĩa trang Điện Biên Phủ - nơi yên nghỉ của cán bộ chiến sĩ hy sinh trên chiến trường Điện Biên năm xưa như Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn…; thăm đồi A1 - nơi diễn ra trận chiến ác liệt nhất, quyết định cục diện của chiến dịch Điện Biên Phủ, với những dấu tích giao thông hào ngoằn ngoèo, hố đánh bộc phá 1 tấn thuốc nổ của bộ đội ta; đoàn đi thăm hầm chỉ huy chiến dịch của tướng Đờ Cát, cũng là nơi gắn với hình ảnh giơ tay đầu hàng của tướng Pháp trước Quân đội nhân dân Việt Nam; thăm Tượng đài Quyết chiến quyết thắng tại quảng trường trung tâm Thành phố Điện Biên. 
      Buổi tối, đoàn làm lễ cầu siêu tại nghĩa trang liệt sỹ TÔNG KHAO từ 7 giờ 30 đến 22 giờ cho hơn 2.000 liệt sỹ. Trước đó toàn đoàn ăn cơm chay theo phong tục nhà chùa.
      -Ngày thứ 3, đoàn xuất phát 7 giờ từ Điện Biên đi Lào Cai. Thời tiết mưa phùn, rét đậm, sương mù dầy đặc, tầm nhìn xa có đoạn chỉ nhìn khoảng 20m.  13 giờ xe đến Ngã Ba Bình, huyện Cam Đường tỉnh Lai Châu công an giao thông chặn xe lại cho biết có một xe Công tơ nơ bị đổ cháy cách 4 km chắn ngang đường từ lúc 11giờ, đang điều xe cẩu đến khắc phục. Qua điện thoại mạng YouTube  mọi người thấy cảnh xe cháy bốc khói lửa bốc lên chùm cả chiếc xe. Nửa tiếng sau lại có tin một lại một vụ đổ xe du lịch của tỉnh Bắc Giang làm cả xe bàn tán sôn sao. Sau xem lại kỹ đó là video từ năm trước, nên cũng đỡ lo âu. Mãi đến 18 giờ mới thông xe. Trời đã sẩm tối mà đường lên Sa Pa còn cách 40 km nữa, nên không lên thăm được đỉnh Phan Sy Phăng.
      Bữa cơm tối hôm ấy tại nhà hàng, có sân khấu, đoàn được xem chương trình GALADINNR CHÀO MỪNG ĐOÀN ĐẠI BIỂUTHAM DỰ HÀNH TRÌNH “NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI” năm 2018. Xóa tan mệt nhọc, ấm áp tấm lòng mến khách của Sa Pa, Đoàn tham gia múa sạp, giao lưu văn nghệ  cùng các nghệ sỹ thành phố SAPA.
-Ngày thứ 4, trời vẫn tiếp tục mưa rét. Đoàn đến dâng hương tại nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên - nơi có các liệt sỹ hy sinh trong chiến tranh biên giới 2/1979. Buổi trưa, đoàn nghỉ ăn cơm trưa ở TP Hà Giang. Đoàn chuyển lên  4 chiếc xe 29 chỗ của địa phương quen đường cầm lái đưa đoàn hành trình đi lên thị trấn Đồng Văn.
-Ngày thứ 5: 7 giờ đoàn thăm đèo Mã Pì Lèn. 10 giờ đoàn lên giao lưu, tặng quà đồn biên phòng Lũng Cú. Đồn trưởng Nguyễn Thanh Phong đã chia sẻ chức năng, nhiệm vụ mà cán bộ, chiến sỹ nơi đây đang làm.
Đồn Biên phòng Lũng Cú (phiên hiệu Đồn 169) có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 25,5km đường biên giới (trong đó có 8km đường biên giới trên sông, còn lại là đường biên giới trên đất liền) với tổng số 26 cột mốc từ mốc 411 đến mốc 428; quản lý địa bàn 2 xã Ma Lé và Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Diện tích của 2 xã Ma Lé và Lũng Cú là 5.000ha, trong đó diện tích núi đá chiếm 73,49%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và thời tiết khắc nghiệt, trong những năm qua phát huy truyền thống lịch sử, truyền thống của quê hương, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Lũng Cú luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, không quản ngại khó khăn, gian khổ. Đồn vận dụng và kết hợp chặt chẽ các biện pháp công tác biên phòng, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc, đấu tranh với các loại đối tượng, bảo vệ tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự ở khu vực biên giới. Đoàn còn nhận nuôi 3 cháu mồ côi. Đồn trưởng và chính trị viên Đồn dẫn đoàn lên thăm Cột cờ Lũng Cú. Đoàn dự làm lễ chào cờ. Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt. Ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887. Năm 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002, cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian. Năm 2002, cột cờ được xây dựng lại theo thiết kế với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội. Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. Thân cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 12,9m cắm Quốc kỳ Việt Nam có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m², tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.

      Buổi chiều Đoàn thăm dinh thự “Vua Mèo”. Trước Cách Mạng tháng 8, Vương Chính Đức (1865 - 1947) là Vua Mông (hay còn gọi là Vua Mèo) với vương quốc của ông ở huyện Đồng Văn. Vương triều có sức mạnh, thao túng toàn bộ khu vực cực Bắc cũng như toàn bộ vùng Đông và Tây Bắc, lúc đó có 7 vạn dân, dân số đa phần trồng cây anh túc. Vương Chí Sình (1886 - 1962) con trai thứ hai của Vương Chính Đức, là người được kế nghiệp vua Mông. Trước năm 1945, tuy bị sức ép từ nhiều phía, nhưng Vương Chí Sình muốn xây dựng Đồng Văn thành một vương quốc tự trị của người Mông, không theo Pháp cũng không theo Tưởng Giới Thạch. Các phe đối lập cũng không dám lật đổ Vương, bởi chỉ có Vương mới quy phục được cư dân ở vùng này…

Dinh thự Vua Mèo Vương Chính Đức ở Đồng Văn, Hà Giang là một công trình với kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang. Công trình đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi bước chân tới Hà Giang. Dinh thự nằm giữa thung lũng Sà Phìn, huyện Đồng Văn, trên một khối đất nổi cao như hình mai rùa, tượng trưng cho thần Kim Quy, bao quanh bởi một dải núi hình vòng cung, tạo nên địa thế phòng thủ rất tuyệt vời. Bước vào khu dinh thự, ấn tượng đầu tiên là những hàng cây sa mộc cao vút, thẳng tắp hàng trăm năm tuổi. Chiếc cổng đá của dinh hiện lên bề thế được chạm trổ tinh tế. Cổng nhà cong, uốn lượn với những cánh dơi – biểu tượng cho chữ “phúc”. Mái cổng bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo. Dinh có tuổi đời gần 100 năm. Vua Mèo đã thuê nhiều thợ giỏi là người Trung Quốc và người Mông cùng hàng nghìn công nhân, xây dựng dinh thự trong gần 10 năm. Công trình tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng (tương đương với 150 tỉ tiền Việt Nam lúc bấy giờ.
Kiến trúc dinh thự mô phỏng kiến trúc thành quách của nhà Thanh Trung Hoa, kết hợp với các hoa văn của người Mông và chọn lọc với kiến trúc Pháp như các lò sưởi, lô cốt… Dinh có 3 cung tiền, trung và hậu, với 64 phòng lớn nhỏ, có sức chứa khoảng 100 người. Giữa các dãy nhà gỗ 2 tầng khép kín là một khoảng sân rộng đầy ánh sáng. Bao quanh khu nhà là vườn cây với nhiều loại cây: cây sa mộc, cây quế, đào, lê, các loại. Nét đặc sắc của khu dinh thự nằm ở cấu trúc và cách bố trí các phòng. Dinh thự như một pháo đài kiên cố, các bức tường dày, được xây bằng đá xanh, ngói đất nung và đồ gỗ trong các dãy nhà là gỗ thông đá. Dinh có 2 lô cốt để phòng thủ, có kho cất giữ tài sản, kho vũ khí, kho thuốc phiện, cách bố trí các phòng tựa như một thành quách thu nhỏ. Điểm nhấn nữa của dinh là nghệ thuật điêu khắc trong các phần của dãy nhà, mang đậm dấu ấn của dòng họ Vương, dấu ấn của hoạt động buôn bán thuốc phiện. Nhiều chi tiết bằng đá của tòa nhà được chạm khắc cầu kì, khéo léo mang các biểu tượng cho sự phú quý, hưng thịnh. Những chân cột được chạm khắc hình cuống quả thuốc phiện to như cái chum, giống đến từng chi tiết, được mài cho thật bóng bằng bạc trắng. Các trụ cầu thang cũng là tác phẩm điêu khắc bằng đá quý giá, mang bóng dáng của cây hoa anh túc. Các họa tiết trên xà nhà, trái nhà, các cánh cửa, cửa sổ chạm hình quả thuốc phiện tinh xảo, bắt mắt. Trải qua bao biến động của thời gian và chiến tranh, một số vật liệu trong khu dinh thự đã bị thay thế, nhưng vẫn giữ được nguyên nét kiến trúc độc đáo. Sau năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Vương Chính Đức về Hà Nội gặp mặt nhưng do tuổi đã cao nên ông cử Vương Chí Sình đi thay. Bác Hồ mời cơm và nhận kết nghĩa anh em đổi tên cho Vương Chí Sình là Vương Chí Thành. Sau đó Vương Chí Thành làm việc cho Chính phủ Hồ Chí Minh, là đại biểu Quốc hội khóa I và khóa II. Trước khi về hưu, Vương Chí Thành còn giữ chức Chủ tịch huyện Đồng Văn. Vai trò Vua Mông yếu dần, vì cùng hòa hợp với cả nước xây dựng một nhà nước thống nhất. Vương Chí Thành mất năm 1962 tại Hà Nội và linh cữu được đưa về Hà Giang, an táng tại Phó Bảng sau đó được cải táng về khu di tích nhà họ Vương như hiện nay.
Buổi chiều Đoàn hành trình về Hà Giang ăn cơm tối, chuyển xe trở về theo đường đi Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Đoàn đến Hà Nội hồi 24 giờ ngày 12/12/2018, an toàn khỏe mạnh.
13 giờ ngày 13/12/2018, Đoàn từ Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương được xe có xe cảnh sát dẫn đường đến 30 Hoàng Diệu thăm nơi ở và làm việc của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Đoàn được anh Võ Điện Biên tiếp đón thân tình. Các thành viên trong Đoàn lần lượt vào thắp hương tưởng nhớ Đại Tướng với tấm lòng thành kính với người Anh Cả của Quân đội NDVN.
     Đoàn vào thăm nơi nghỉ và làm việc của Bác Hồ. Thăm nhà số 47 nơi Bác Hồ ở những ngày cuối cùng trước lúc đi xa. Mọi thành viên bùi ngùi súc động nghe từng lời của hường dẫn viên và tự thấy mình cần cố gắng hơn nữa mới sứng đáng là con cháu Bác Hồ.
     Đoàn đến dâng hương tại tượng đài Anh hùng – Liệt sĩ Bắc Sơn. 16 giờ Đoàn vào thăm nơi làm việc của Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp thân mật. Đồng chí Nguyễn Duy Tường, Tổng Biên tập báo CCB Vieetj Nam báo cáo kết kết quả hành trình. Một số thành viên trong đoàn báo cáo thành quả của công ty, cá nhân đã làm góp phần giúp đỡ cho các CCB còn có khó khăn. Phó Thủ tướng cũng chia sẻ những cố gắng của Nhà nước để năng cao đời sống của nhân dân và người có công. Đồng chí tặng quà cho một số tập thể và cá nhân tiêu biểu.
      Ngày14/12, các thành viên đi thăm các danh lam thắng cảnh của Thủ đô.
15 giờ ngày 15/12, Đoàn về Hội trường Văn phòng Chính phủ
dự chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt “VÕ NGUYÊN GIÁP HUYỀN THOẠI MỘT VỊ TƯỚNG”.
       Những tiết mục ca múa nhạc đặc sắc: Qua miền Tây Bắc, Giải phóng Điện Biên… với sân khấu hoành tráng kết hợp ánh sáng mầu rục rỡ làm rạo rực lòng người.
      Phần giao lưu cuả ba nhân vật: Trung tướng Hồng Cư, Nhà Thơ Trần Đăng Khoa, Đại tá Tổng biên tập báo CCB Nguyễn Duy Tường.
      Qua giới thiệu của MC Thùy Dương, Trung tướng Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông là Phó Chính ủy Trung đoàn. Ông kể lại quyết định kéo pháo ra là một quyết định vô cùng sáng suốt của Đại tướng, vân dụng chỉ thị của Bác Hồ: “Phải chắc thắng mới đánh”. Ông được phân công viết về thời tuổi trẻ của Đại tướng.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa có bài thơ ngay sau khi Đại tướng từ trần nói lên nỗi lòng với Đại tướng. Tổng biên tập báo CCB Nguyễn Duy Tường kể lại những lần tiếp súc với Đại tướng để viết sách về Đại tướng. Ông thấy Đại tướng là người khiêm tốn luôn chú ý từng chi tiết, luôn đề cao ý kiến tập thể và ý kiến chỉ đạo của Bác Hồ.
      Đoàn được xem các cháu thiếu nhi Hà Nội múa hát ca ngợi anh bộ đội Cụ Hồ. Đoàn tặng quà cho CCB thành phố Hà Nội.
      Cuối chương trình, BTC tặng tượng Đại tưóng Võ Nguyên Giáp cho các nhà tài trợ và kỷ vật cho các thành viên tham gia chương trình: NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI.
      Chia tay nhau mọi thành viên trở lại quê hương tiếp tục công việc mà mình đã làm nên thành tích xứng đáng được mời tham gia Chương trình.     
      Chúc cho Báo CCB Việt Nam và Tổng công ty truyền thông Quốc Gia tiếp tục phối hợp xây dựng các chương trình vào năm tới vào các ngày kỷ niệm lơn của quốc gia và những địa danh du lịch tiêu biểu của đất nước ta và nước bạn. 
              Bài và ảnh: QUANG MINH




3 đại biểu của Hội TS tỉnh Bắc Ninh là thành viên của Đoàn.


 

Thăm Nhà tù Sơn La.



Thăm Chỉ huy sở Mường Phăng, ở Điện Biên.



Thăm đồng Biên phòng Lũng Cú, Hà Giang.



Lên thăm Cột cờ Lũng Cú.



Thăm dinh Vua Mèo ở Đồng Văn, Hà Giang.



Gặp mặt với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

 


Dâng hương tại Đài Liệt sĩ Bắc Sơn, Hà Nội.
tin tức liên quan
test 123