Người xưa vui Tết - Tản văn: Bùi Văn Hoàng
Ngày đăng:
09:42 09/02/2024
Lượt xem:
90
NGƯỜI XƯA VUI TẾT
Lễ chúc giao thừa
Đúng vào lúc giao thừa, người lớn ngồi trước bàn thờ để các thành viên trong gia đình dâng chén rượu và cơi trầu mừng thêm tuổi mới, tuy đơn giản nhưng rất thiêng liêng và trang trọng. Sau đó, người bố bế đứa tẻ nhỏ nhất trong nhà ra vái trước bàn thờ tổ tiên, để báo cáo với tổ tiên nhà mới có một thành viên hiện diện để đảm bảo sự tiếp nối của gia đình, họ tộc, tiếp đó ông bà, cha mẹ dùng những lời tốt đẹp để cầu chúc cho các cháu, con một năm mới sẽ có thêm nhiều may mắn.
Mua may bán dại
Ở nhiều làng xưa, lúc giao thừa có một người đi khắp làng, vừa đi vừa hô to : Ai mua, dại, mua ngốc, mua dở không ? cứ như vậy đi khắp làng và tất nhiên không có ai mua cả, rao như thế là có nghĩa là Tống khứ cái cũ, cái ngu ngốc, hư bại, đồng thời nhắc cho mọi người phải đoạn tuyệt với những xấu, cái sai của không may mắc phải tỷong năm cũ.
Xúc xắc xúc xẻ
Sau giao thừa, ở các làng thường có những đoàn trẻ con, tuy nhiên có người lớn hướng dẫn, mỗi em cầm một cái ống gọi là ống xúc xắc, hoặc là cái lục lạc, đi khắp xóm gõ cửa vào các nhà để chúc tết và mỗi khi vào đều hát mấy câu: Xúc xắc xúc xẻ nhà nào còn đèn còn lửa/ Mở cửa cho chúng tôi vào. Đối với bà con dân tộc mường cũng có phong tục này, tiếng dân tộc gọi là Xặc pua. Trò chơi được phát triển và người ta gọi là Xắc bùa, chủ các gia đình đón tiếp các đoàn vào chúc tết như vậy rất chân tình và vui vẻ.
Hái lộc
Sau lễ giao thừa, gia đình ăn cỗ cúng giao thừa xong, cùng nhau ngâm thơ, đọc câu đối. Đến khoảng mờ sáng thì cùng nhau ra cửa, gọi là đi xuất hành đầu năm mới, rồi đi hái lộc, nhà nào ít người thì có thể đi hái lộc lúc nửa đêm, họ chỉ ra quanh vườn nhà hay ra ngõ, nhà đông người và ở gần rừng thì cùng nhau lên rừng, núi để hái lộc và chỉ hái tượng trưng, họ chọn cành lá non cầm trong tay, xem như là mình đã được nhận một điều lành của lộc xuân và tránh làm cành cây bị gãy, hay bị tổn hại đến cây.
Đọc hương ước
Tục lệ này ở các làng, được tiến hành vào đầu xuân mới ngay ở đình làng. Sau khi bà con vào thắp nén hương cung kính lên vị Thành hoàng của làng, thì tất cả mọi người tập trung nghe một vị trưởng làng ăn mặc khăn áo chỉnh tề, bái lạy dâng hương lên hương án Thành hoàng. Sau đó, đọc toàn văn bản hương ước cho tất cả mọi người cùng nghe, nhắc nhở mọi thành viên trong làng làm tốt mọi qui định trong hương ước; nhắc nhở nhau cùng thực hiện để chống mọi thói hư tật xấu, chống tham ô, nhũng loạn.
Lấy nước đầu xuân
Sau giao thừa các gia đình một người đem thùng, nồi đựng nước ra giếng đầu làng lấy một gánh nước đem về gọi là lấy may mắn đầu năm mới. Nước lấy về sẽ sử dụng vào việc đun nấu nước uống, thức ăn trong những ngày tết.
Bùi văn Hoằng
CTV Trang TT& BT TS
Email:hoang1592@gmail.com