Lãnh đạo huyện Tây Giang, Quảng Nam, sáng nay đã làm việc với lãnh đọa Hội Trường Sơn về một số vấn đề bảo tồn di tích đường TS và phát triển du lịch...
Lãnh đạo Hội Trường Sơn tiếp và làm việc với Lãnh đạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Sáng ngày 18/10/2016 tại Văn phòng Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam ở Hà Nội, lãnh đạo Hội Trường Sơn đã tiếp và làm việc với lãnh đạo Đảng ủy, UBND huyện Tây Giang , tỉnh Quảng Nam.
Đoàn cán bộ huyện Tây Giang có đồng chí Brui Niết- Bí thư Huyện ủy, đồng chí Lê Hoàng Linh- Phó Chủ tịch UBND, đồng chí Nguyễn Thế Toàn Trưởng phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện.
Về phía Hội Trường Sơn có: Thiếu tướng Võ Sở-Chủ tịch, Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng, Thiếu tướng Hoàng Kiền Phó Chủ tịch, Đại tá Trần Văn Phúc- Chánh Văn phòng, Đại tá Nguyễn Gia Cam -Trưởng Ban Tài chính, Đại tá Vũ Trình Tường-Trưởng Ban Lịch sử, Truyền thống.
Đồng chí Brui Niết đã vô cùng xúc động được tiếp kiến Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các đồng chí Cơ quan TW Hội Trường Sơn; đồng thời trình bày một số vấn đề mong được sự hợp tác, giúp đỡ của Hội Trường Sơn.
Trên địa bàn huyện Tây Giang hiện còn 12 km đường Trường Sơn (đường 14 cũ), trong đó có 6 km còn nguyên trạng. Huyện Tây Giang muốn bảo tồn đoạn đường này với mục đích vừa bảo vệ Di tích vừa phát triển du lịch. Tây Giang còn nhiều địa đạo, gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là khu vực quanh Đền thờ Liệt sĩ ở Aso. Chính quyền Tây Giang muốn tôn tạo Aso thành nơi du lịch Tâm Linh và Lịch sử.
Trên cực Bắc của đất nước đã có cột cờ ở Lũng Cú, Hà Giang. Ở cực Nam có cột cờ ở Đất Mũi, Cà Mau đánh dấu Địa đầu biên cương Tổ Quốc. Vậy ở trung điểm biên giới quốc gia ở phía Tây cũng cần một “Cột cờ” như vậy. Huyện Tây Giang đã chọn địa điểm tại đỉnh núi thuộc xã Ch. Ơm và lập Dự án xây dựng cột cờ tại đây. Tuy nhiên huyện Tây Giang chưa có kinh phí, muốn kêu gọi vốn xã hội để thực hiện Dự án khoảng 6 tỷ đồng.
Tây Giang là nơi còn bào tồn được một quần thể rừng Pơ mu cổ thụ, rừng Đỗ Quyên nguyên sinh trên một khu đất bằng phẳng rộng 100ha ở độ cao 2005m, thuộc xã Tr. Hy. Địa điểm này có thể xây dựng tuyến du lịch thiên nhiên hấp dẫn...
Sau nhiều ý kiến của những cán bộ của huyện Tây Giang và Hội Trường Sơn, Chủ tịch Hội-Thiếu tướng Võ Sở đã phát biểu ý kiến:
Quảng Nam là địa bàn hoạt động của Bộ đội Trường Sơn trong chiến tranh. Nhiều đơn vị Trường Sơn đã đóng quân ở đây, như Trung đoàn 98 và nhiều đơn vị khác. Những di tích đường Trường Sơn trên địa bàn Quảng Nam, trong đó có Di tích 12 km đường Trường Sơn, Hội Trường Sơn hoàn toàn ủng hộ việc phối hợp lập Hồ sơ xếp hạng Di tích và sau đó bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của nó.
Dự án xây dựng “Cột cờ” tại Tây Giang, đánh dấu trung đoạn biên giới phía Tây của Tổ Quốc là một ý đồ hay. Địa phương cần xây dựng Dự án một cách khoa học, chi tiết và khả thi, sau đó xin ý kiến của cấp có thẩm quyền. Hội Trường Sơn sẽ phối hợp tuyên truyền, quảng bá đến các nhà đầu tư để thực hiện Dự án khi được phép.
Huyện Tây Giang có nhiều thế mạnh về tiềm năng du lịch, Hội Trường Sơn ủng hộ và phối hợp tuyên truyền trong khả năng của mình.
Đồng chí Brui Niết thay mặt đoàn cán bộ huyện Tây Giang đã tặng Hội Trường Sơn bức ảnh rừng Pơ mu quý hiếm ở Tây Giang. Chủ tịch Hội Trường Sơn đã tặng mỗi thành viên trong đoàn những cuốn sách viết về Trường Sơn.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí đoàn kết, cởi mở, hiểu biết lẫn nhau.
Tin và ảnh: Vũ Trình Tường.
Quang cảnh cuộc gặp mặt.
Đồng chí Brui Niết phất biểu.
Đoàn Cán bộ Tây Giang tặng Hội Trường Sơn bức ảnh "Pơ Mu" ở Tây Giang.
Hội Trường Sơn tặng các thành viện đoàn tây Giang các cuốn sách viết về Trường Sơn.
Những cây Pơ Mu quý hiếm ở tây Giang