Trái tim người đàn bà - Tác giả Nguyễn Thị Phương Liên - Phó CT Hội Trường Sơn Lâm Đồng

Ngày đăng: 03:49 20/03/2017 Lượt xem: 422

 

 

* * *

 

TRÁI TIM NGƯỜI ĐÀN BÀ

 

Tác giả: Nguyễn Thị Phương Liên - Phó CT Hội Trường Sơn Lâm Đồng

 

 

... Tiếng chuông nhà thờ ngân lên hồi dài. Chị trở mình thức giấc, hai tay xoa xoa vào nhau, hít sâu và thở ra đều đều theo thói quen. Một ngày mới bắt đầu với bao công việc bộn bề. Từ nhà tới quán nước của chị khoảng gần 500 mét. Dưới ánh đèn vàng, bóng chị đổ dài theo con đường. Vài chiếc xe máy rú ga lướt vào các ngả chợ. Chiếc xe đạp dắt bộ treo lỉnh kỉnh trên ghi đông những thứ lặt vặt cùng cặp lồng cơm bữa trưa. Chúng va vào nhau thành thứ âm thanh vui tai quen thuộc. Hôm nay chị dậy sớm hơn thường ngày, chị thả bộ chầm chậm tận hưởng  không khí mát lành trong trẻo của thị trấn nhỏ bé đã có nhiều năm gắn bó với chị. Người lao công đưa vội chổi hốt những chiếc lá bàng cuối đông lên xe rác mỉm cười với chị. Ở tuổi “xưa nay hiếm” chị hồi tưởng một thời đã qua, khi đó chị mới ngoài hai mươi tuổi. Đó là cái ngày cầm trong tay chiếc giấy báo tử của chồng. Chị như người trên cao, phút chốc rơi xuống vực thẳm!

Tưởng như cuộc đời thực sự chấm hết, chị gục ngã hoàn toàn. Tỉnh dậy người như xác ve mới lột, mấy tháng tiếp theo sống như kẻ không hồn. Chị trở nên ít nói, thường đi lại một mình trong đêm. Nỗi đau xé ruột, cú sốc tinh thần như chờ cơ hội quật ngã chị. Rồi chị giật mình khi nghe tiếng đứa con trai hai tuổi gọi:

-     Mẹ! mẹ!...

Hoặc một giọng rít qua lỗ răng của mẹ chồng:

-     Con kia... mày điếc hay sao mà không nghe tiếng tao gọi thế?  Thổi cơm xong thì đi cho con lợn sề ăn đi chứ. Có nghe nó rít... không hả con phải gió? Không nhấc đít lên, chết rí xó bếp hử...” Hay: “tao đang chết nửa đời người đây, đừng chọc máu bà... Con bà nó vô phúc lấy mày... giời ơi... con ơi... Tuấn

ơi... con ở đâu...!

Chị thương và hiểu thấu nỗi đau của mẹ chồng.

***

Tình yêu của Tuấn và Phượng đang đi vào độ chín. Họ xa nhau một tuần mà như một năm cứ mỗi chiều thứ bảy – mặc dầu biết tuần này anh không về, Phượng vẫn thấp thỏm đợi chờ, Chiều nay Tuấn bảnh bao trong bộ quân tầy xanh, áo trắng đóng thùng, đôi dép nhựa “Tiền phong” trong suốt, lịch sự, Mái tóc quăn bồng bềnh được chải chuốt cẩn thận. Vẻ ngoài của Tuấn đã khiến không ít cô gái làng “yêu thầm nhớ trộm”. Với Tuấn chỉ có Phượng là người anh cần. Những đêm hò hẹn bên giàn bông tím, mùi hương bưởi tỏa ra từ mái tóc đen óng ả và dài qua áo của Phượng. Gió từ biển thổi vào lay động những cánh hoa tím, có đôi lần Tuấn hái nhành hoa đưa vào tay Phượng: “Anh tặng em màu thủy chung này/ Xin em giữ nó đừng để bay/ Mai ngày Nam Bắc ta xum họp/ Cho thỏa lòng mong ước tháng ngày...".

Anh hôn nhẹ lên mái tóc cô, khi ấy cô thấy mình thật hạnh phúc, khuôn mặt trái xoan, mỗi khi đứng trước anh cô lúng túng hai má ửng hồng. Người con gái quê mộc mạc như cây đa bến nước, như đêm trăng in bóng con đò xuống dòng sông. Tuấn theo học lớp kế toán tài chính trên thị xã. Gia đình phải vay mượn thêm và bán đi mấy tạ thóc mua chiếc xe đạp Thống Nhất nam cho anh.

Kể từ ngày 5-8-1964 Mỹ điên cuồng cho máy bay đem bom leo thang đánh phá miền Bắc. Một số cơ quan, bệnh viện, trường học đã được lệnh đi sơ tán về các vùng quê để đảm bảo an toàn cho các hoạt động khi có chiến sự xảy ra. Các trường đại học, trung bọc. cơ quan đều có đăng ký “nghĩa vụ quân sự”. Trường của Tuần mội số học sinh đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Trong đó có anh. Những bảng tin nơi công cộng kể cả hai bên sườn cầu đều có dòng chữ: “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược! Tất cả vì miền Nam ruột thịt! Tất cả cho tuyền tuyến…”

Tuần cặm cụi bên ngọn đèn dầu với những trang nhật ký. Hình ảnh của Phượng cứ hiện ra trước mắt nhảy mùa lung linh. Sau những buổi luyện tập ngoài thao trường bỏng rát với cái nắng hè miền sơn cước tô nước da anh càng thêm đậm đà rắn chắc. Tuấn nghĩ tới khi phải xa Phượng để cùng đoàn quân thẳng phía chiến trường, anh thấy lòng mình nao nao khó tả. Nhìn qua tấm liếp ánh trăng bàng bạc dọi vào như hiểu thấu nỗi lòng đang ngổn ngang trăm mối. Chiến tranh ư? Chiến tranh là những gì không thể nói trước với người lính. Chiều nay khi ở thao trường về, Tuần nhận được tin Tiểu đoàn giải quyết cho anh 15 ngày phép Anh hiểu những người viết “quyết tâm thư” trước lúc đi B đều được nghỉ phép 15 ngày.

Dãy núi Ba Vì trước mặt xanh thẳm mỗi khi hoàng hôn xuống, anh nhớ về Vĩnh Bảo Hải Phòng, không nơi nào đẹp bằng quê anh vì ở đó có người con gái tên Phượng, tên một loài hoa biểu tượng riêng của Hải Phòng, rực trong những ngày hè khoe sắc thắm. Thế rồi một đám cưới được tổ chức theo “nếp sống mới” vô cùng giản dị nhưng mang đầy ý nghĩa của thời chiến tranh. Cô dâu đẹp dịu dàng trong tà áo cánh màu xanh da trời, chiếc quần sa tanh bóng láng. Chú rể trang nghiêm trong bộ đồ quân phục gabardine còn thơm mùi vải mới. Hai bên phông là dòng chữ: “Anh như chim bay xa tổ. Em ở nhà như chim đỗ đợi chim bay”, “Hạnh phúc non sông, hạnh phúc nhà. Thắm tình Tổ quốc thắm tình ta”. Hai chữ rực đỏ lồng tên cô dâu chú rể quấn quýt nổi bật trên phông màu xanh hòa bình. Họ vô cùng hạnh phúc trong những ngày phép ngẳn ngủi mà ý nghĩa. Thời gian như quay chậm lại, một ngày được tính bàng gang vàng, tấc ngọc. Hạnh phúc đong đầy rồi có dịp gói lại khi ở hai đầu nỗi nhớ.

Phượng đang loay hoay xếp bộ quân phục cùa chồng cho vào chiếc ba lô, chị giật minh vì câu hỏi của Tuấn cắt ngang dòng suy nghĩ:

- Em ạ! Anh lên đơn vị trả phép chắc chưa đi chiến trường ngay, cuối tuần này xin phép mẹ lên với anh.

Cô nhìn vào mắt chồng khẽ gật dầu, cô biết anh đang có suy nghĩ trong những ngày tới khi vào mặt trận. Nơi mà ngày đêm vật lộn với kẻ thù giữa sự sống và cái chết chỉ là gang tấc. Trước ngày trả phép, cô bị báo “đèn đỏ”, vậy là anh có gì đó hơi buồn. Cô thương chồng, hai mắt cay xè...

.. .Từ nhà tới đơn vị của Tuấn đóng quân phải đi gần một ngày đường. Qua cầu phao cũng mất gần một tiếng, chiếc xe ô tô ì ạch trườn qua những đoạn đường gập ghềnh, những ổ gà, bụi mù mịt đặc quánh trong cổ họng và hai lỗ mũi Phượng. Xe lắc lư nghiêng bên này, bên kia, mùi nồng nặc của dầu xe lẫn mùi mồ hôi người, khiến cô chao đảo quay cuồng đầu óc. Phượng vẫn ngó ra ngoài quan sát theo quán tính tò mò chưa khi nào đi đâu xa. Hai bên đường là những hầm cá nhân san sát. Xa xa phía cánh đồng nhấp nhô ụ pháo, tên lửa phòng không. Các em học sinh đeo trên vai mũ rơm tới trường. Phải rồi! Đất nước có chiến tranh là vậy. Những ngày tới Tuấn ra mặt trận, Phượng sẽ rất buồn khi xa anh...

Tuấn đang lau khẩu AK, chợt ngẩng đầu lên, Phượng đứng ngay trước mặt. Anh lúng túng như gà mắc tóc, miệng cứ như líu lại. Anh vội vàng xếp lại giá súng rồi đỡ túi xách của Phượng đưa vào trong nhà, tim đập rộn ràng:

Em… Em đi đường mệt lắm hả? Em nghỉ ngơi một lúc tắm cho khỏe. Em đói không? Ờ!... Ờ!... Cũng tới giờ cơm rồi.

Cử chỉ lo lắng của Tuấn khiến Phượng quên hết mệt mỏi. Cô nhìn

anh cười tủm tỉm khẽ gật đầu:

-   Em hơi mệt nhưng giờ thì hết rồi!

Cô liếc qua khu ở của chồng, xung quanh nhà che toàn bằng phên nứa, trên mái lợp lá cọ rất đẹp, giường nằm cả dãy dài cũng bằng tre nứa ghép vào nhau. Trên đầu giường chăn màn được gập vuông góc như những chiếc hộp. Giá ba lô, giá súng ngăn nắp gọn gàng. Tuấn đọc được suy nghĩ trong cô. Anh nói nhỏ cốt đủ để vợ nghe:

-   Em ạ! Đêm nay mình ngủ ở khu nhà kia.

Phượng chớp chớp mắt bẽn lẽn, cô đã nhìn thấy khu nhà lợp ngói đỏ. Chắc đó là chỗ ở của Ban chỉ huy. Thực ra có một, hai phòng dành để lưu khách họ gọi là chiêu đãi sở.

Đêm của vùng núi Ba Vì hơi lạnh, gió mang theo hơi nước của sông Đà thổi tới. Tuấn kéo sát vợ vào lòng. Anh không biết phải bắt đầu câu nói gì trước. Anh hôn nhẹ lên mái tóc Phượng. Sự im lặng như chỉ nghe tiếng đập của con tim. Màn đêm giãn ra, cổ họng Tuấn như có khối đá đè nặng, anh thở dồn dập. Phượng vẫn im lặng trong vòng tay anh. Cô chưa thể hiểu rằng chỉ còn đêm nay thôi, ngày mai 7h30’ anh rời đơn vị vào Nam chiến đấu. Tuấn hít sâu vào lồng ngực một hơi thật dài, qua tiếng hắng giọng là âm thanh trầm trầm:

- Phượng ơi!... Em nghe anh nói này...

Phượng thấy như có điều gì thật quan trọng, trống ngực cô đập thình thịch. Cô bình tĩnh hỏi lại chồng:

-     Có gì hả anh? Em nghe đây.

-     7h30’ sáng mai anh phải đi rồi. Đơn vị hành quân đi B. Anh rất vui là em đã đến kịp để chia tay anh. Em nhớ luôn giữ gìn sức khỏe. Anh rất yêu và nhớ em nhiều lắm. Anh tin rằng mẹ cũng rất thương em!...

Giọng Tuấn run run xúc động, anh cố bình tĩnh để những lòi nói bật ra mạnh mẽ. Trong đêm tối có ánh đèn dầu, anh nhìn rõ khuôn mặt Phượng đang giàn giụa nước mắt. Cô vòng tay ôm chặt anh áp mặt lên ngực Tuấn. Những tiếng nấc của cô phá tan bóng đêm. Không gian như vụn vỡ thành từng mảnh, hơi thở của họ cũng rơi vào vũ trụ để rồi một đêm họ tan chảy trong nhau.

 

 

 

***

Những chiếc lá bàng cuối đông đang cố níu chặt vào thân cành khẳng khiu, nếp nhăn trên trán người đàn bà sâu hơn. Ánh mắt thăm thẳm buồn còn vương lại nét đẹp hiền từ đôn hậu của thời con gái. Như chợt nhớ ra điều gì, chị quay lại phía tôi:

- Cháu uống nước đi, chuyện của tôi thì dài lắm. Nước mắt chảy theo cuộc đời. Giờ già mong có được sức khỏe, con cháu hạnh phúc là mình vui rồi. Cháu là nhà báo hỏi về cô, cô thấy ngại. Có điều...

Tôi thấy hai mắt chị đỏ hoe, nhìn xa xăm giọng chị lạc đi tôi chuyển hướng:

-Thời chống Mỹ gian khổ ác liệt, nhưng rất vui phải không cô? Cháu nghe nói những phụ nữ bấy giờ thật đảm đang, vừa đeo súng trên vai, vừa lội ruộng cấy lúa.

Chị phấn chấn hẳn qua câu hỏi của tôi. Rồi chị trả lời theo đúng chủ đề tôi muốn:

- Ở đơn vị anh ấy về, tôi không nghĩ chỉ có một đêm ấy mà để lại cho tôi mụn con. Đúng là trời thương cháu ạ. Nhưng cũng vì vậy mà tôi chịu không biết bao nhiêu đắng cay, miệng tiếng nào là:

-  Bụng to vào lúc nào chứ? Hôm chồng nó trả phép nó còn... đỏ cơ mà

- Chẳng lẽ có một đêm ở đơn vị chồng nó mà có con à? Tôi cứ mà làm con cho bà.

-Trông cũng hơ hớ ra mà hỏng quá! Không biết đứa phải gió nào hả bà...

- Nào ai biết, bà hỏi tôi, tôi biết hỏi ai? Tôi đang chết một bên ruột đấy. Còn nữa...

- Con cháu nhà tôi phải quăn tóc, quăn lông, miệng rộng, tai to nhé. Không có tóc rễ tre như của nợ này, phải chửa?

-  Đồ trốn chúa lộn chồng... muốn thì xéo đi khuất mắt bà...

Chuyện “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông” đồn đại những điều cay nghiệt. Tôi nghĩ thương con, thương chồng, nước mắt lại không sao ngăn được. Rồi sức chịu đựng của con người cũng có hạn, tôi quyết định đi kinh tế mới Lâm Đồng khi ấy đứa con trai tôi mới tám tuổi.

-   Dạ! Cô cho cháu biết chuyện cô đi tìm được mộ của chú và từ khi anh Thắng con cô ra ngoài đảo có hay tin tức về không?

- Sau nhiều năm lặn lội tìm kiếm hết nơi này đến nơi khác ở các nghĩa trang trong này. Cuối cùng đã tìm thấy mộ anh ấy tại nghĩa trang Trường Sơn. Tôi đã đưa anh ấy về nghĩa trang thành phố Đà Lạt để tiện việc nhang khói cháu ạ. Còn Thắng con cô nó tình nguyện ra đảo từ đợt Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 gì gì đó, thường xuyên vẫn tin về cháu ạ. Nó động viên tôi trước khi đi ra đảo:

- Thời bây giờ đâu gian khổ ác liệt như thời chống Mỹ hả mẹ? Chủ yếu là bảo vệ chủ quyền biển đảo. Con ra đảo một thời gian rồi trở về.

Tôi thấy vui, vì càng lớn nó càng giống anh ấy như khuôn đúc.

- Cháu biết anh ấy là cán bộ cao cấp mà cô, trong khi vấn đề biển đảo hiện nay là thời sự nóng bỏng cô ạ. Vợ anh Thắng lại là giáo viên cấp III, nhận thức của chị ấy cũng thực sự tốt khi phải xa chồng để anh ấy làm nhiệm vụ.

- Tôi hiểu được mà, tôi rất tự hào khi có được đứa con trai giống bố nó. Cháu đã tiếp bước cha, giữ gìn truyền thống gia đình.

- Sao cô không lên thành phố ở với vợ anh Thắng và hai cháu?

-     Vợ nó dạy học cả ngày, các con nó cũng học hành, chẳng có nhà mấy khi. Tôi quen với nơi này từ khi vào cháu ạ, ở đây vui có bạn già với nhau đọc thơ nghe mỗi khi buồn. Quán xá là nơi gặp gỡ và bầu bạn văn chương.

- Cô là một trong những người phụ nữ nhân hậu để thế hệ sau học tập.

- Không có gì đâu cháu ạ, nhiều người họ còn khổ hơn mình.

Tôi thầm khâm phục một người có sức sống và lòng tin. Được nghe chị kể rằng mấy năm trước khi mẹ chồng ốm nặng chị đã về săn sóc cụ. Chị gái của chồng nói với chị là mấy tháng trước lúc cụ nằm liệt giường, cụ chống gậy đi suốt từ đầu làng đến cuối làng gọi tên chị và tên đứa cháu nội. Tự tay chị về chăm sóc những ngày cuối đời và lo lắng mồ yên mả đẹp cho mẹ chồng. May quá Thắng cũng về kịp lúc cụ nhắm mắt.

Chiều ngả màu tím hồng, xa xa đỉnh núi còn sót lại những tia nắng le lói cuối ngày. Người đàn bà hướng mắt về nơi ấy, nghĩ về quá khứ, hay đang hướng lòng mình về phía đảo xa. Nơi có vị mặn mòi cùa biển, nơi có tiếng sóng vỗ. Nơi có máu cùng nước mắt ngàn đời của dân tộc. Nơi người lính ngày đêm bám đảo, từng phút từng giờ canh giữ bình yên biển trời Tổ quốc.

 

Nguyễn Thị Phương Liên

 

tin tức liên quan