Chuyện ngắn : Tiếng rao chiều của Trần Thanh Loan

Ngày đăng: 06:41 10/04/2015 Lượt xem: 672

 

TIẾNG RAO CHIỀU

(Truyện ngắn)

Tác giả Trần Thanh Loan

 

          Làng xóm quê tôi cứ vàng vàng mặt trời, gà mẹ đang táo tác tìm con thì tiếng rao bán bún vẫn điệp khúc đều đặn vọng sâu vào các ngõ xóm. Ai bún nào? Ai bún đây! Bún Bác ơi. Chợt phía sau có tiếng gọi, ê! Bún! Bún ơi! Bình quay lại bác mua bún ạ. Ừ cháu bán cho bác một cân, vâng bác chờ cháu. Ừ cháu cứ thong thả để xe cẩn thận rồi cân cháu ạ. Bác nấu cơm rồi nhưng bác thích ăn tí bún cho mát. Bình cân bún xong tôi đưa tiền cho Bình rồi nhận cân bún từ tay Bình, từ tình thương tôi dồn ra ánh mắt ngắm nhìn Bình mà thương xót thân hình gầy guộc, nhiều nét vất vả đã hằn lên khuôn mặt còn đang tuổi học sinh của Bình, tôi buông tiếng thở dài rồi nói với Bình cố gắng cháu ạ sẽ vượt qua thôi.Cháu cảm ơn bác cháu đi, Bình lóc cốc dắt chiếc xe đạp mini màu đỏ đã cũ kỹ già nua, chiếc xe lăn bánh đến đâu lách cách gõ nhịp đến đấy như điệp khúc bản nhạc chiều quê thay cho tiếng rao bán bún của Bình rơi giữa không gian lặn sâu vào từng ngỏ nhỏ. Tiếng rao của Bình đều đặn đọng lại trong lòng người xót xa mà thương cho hoàn cảnh của Bình.

 

          Tôi thương hoàn cảnh của cô Nụ mẹ Bình, mẹ cô mất sớm, cô sống trong hoàn cảnh mẹ kế con chồng, bà về làm mẹ kế của  cô lại không sinh được mụn con nào nên bà không xót xa cho tình mẫu tử của đứa trẻ mồ côi mẹ còn đang thiếu thốn, cô sống cuộc sống đầy rẫy cay nghiệt luôn túc trực bên cô, cơm không no, nước kho không được mặn còn tuổi thiếu thời đi học Nụ thiếu đủ thứ, thời chiến tranh học để xóa nạn mù chữ nên cố gắng vượt qua, học phí hàng tháng cũng không có nổi hai đồng tư để mà đóng, đến chiếc cặp của Nụ cũng rách te tua càng ngắm Nụ càng thấy thương.Giờ kiểm tra miệng thường kỳ của các buổi học đã đến, thật buồn cho Nụ đang đưa mắt nhìn ngang, nhìn dọc tránh ánh mắt của thầy giáo, chợt thầy lên tiếng : Mời em Nụ lên bảng, Nụ giật mình nét mặt biến sắc rồi ấp úng. Dạ! – Dạ thưa thầy. Sao! Em chưa thuộc bài ạ. Dạ Nụ chưa biết trả lời thế nào? Còn đang lúng túng thầy nhắc.Mời em lên bảng nói to cho cả lớp cùng nghe. Dạ! Dạ thưa thầy, hai tai Nụ đỏ au. Nụ như nín thở một lát rồi òa lên khóc. Nụ nói trong nước mắt. Thưa thầy nhà em hết dầu không có đèn em chưa học được bài ạ. Thầy cho em khất tiết học sau em học.Ừ! Em cố gắng học nhé. Điểm kiểm tra miệng của em còn yếu lắm. Vâng ạ, em về chỗ. Không khí cả lớp như hẫng hụt mà thương bạn vô cùng. Bởi sinh ra từ nhỏ Nụ đã phải mồ côi mẹ nên phần bảo ban chăm sóc bản thân cũng thiệt Hoa phượng rơi đỏ sân trường tiếng ve kêu râm ran như đang dạo khúc nhạc tan trường. Nụ học song lớp 7 ngưởi nhỏ nhắn sức vóc yếu ớt, thế mà thanh niên thời chiến đã hun đúc cho cô lòng yêu nước và sức mạnh kỳ lạ. Cô tham gia thanh niên xung phong tháng 4 năm 1972 đóng tại tiền trạm 1 Lộc Ninh – Tây Ninh. Cô cùng đoàn đi mở đường, làm lán, làm nhà cho dân đến ở rồi các đoàn hành quân tới có chỗ nghỉ của đoàn giao liên, thời thanh xuân của Nụ đã hiến dâng phần nhỏ bé vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

 

 

( Ảnh minh họa )

 

          Mỗi khi tiền trạm mưa rừng, vắt núi, thiếu thốn nước sinh hoạt với con gái là một nỗi vất vả gian nan chưa từng. Nằm lán ít, nằm võng nhiều. Bởi đơn vị tiền trạm luôn luôn chặt cây làm lán xong lại đi tiếp. Sức vóc Nụ nhỏ nhắn. Đúng là thấp bé nhẹ cân làm việc gì cũng thấy khó nhọc. Anh trung đội trưởng nói! Như ra lệnh Đồng chí Nụ. Rõ! Bắt đầu từ ngày mai đồng chí ở lại phát cây, cuốc đất tăng gia rau xanh cho đơn vị. Bởi vì điểm này đơn vị ta chốt tại chỗ chờ lệnh. Rõ! Nụ trả lời dõng dạc.Triển khai công việc ngày mới đã đến Nụ cùng hai đồng chí theo chân đồng chí trung đội trưởng đến bìa rừng ven suối, con suối róc rách chảy xuôi dòng, nước trong veo tôi ngắm dòng suối chảy cuốn cả dòng suối vào ánh mắt mình say sưa.

 

          Đồng chí Nụ. Có! Đồng chí chịu trách nhiệm tổ tăng gia trong hai ngày phát song cây để còn thu dọn cây ra xung quanh mà cuốc đất. Chuẩn bị có hạt rau là ta gieo luôn nhé. Rõ! Nụ đáp lại anh trung đội trưởng. Mặt trời xuống núi tiếng máy bay thù cũng thưa dần không gầm rú, xé rát cả không gian như mọi hôm. Chị em chúng tôi vác dao về đơn vị kết thúc ngày làm việc, vừa đặt dao xuống đất giơ tay lau mồ hôi toan ngồi nghỉ một lát thì anh trung đội trưởng đi. Nụ ơi! Dạ. Bởi ngoài giờ chúng tôi sống như anh em một nhà. Anh trung đội trưởng hạ giọng – giờ nghỉ ngơi sáng mai Nụ lên đại đội lấy giấy phép về thăm cụ nhé. Có điện báo cụ ốm… đấy. Nụ vâng. Tiếng vâng đáp anh trung đội trưởng như ngẹn lại.

 

          Vào một sáng đầu thu năm 1978 Nụ nhận giấy nghỉ phép từ đại đội với chiếc balô hành trang của cô TNXP. Lên đường ngồi trên xe mà lòng như lửa đốt cô mong cho đường dài mau ngắn lại để nhanh dược gặp bố, bởi Nụ đã mồi côi từ nhỏ chỉ còn người bố duy nhất trên đời, xe dừng ngay trước ngõ đi vào nhà Nụ trời cũng đã chạng vạng cô tất tưởi đi như chạy về tới sân nhà cô đẫ thất thanh gọi bố trong hơi thở - Bố! Bố ơi! Con về đây! Con về với bố đây!Bước chân vào nhà – Bố Nụ nằm trong chiếc giường nhỏ cố ngước nhìn con rồi ông nói trong nước mắt - ừ - ừ…ừ con về đấy à. Mẹ kế của Nụ bà lật đật thắp ngọn đèn dầu vàng quạnh hắt ánh sáng mờ nhạt khắp ba gian nhà, những cơn gió cuối thu se se lạnh vào nhà. Nụ ngồi cạnh bố như ấm lại rất nhiều, nhưng ngắm bố Nụ ngân ngấn nước mắt xót thương bố, cái cảnh hoang mang nỗi hoang mang trống trải đau xót đến tột cùng nó đang rình rập cô rồi sẽ sập xuống thân hình bé nhỏ của cô. Nụ bậm môi nuốt nước mắt vào trong tay nắm tay bố Nụ hỏi: Bố! Bố có mệt không? Bố ăn gì để con lấy? Bố Nụ nhìn con gái rồi ông nói trong hơi thở. Con! Con cho bố hớp nước. Vâng, Nụ rót nước đến bên bố - con nâng bố dậy! Vâng con nâng bố dậy uống cho thoải mái tý nhé, ông uống nước xong, khó nhọc lắm ông mới nói được hết câu, con khổ quá con ạ, bố chưa lo được gì cho cuộc sống của con nay sức khỏe của bố không còn nữa, bố thương con mà không làm sao được, con cố gắng giữ gìn sức khỏe để vươn lên mà sống con nhé. Nụ vâng đáp lại lời dặn dò ân cần của bố, mà hai dòng nước mắt cứ từ tâm can Nụ trào ra. Con đặt bố xuống giường cho khỏi mỏi người bố nhé! Ông nằm xuống mắt ông đang đăm chiêu nhìn về một phía rồi ông nắm tay con gái, ông đã mãn nguyện được điều gì thế là giao khắc trần gian – âm phần đã đến ông thanh thản từ từ nhắm mắt vĩnh biệt trần gian, vĩnh biệt cuộc đời trần thế, ông về cõi vĩnh hằng.

 

          Bố ơi! Bố ơi! Bố đừng bỏ con ở lại bố ơi. Nụ gào xé nỗi đau tột cùng. Ngày nghỉ phép thăm bố cùng là ngày tiễn bố về với tiên tổ đã xong nhưng nỗi buồn trầm mặc đè nặng lên tấm thân nhỏ bé của cô. Trước lúc khoác balô hành trang lên đường trả phép trở lại đơn vị Nụ thắp tuần nhang tạm biệt hương hồn ông? Ngồi trên xe trở lại đơn vị Nụ thật sự chới với mông lung một tâm trạng nặng chĩu nỗi cô đơn và buồn bã mặc dù vào đơn vị sống cùng đơn vị nhưng ngày ngày trôi qua Nụ âm thầm nuốt nước mắt mà mông lung.Ngày ra quân chuyển ngành đã đến – Nụ chia tay đơn vị TNXP chuyển sang làm công nhân nông trường Cao su. Nụ buồn buồn rồi đây không biết số phận sẽ ra sao? Trôi  dạt về đâu, khi muốn về thăm quê, bố mẹ đẻ lại cùng nhau qua đời rồi, về với ai đây? Chỉ còn lại mẹ kế giờ cũng đã già rồi liệu còn khó tính như ngày nào không ? Nụ đã tính đến con đường không còn tương lai nữa, cái suy nghĩ rối bời không còn đường thoát. Thế rồi cái không giám mong, không giám ước của đời Nụ đã đến. Cửa sổ tình yêu, ngõ nhỏ tình yêu đã bắt đầu lóe lên hy vọng cơn gió tình yêu đã thồi Dân đến với Nụ, như thể ông trời đã sinh ra Dân để dành cho Nụ thì phải. Họ đến với nhau một tình yêu nồng nàn đã thổi bùng ngọn lửa tình yêu trong trái tim Nụ mà bấy lâu nay Nụ khao khát.

 

          Tình yêu của tràng trai Lạng Giang – Hà Bắc với cô gái quê lúa Thái Bình. Ngày tháng trôi qua Dân và Nụ đã lên duyên vợ chồng, miếng trầu cay quyện vôi trắng đậm đà. Bẩy năm trôi đi cứ ngỡ hai vợ chồng Dân Nụ mãi còn son, nhưng rồi mầm xanh tương lai bật dậy. Nụ mang bầu sau  280 ngày gian nhà hạnh phúc của họ đã có tiếng trẻ thơ chào đời, hai năm tiếp theo lại có bé trai thứ hai chào đời. Cuộc sống gia đình thêm tiếng bi bô của trẻ, nhưng kinh tế gia đình Dân Nụ không nhích lên được là bao. Nụ đẻ dầy - Dân lại yếu cuộc sống không trụ được ở nông trường cao su mà vợ chồng phải bồng bế con về quê ngoại để tá túc lập nghiệp, ai dè cái khó khăn vất vả lại đè lên nỗi khổ cực, gia cảnh 4 người sống trong 16m2 nhà ngói ẩm thấp không một đồng phụ cấp ngoài mấy sào ruộng của cô Nụ làm sao đủ ăn còn lo cho hai anh em Bình học hành đấy là chưa nói đến hai vợ chồng Nụ cùng sốt rét.Ốm no bò dạy hai vợ chồng Nụ không từ một việc gì thuộc về nhà nông, từ phung tuốc sâu đến cấy thuê, làm phân bón lúa - Hố phân ào cũng phải lao đầu vào. Nhiều hôm nắng nồng hay mưa phùn gió bấc cũng phải làm để kiếm cái mưu sinh, bàn tay của Nụ nước ăn đến nhợt nhạt - nhìn tay Nụ đến sởn cả gai ốc vậy mà Nụ cũng phải gắng chịu.

 

          Nụ ơi! Tôi lên tiếng gọi Nụ quay lại, tôi nhìn Nụ hốc hác quần áo rộng thùng thình nhếc nhác, tất cả vì cuộc sống thường ngày của vợ chồng con cái trong gia đình Nụ. Như đoán được suy nghĩ của tôi. Nụ phân trần nhưng không dấu được hai hàng nước mắt.Chị ơi! May mà hai đứa trẻ nhà em nó biết thân biết phận chị à. Chứ nó mà đua đòi thì em chết mất.Ừ thì nó cũng phải biết thương bố mẹ nó chứ.Vâng em cứ nhìn vào nhà bác “D” ở xóm ngoài mà sợ, mẹ đi Đài Loan về lắm tiền bố cũng làm lắm tiền nên chiều con. Con họ sẵn tiền tiêu sài không biết giá trị của đồng tiền đã ăn chơi hỏng hết em ạ.Con nhà giàu không có tâm có chí, thiếu đức là hỏng. Vâng em cũng nghĩ thế chị ạ, Thôi nghèo tiền, nghèo của mà con ngoan là mừng rồi chị ạ.

 

          Vụ mùa năm 2005 bầu trời mây đen kéo lên dày đặc rồi những cơn gió giông vít hàng tre đầu làng réo lên ầm ầm, hơi nước lạnh bay theo gió báo hiệu cơn mưa sắp tới, ngặt một nỗi mưa nắng là việc của trời chứ làm ruộng mà tránh mưa tránh nắng thì còn thời vụ. Mưa như trút nước, gió cứ quất nước vào mặt vào lưng thấy rát lạnh hai vợ chồng Dân Nụ đành bỏ mạ mà về. Ai dè trời đánh không tránh được số. Sét đồng đã ngắt đường sống của Dân. Nụ chới với giữa đồng gào thét kêu người cứu chồng. Nụ có biết đâu Dân đã qua đời vì một vết roi trời chạy dọc thân, đời Nụ thêm một lần đau khổ hụt hẫng nữa. Thân hình nhỏ bé tiều tụy làm sao đây để làm trụ cột gia đình cho hai con ăn học: Hai con Nụ rất ngoan nhưng còn dại cả.

 

          Nụ chưa hoàn lại sức. Dân mất được ba tháng Nụ lâm bệnh. Bị khối u phải đi tuyến trên phẫu thuật. Chao ôi! Đời Nụ sao nghiệt ngã đến thế là cùng. Nhưng dù sao cuộc sống của Nụ gặp đầy rẫy khó khăn nhưng bù lại Nụ có tương lai sáng lạng bởi hai đứa con Nụ ngoan thông minh vừa có hiếu lại chịu khó lam lũ.Những khó khăn vất vả ấy cũng không làm chùn bước những ước mơ của cậu học sinh nghèo vượt khó. Tuy Bình và Minh học cấp III cả học lực không giỏi mà chỉ đạt khá. Vì hoàn cảnh em Bình, Minh phải trông nom mẹ yếu phần lo tồn tại cuộc sống. Ngoài ngày mùa và buổi học ra Bình còn đi bán Bún, bánh mỳ để đóng tiền học phí, lo tiền mua sách bút chi hai anh em.

 

          Chiều quê khi mặt trời trải nắng vàng yếu ớt xuống thảm lúa xanh rờn đang mái uốn lượn theo cơn gió nhẹ nhàng, âu yếm sóng lúa như hứa hẹn một mùa bội thu sắp đến, hương lúa quyện theo con gió thơm đến ngọt lành, Tôi dong duổi cùng chiếc xa Mi pha cà tàng đến trước ngõ nhà Nụ tôi lên tiếng. Nụ! Nụ ơi! Dạ! a! Chị Loan! Em chào chị, lâu em mới gặp chị, chị vào nhà uống nước. Nụ đon đả ra mở cổng miệng nói chân đi. Tôi theo chân Nụ vào nhà, ba gian nhà ngói của mẹ kế mới qua đời để lại cho Nụ, tường đã nứt- Mái nhà hễ mưa xuống là dột như như chiếc rá úp vậy. Dưới nền nhà liểng xiểng thùng, xoong, chậu hứng nước dột nhỏ xuống nền nhà, nắng lên mùi ẩm thấp rất khó chịu. Nụ như phân trần với tôi. Em bị mổ nên sức khỏe xuống quá chị ạ con em giờ một cháu học 12 vừa rồi em ốm nên cháu không có thời gian học cháu không đỗ tốt nghiệp, Cháu đang muốn học thêm một nghề mà cháu tự chọn. Bình em cháu đang học lớp 11 khó khăn quá chị ơi! Nụ ngân ngấn nước mắt, Nụ chỉ ước ao em chỉ mong sao cho các cháu ăn học rồi có một mái nhà dù là ngói, khỏi dột nát là được chị, mới có chiếc giếng nước sạch do hội TNXP giúp đỡ chị ạ. Nụ nói trong nghẹn ngào.

 

          Tôi khỏi chạnh lòng với hoàn cảnh của mẹ con Nụ. Tôi ngước nhìn lên tường nhà cô Nụ tôi rất tâm đắc tờ lịch tôi lên tiếng hỏi Bình ơi! Ai khéo mua tờ lịch này thế cháu? Bình còn lúng túng cô Nụ mẹ |mẹ Bình lên tiếng, cháu mua về đấy bác ạ, tôi xoa đầu Bình hỏi? Này cháu không mua tranh ảnh dán vào tường mà lại mua tờ lịch này cháu.Bình nhìn tôi rồi trả lời, Bác ơi! Cháu thương mẹ cháu quá không gì chứng minh nổi cháu mua tờ lịch này giúp cháu nói được phần nào về tâm cháu để mẹ cháu vui lòng. Tôi quay sang đọc.

 

“ Đi khắp thế gian

Không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời

Không ai khổ bằng cha

……………..

Ai còn mẹ

Xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn

Lên mắt mẹ nghe không”

 

          Tôi chia tay mẹ con Bình ra về trời đang chạng vạng, ngoài sân, trước cửa nhà mâm cơm đạm bạc của mẹ con Bình đã sắp sẵn chuẩn bị kết thúc một ngày nữa trôi qua…

 

 

 

 

Người thật việc thật

Tại quê hương tác giả

(Tú Linh – Tân Bình – TP Thái Bình – tỉnh Thái Bình)

Trần Thanh Loan

ĐT: 0169 3285 725

 

tin tức liên quan