ĐỜI CHIẾN SY LÀ NHƯ THẾ

Ngày đăng: 09:23 26/09/2017 Lượt xem: 554
ĐỜI CHIẾN SỸ LÀ NHƯ THỀ
Quốc Huy - Nguồn fb Thiếu tướng Hoàng Kiền
 
Nhận điện thoại của tôi, anh chị rất vui và thông báo sẽ xuống trước nhà chú để dự gặp măt.
Anh xuống mấy giờ?
Tôi đi sáng sớm.
Sao đi sớm thế?
Đi sớm xuống chơi với chú, chiều đi xuống tối như lần trước không biết lối tìm vào nhà.
Vâng mời hai bác xuống nhé.
Thế là tôi hoãn kế hoạch về quê có việc đã hẹn. Tôi định về quê sáng thứ 6 chiều thứ 7 lên để đón anh chị, sáng chủ nhật gặp mặt Phòng Công binh Sư đoàn 472 / Bộ tư lệnh Trường Sơn.
Hơn mười giờ sáng thứ 7 anh chị vào đến nhà, tay bắt mặt mừng. Trông anh chị khoẻ ra hơn so với năm ngoái.
Anh mổ thận chưa?
Mổ rồi, ổn rồi.
Năm nay tám mấy rồi?
Tám hai rồi.
Trông anh còn khoẻ lắm.
Hồi ở bên Lào, có người Lào nó bảo tớ tuổi này không chết được đâu.
Thì anh vấn sống mà.
Hai lần chết hụt đấy.
Một lần chỉ huy xe phóng từ phá bom từ trường ở Cua Đá, lẽ ra tớ ngồi ghế trước cạnh lái xe, anh em nó bảo thủ trưởng ngồi xuống sau. Bất ngờ quả bom nổ hất văng tớ ra sau hơn chục mét, chết ngất đi, được đơn vị cấp cứu mới thoát, hai cậu ngồi trước hy sinh cả, thật là thương.
Lần thứ hai đi với xe Đại tá Đặng Tính lên cao nguyên Bô Lô Ven. Trên đường đi 8 người ngồi trên một chiếc xe con chật quá, ông ấy bảo mình xuống đi xe tải phía sau. Bất ngờ xe con trúng mìn chống tăng của địch nổ tung, cả 7 người hy sinh, thật là thương tiếc đồng chí Chính uỷ Bộ đội Trường Sơn và 6 đồng chí cùng đi, mình thoát nạn. Người Lào nó nói đúng thật.
Thế anh có được thương binh không?
Có, gian nan lắm.
Chị nói! anh ấy nóng tính lắm, cả như anh ấy thì không được đâu, chị phải đi làm đấy, phải về tận Hà Nội đấy.
Anh bảo chế độ nhà nước mình được hưởng chứ có phải nó cho mình đâu mà đi cầu cạnh xin xỏ. Tôi cần gì phải xin.
Khi về đơn vị của Trường Sơn đóng quân tại Hà Nội, tôi đến thăm cụ Đào Kim Sơn, lúc ấy cụ là chánh văn phòng của BTL Trường Sơn, sau này chuyển thành Tổng cục Xây dựng kinh tế. Cụ ấy cho một căn hộ cấp 4 ở Khu tập thể của Binh đoàn 12 bây giờ, chỗ tình cảm của thủ trưởng cũ mà. Tôi và anh Vi Ngọc Đón đều là trợ lý công binh của Phòng công binh sư đoàn 472, sau này chuyển sang sư đoàn 565 giai đoạn Đại tá Đào Kim Sơn làm Tư lệnh ở cả hai Sư đoàn.
Thế nhà bây giờ ai ở?
Chi bảo! anh ấy cho rồi.
Bấy giờ mình chưa gặp bà này, chưa có vợ. Có một anh cùng đơn vị có vợ mà lại chưa có nhà thế là mình cho anh ấy luôn.
Anh ấy cái gì cũng cho, nhà cũng cho, được phân phối cái giường gỗ cũng cho. Chị bảo ông này dễ tính lắm.
Thế anh bạn được anh cho nhà ra sao rồi?
Anh ấy chết rồi, trước khi chết anh ấy ghi địa chỉ dặn các con là tìm lên thăm cám ơn bác Đón đã cho bố căn nhà này. Các cháu nó mới tìm lên nhà thăm chúng tôi vừa qua.
Hôn nay trong lúc gặp mặt giao lưu, mọi người nhắc đến một số trường hợp thiếu tướng Hoàng Kiền giúp làm chế độ thương binh. Khi nghe xong anh bức xúc đứng dậy nói.
Mãi năm 1996 tôi mới đi làm chế độ thương binh, hồ sơ đầy đủ hết.
Cậu trung uý xem xong nó hỏi, thế bác bị thương ở đâu mà không thấy ghi vết thương?
Tôi bị sức ép.
Sức ép có gì mà làm thương binh?
Mày nói láo, tao mà có súng ở đây thì tao bắn mày chết tại chỗ.
Thế rồi có đồng chí cấp trên của nó ra can ngăn, nói là bị sức ép còn nguy hiểm hơn bị thương vào phần mềm. Đồng chí ấy bảo tôi để lại hồ sơ cứ về đi.
Lần sau tôi lên hỏi thì nó bảo giấy chứng nhận bị thương của bác không có bản dấu đỏ mà chỉ còn bản phô tô nên không đủ căn cứ làm thương binh.
Chi đứng lên bổ sung do không bồi dưỡng cho nó nên nó vất mất bản dấu đỏ của mình mà giữ lại bản phô tô.
Thế rồi sao?
Anh ấy tức tối bỏ về. Chị phải đi làm thay, tính anh ấy nóng lắm, không làm được đâu.
Chi lên hỏi cách giải quyết ra sao chú?
Bác về quân khu hỏi xem.
Quân khu ở đâu ?
Quân khu ở Thái Nguyên.
Xa thế tôi biết đâu mà lần.
May quá có chú khác gặp bảo bác cứ về Hà Nội vào Cục Chính sách nhờ họ giải quyết.
Thế là tôi lên Hà Nội nhờ một anh dẫn đến Cục Chính sách. Tôi vào nộp hồ sơ, chú nhận hồ sơ bảo bác cứ về đi để chúng tôi chờ thủ trưởng về ký.
Trời mưa to quá tôi không về được, đứng nép trú mưa ở cổng, đến trưa anh ấy ra thấy tôi đang đứng ở đấy, anh ấy bảo bác vào đây tôi đi tìm ký cho bác. Thế là chú ấy tìm người ký rồi đưa hồ sơ cho tôi về nộp chả mất xu nào.
Thế anh nhận sổ thương binh lâu chưa.
Từ năm 2006.
Thế là hành trình khá lâu, không mất tiền nhưng mất 10 năm. Nếu anh cho cậu ta mấy triệu thì được trước 9 năm cũng hàng trăm triệu đồng đấy.
Mình đáng được hưởng sao phải đi xin xỏ chúng nó. Không được thì thôi chứ không bao giờ đi xin xỏ.
Đồng đội Trường Sơn chúng tôi là như thế đấy.
Cuộc gặp mặt kết thúc, tôi gọi con trai đón và đưa anh chị ra bến xe Mỹ Đình để về Lạng Sơn. Anh chị rất vui nói.
Tối hôm qua chú bận, anh chị bảo thằng bé nhà chú đưa hai bác đi thăm Thủ đô một lúc, sang năm chả biết có xuống được không. Hôm nay cháu lớn đưa ra bến xe là vui lắm rồi.
Hai bác về vui khoẻ sang năm lại xuống nhé.
Ừ còn để xem sức khoẻ thế nào.
Tôi tặng hai bác bình rượu thuốc quý, mới uống một ít trưa nay, mang về uống bồi dưỡng sức khoẻ để còn gặp nhau lâu dài nhé, anh cầm bắt tay cám ơn.
Anh chi vào bến xe Mỹ Đình với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt, đầy ắp niềm tự hào về Trường Sơn Anh hùng, con đường Huyền thoại do những con người bình dị mà cao quý làm nên.

 
Chúng tôi đồng đội Trường Son
Trải qua khói lửa đạn bom chiến trường
Hiên ngang dũng cảm kiên cường
Giặc tan về với đời thường xóm, Đô
Vinh quang bộ đội Cụ Hồ
Tình đồng đội mãi thắm tô tự hào
Tấm lòng trong sáng thanh cao
Vẫn nguyên chất thép đã vào luyện tôi
Tinh thần mãi mãi sáng ngời
Đẹp như hoa nở giữa trời Trường Son




Gặp mặt truyền thống Phòng Công binh sư đoàn 472



CCB Vi Văn Đón tại buổi gặp mặt  Phòng CB Sư đoàn 472



Vợ chồng CCB Vi Văn Đón tới thăm Thiếu tướng Hoàng Kiền

 
tin tức liên quan