Gắn biển "Địa điểm lưu niệm Cách mạng..." cho Bốt Lũ

Ngày đăng: 12:56 26/02/2020 Lượt xem: 528
DI TÍCH BỐT LŨ TRỞ THÀNH
ĐỊA ĐIỂM LƯU NIỆM CÁCH MẠNG KHÁNG CHIẾN
 
      Trên cơ sở đề xuất của Hội Trường Sơn Việt Nam cách đây 1 năm (tháng 3-2019), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có tờ trình lên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc gắn “Biển lưu niệm” cho Di tích Bốt Lũ.
      Ngày 18/2/2020, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết đinh gắn biển  “ĐỊA ĐIỂM LƯU NIỆM CÁCH MẠNG KHÁNG CHIẾN” cho Di tích Bốt Lũ (Số 788/ QĐ-UBND).
    Theo Lịch sử Đoàn 559, sau khi Đoàn "Công tác Quân sự đặc biệt" được thành lập ngày 19/5/1959, Ban Chỉ huy Đoàn đã tích cực làm công tác chuẩn bị. Một trong những công tác ấy là sửa chữa, hiệu chỉnh và bao gói các loại vũ khí để chuyển vào miền Nam. Bốt Lũ là kho vũ khí chiến lợi phẩm được Bộ Quốc phòng giao cho Đoàn 559.  Tại Bốt Lũ, Trung úy Nguyễn Ngọc Linh cùng tổ quân giới đã chọn những khẩu súng bộ binh có xuất xứ từ các nước Tư bản để hiệu chỉnh, sửa chữa và bao gói bằng vải tẩm pharaphin rồi thử nghiệm vùi dưới đáy sông Tô Lịch. Sau nửa tháng, vớt lên, vũ khí vẫn khô ráo.
     Các gói hàng được chở bằng ô tô vào Khe Hó cho Tiểu đoàn 301 vận chuyển bằng gùi thồ vượt Đường 9 vào Ta Riệp, Ta Lin giao cho Liên khu V.
     Tai Khu vực Bốt Lũ  (xã Đại Kim) là căn cứ kho tàng hậu cần, vật tư và sau đó là Trạm giao liên 63. Đại hội lần thứ nhất của Đảng bộ Đoàn 559 diễn ra tại một lán tranh gần Bốt Lũ.
      Bốt Lũ là địa điểm khởi phát của các chuyến hàng chi viện cho Cách mạng miền Nam trong giai đoạn gùi thồ.
      Theo quyết định: Phòng Quản lý Di tích (Sở VHTT Hà Nội), quận Thanh Xuân và phường Kim Giang có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, tố chức gắn “Biển Lưu niệm” theo nội dung được duyệt trước ngày 17/3/2020 (Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng bộ Hà Nội)
      Hội Trường Sơn Việt Nam huy động nguồn vốn xã hội để xây dựng sân trước Di tích và cảnh quan xung quanh.
      UBND phường Kim Giang, UBND quận Thanh Xuân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và tu bổ Di tích.
      Đồng chí Trần Thị Chung (UVBCH Hội Trường Sơn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trường Sơn) đã nhận tài trợ và tổ chức xây dựng sân và cảnh quan trước Di tích.
                                                                                Tin: Vũ Trình Tường
Nội dung Bia Lưu niệm

“NĂM 1950, BỐT LŨ THUỘC PHƯỜNG KIM GIANG, QUẬN THANH XUÂN ĐƯỢC THỰC DÂN PHÁP XÂY DỰNG. NĂM 1959, ĐOÀN 559 (ĐOÀN CÔNG TÁC QUÂN SỰ ĐẶC BIỆT) MỞ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN CHỌN NƠI ĐÂY LÀM KHO, XƯỞNG SỬA CHỮA, HIỆU CHỈNH VŨ KHI BỘ BINH VÀ THIẾT BỊ QUÂN SỰ CẦM TAY ĐỂ CHỞ VÀO KHE HÓ (VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ) CHO BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN CHUYỂN VÀO TÀ RIỆP (BẮC THỪA THIÊN) GIAO CHO LIÊN KHU V. TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975, KHU VỰC BỐT LŨ LÀ TRẠM GIAO LIÊN 63, ĐƯA ĐÓN CÁC CHIẾN SĨ VÀO RA CHIẾN TRƯỜNG.”
 

Bản sao Quyết định số 788/QĐ-UBND


 

tin tức liên quan
test 123