Cần xây dựng Khu Tưởng niệm tại Cà Roòng trên đường 20.

Ngày đăng: 03:27 09/09/2015 Lượt xem: 692
TS Hồ Bá Thâm đã có nhiều bài thơ, bài văn về Trường Sơn rất hay.  Ban Biên tập đã nhận được bài " Cần Quy hoạch xây dựng Tượng đài khu trọng điểm Cà Roòng"; đây là một ý tưởng tâm huyết của một người trong cuộc. Ban Biên tập xin ...

CẦN QUI HOẠCH XÂY DỰNG KHU TƯỢNG ĐÀI VÙNG TRỌNG ĐIỂM ÁC LIỆT CÀ ROÒNG (ĐƯỜNG 20 QT)



                                                                                                   TS. HỒ BÁ THÂM

   Tượng đài ở Bến Phà Xuân Sơn


     1- Vùng trọng điểm hiểm yếu, vô cùng ác liệt Cà Roòng (hay Kà Roòng) trên đường 20 Quyết Thắng (QT) là một khu vực biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của TNXP và bộ đội thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước những năm 1966 -1974 không thể lãng quên!


    Thời gian qua đi đã gần 50 năm, những trong ký ức những người còn sống đã từng có mặt trên vùng trọng điểm này vẫn không hề quên những trận bom đạn khốc liệt suốt ngày đêm của kẻ thù không ngừng đổ xuống nơi đây. Đó là chưa nói tới những trận mưa rừng và nắng cháy và những đêm dài chồng lấy, hay những trận sốt rét hoành hành da thịt, tâm trí khủng khiếp lấy đi má hồng và tóc xanh bao cô gái…

      Và những tấm gương anh dũng, hy sinh của nam nữ TNXP (quê nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình), của chiến sĩ công binh, những chiến sĩ lái xe, những bộ đội hành quân qua đây luôn ám ảnh chúng tôi, thúc giục chúng tôi không được quên đồng đội cũ đã ngã xuống nơi này  (Ứơc tính 40- 50 người)!

     Không quên tất nhiên rồi! Nhưng phải làm gì đây để cho đời sau còn biết đến và ngay đời này cũng không quên thắp hương tưởng nhớ đến họ, cho họ, tôn vinh họ (dù đa số họ đã ở nghĩa trang rồi)!

       Tôi cũng đã viết một số bài thơ, văn/ sách báo nói về những năm tháng đó, những trong lòng vẫn thấy không đủ! Tôi cũng đã động viên những người đồng đội đang sống hãy viết, hay làm một việc gì đó tương tự.

      Một số cán bộ cấp Đội cũng có ý tưởng đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu anh hùng cho một số đơn vị, đội viên, thì cũng đã về già với ông bà! Chúng tôi, trẻ hơn một chút nhưng cũng đã 70, hay trên 70 tuổi cả rồi. Không thể chậm hơn được nữa!.

    2- Thật sự cần một tượng đài. Vùng Cà Roòng, lấy tên một bản làng gần đó. Ngầm Cà Roòng là ngầm qua một nhánh sông Cà Roòng, mà hai bên là núi, con đường mở ra chạy quanh quanh nhiều cua cánh tay. Địch tìm cách đánh phá con đường và cái ngầm “Thép” ấy đã làm san phẳng bao ngọn đồi. Vùng Cà Roòng hiển yếu này đã thành điểm ngắm đánh phá khốc liệt của máy bay không lực Hoa Kỳ thời đó. Nên cả vùng ngầm Cà Roòng từ km 48 đến km 57 là một vùng rộng dài nhưng nếu tính đường chim bay thì chì hơn vai km, khi đó nham nhở, không còn bóng cây, như vùng đất chết, đỏ lòm bầm tím… máu. Tài liệu Binh trạm 14 cũng đã viết chung nói lên phần nào về vùng trọng điểm này. Nhưng vẫn chưa nói hết được những tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng cụ
thể.

      Bài viết này không mô tả lại các cuộc đánh phá của địch và những hy sinh của đồng đội mà chỉ xin đi vào bàn về chuyện tri ân cho những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh ở đây như những dũng sĩ, những anh hùng thật sự ở tuổi trên dưới 20 thời đó.

      Là một người trong cuộc từ năm 1966 đến đầu năm 1969, khi còn là Trung  đội phó đơn vị TNXP Nghệ An, rồi là Đại đội phó- kiêm Trạm trưởng Ba rie Km 49 và sau này Chính trị viên trưởng đại đại C1 Đội 3 đa số đồng đội quê Hà Tĩnh (có lúc là Đội 23 TNXP) chứng kiến và nhiều lần suýt chết trong gang tấc, xin có kiến nghị với các Ban liên lạc TNXP Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, các cơ quan chức năng của UBND ba tỉnh này xem xét, phối qui hoạch vùng Cà Roòng một khu tượng đài kỷ niệm
ghi nhớ công ơn và sự hy sinh dũng cảm rất đổi tự hào giữ mạch máu con đường như giữ máu trong trái tim mình ở đây!

     Không thể nhắm mắt… khi không làm được việc tri ân này!

     3- Qui hoạch và  qui mô ra sao, thực hiện từng bước năm năm thế nào, còn tùy thuộc vào kinh phí và sự phát triển kinh tế của đất nước, tỉnh nhà..


    Tôi biết không nên xây tượng đài tràn lan và tốn kém, nhưng có những chỗ không thể không xây dựng với các mức độ như bia tượng niệm hay dựng tượng đài (to nhỏ khác nhau). Vấn đề là thời gian!

     Tôi cũng biết ở khu Cửa rừng, km số 0 đường 20 tức khu vực bến phà Xuân Sơn- Phong Nha cũ đã có khu tượng đài TNXP, hay ở khu vực Phu Lai Nhích, cua Chữ A cũng sẽ có tượng đài. Nhưng ở giữa con đưiờng 20, khu vực Cà Roòng rất nên cần một tượng đài (qui mô thì cần tính toán cụ
thể).

    Phác thảo ban đầu về vùng tượng đài (qui mô) / bia tưởng niệm (vừa phải) như sau: KHU TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM CÀ ROÒNG:

       - Km 48+880m cần có bia tưởng niệm 4 chiến sĩ TNXP hy sinh anh dũng (như đã có bài viết).


        - Km 49 đường rẽ phải xuống dốc vào Khe Ni, cách mặt đường độ hơn 500m gì đó, tại đồi nứa này cần có bia tưởng niệm hàng chục chiến sĩ bộ đội đã hy sinh.


        - Từ km 49 nói trên đi khoảng 2-3 km nơi đơn vị C1 đóng quân một số anh chị  em TNXP đã hy sinh cũng cần có bia tưởng niệm.      - Khu vực km 50 - 51 cũng cần có một bia tưởng niệm nam
nữ TPXP hy sinh ở đây…


    - Km 53- 56 có thể xem xét dựng bia tưởng niệm. 

    - Khu vực đồi Cà Roòng (bắc Cà Roòng, tay trái) nên dựng TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHUNG. Làm đường lên và xây tượng đài (khu tâm linh có diện tích đủ rộng để trồng cây hoặc xây miếu thờ). Vùng này độ cao vừa phải và cũng tiện lợi cho khách đến thắp hương khi du lịch, về nguồn dọc đường 20 QT.

       Đây chỉ là một phương án của cá nhân tôi. Mong nhiều bàn bè động đội cho sáng kiến để có phương án tối ưu.

        Có thể khảo sát và lên qui hoặc để có kế hoạch xây dựng từng bước. Có thể bước một là xác định địa điểm và sau đó có thể cắm một số bia to nhỏ là tùy. Bước tiếp là có thể dự kiến xây dựng khu vực tượng đài chung. Sau đó xây dựng từng bước một, như đường lên, rồi làm một vài hạng mục nào đó. Cưối cùng là hoàn thành, khánh thành. Có thể chậm nhất là đầu năm 2016 là khởi động và năm 2011 hay 2012 là hoàn thành.

Xe chạy trên đường 20 Quyết Thắng


         4- Khi kinh tế phát triển, giao thông đi lại ở vùng này khá hơn, thi các khu Tượng đài liên hoàn hợp lý (đâu chỉ hang Tám Cô hay khu vực Cửa rừng hay Phu Lai Nhích) sẽ là thu hút khách du lịch và tri ân, về nguồn đầy sinh động và hấp dẫn. Gắn với khu hàng động nổi tiếng Phong Nhà – Kẻ Bàng thì các khu tượng đài nói trên sẽ là khu vực tâm linh không thể qua đây mà không dừng chân thắp hương tri ân những người đã hy sinh cho tương lai giàu đẹp hôm nay và mãi mãi. Quảng Bình quê ta sẽ vinh dự biết bao và cũng được hưởng lợi từ đó khi du lịch phát triển mạnh mẽ hơn.


           Hội cựu TNXP TW, Hội Truyền thống Trường Sơn và Hội cựu TNXP TW ba tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình (có lẽ Hội cựu TNXP Hà Tĩnh cần chủ động đi đầu) cùng với các cơ quan hữu quan cần phối hợp nghiến cứu, kêu gọi đầu tư nhà nước và nhân dân, các doanh nghiệp cùng làm và thực hiện.
         Báo chí cũng rất nên vào cuộc để góp phần tuyên truyền tri ân cho những chiến sĩ hy sinh dũng cảm, anh hùng và ý tưởng, dư thảo kế hoạch nói trên,


            TPHCM ngày 8/9/2015


(TB/ Dù có ý tường và ý định như trên đã từ lâu, nhưng mới đây sau khi  trao đổi với Lãnh đạo Hội Cựu TNXP Hà Tĩnh sáng nay, chiều nay tôi viết ngay bài này xin gửi bạn bè và trang Veb của Hội Truyền thống Trường Sơn)

https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif

 

tin tức liên quan
test 123