BOM ĐẠN MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM (TỪ 1965 ĐẾN 1-1973), SỐ BOM ĐẠN DO KHÔNG QUÂN MỸ NÉM XUỐNG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
(Các số liệu thống kê của các tài liệu có khác nhau, số liệu trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo)
A- Bom, đạn, mìn Mỹ và đồng minh sử dụng ở Đông Dương (Theo các tài liệu của phương Tây)
-
Tổng số bom, đạn pháo, tên lửa, ... Mỹ, Ngụy, các lực lượng đánh thuê sử dụng ở Việt Nam, Lào và Campuchia ước tính là 15 triệu tấn. (Bao gồm số bom đạn do không quân ném xuống từ không trung và số bom mìn sử dụng trên mặt đất.)
-
Riêng số bom đạn Không quân Mỹ ném xuống 3 nước Đông Dương tổng số là 7. 882. 457 tấn. Trong đó:
-
3.770. 000 tấn ở miền Nam Việt Nam
-
937.000 tấn ở miền Bắc Việt Nam
-
2.109.000 tấn ở hành lang Đường Hồ Chí Minh các tỉnh Nam Lào.
-
3.100.000 ở Bắc Lào
-
685.000 tấn ở Campuchia.
-
-Theo Bộ Tư lệnh Công binh- Bộ Quốc phòng : Riêng số bom, đạn quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam khoảng 15,35 triệu tấn, Trong đó có 7,85 triệu tấn thả từ máy bay, và 7,5 triệu tấn sử dụng trên mặt đất. Tỷ lệ bom đạn chưa nổ chiếm khoảng 5% số lượng Quân đội Mỹ đã sử dụng (các tài liệu nước ngoài đưa ra con số khoảng 10%). Các năm cao điểm về bắn phá đường Trường Sơn là các năm 1967,1968,1969,1970. Số bom đạn mà không quân Mỹ sử dụng ở Đông Dương gấp 12 lần số lượng chúng dùng trong chiến tranh Triều Tiên, gấp 3,8 lần số lượng Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai.
B-Bom, mìn, đạn Mỹ ném xuống đường Hồ Chí Minh (1965-1973)
Số lượng bom đạn Không quân Mỹ ném xuống Hệ thống đường Hồ Chí Minh xấp xỉ 4 triệu tấn (3.992.000 tấn).
Phân chia tạm theo tỷ lệ của Hội Trường Sơn Việt Nam) gồm
:
- Toàn bộ ở hành lang Đường Hồ Chí Minh ở Nam Lào: 2.109.000 tấn
-35% ở miền Nam Việt Nam (Miền trung và Tây Nguyên): 0.35*3.770.000 = 1.319.500 tấn
- 35% miền Bắc Việt Nam (vùng cán xoong Hà Tĩnh- Quảng Bình- Vĩnh Linh ): 0,35 x 937. 000 = 327.950 tấn
- 35% ở Campu chia (4 tỉnh Đông - Bắc): 0.35 x 685.000 = 239.750 tấn
C-Bom đạn Mỹ đã sử dụng trên Đường 20 Quyết Thắng
Trong toàn bộ 5 trục dọc và 21 trục ngang của Hệ thống đường Trường Sơn thì Đường 20 là trục ngang có mức độ khốc liệt nhất, có mật độ bom đạn trên 1 km đường thuộc loại cao nhất Trường Sơn. Hiện chưa có số liệu mang tính thống kê chính xác. Xin nêu ra mội vài
ví dụ để hình dung ra sự ác liệt.
1-Sách Lịch sử Đoàn 559- Bộ đội Trường Sơn- Đường Hồ Chị Minh trang 310 viết:
- Cuối tháng 11 năm 1969 “Mỹ sử dụng B52 kết hợp với máy bay cường kích F105, F4 ngày đêm đánh liên tục (vào trọng điểm ATP) suốt 15 ngày đêm. Mỗi ngày trên dưới 30 lần/ chiếc B52, khoảng 50 lần / chiếc máy bay cường kích vừa đánh bổ nhào,vừa rải thảm theo tọa độ, trút xuống hàng mấy vạn quả bom, biến toàn bộ khu vực này thành “sa mạc”. Đường Cua chữ A biến mất để lại hàng trăm hố bom và cồn đất đỏ lòm. Hai đầu ngầm Tale bị bom xới để lại hàng trăm hồ nước. Đèo Phu La Nhích bị bị bóc hết cây cối, hàng ngàn mét đường bị khoét sâu vào ta luy…”
Ở 8 km của ATP, trong
01 ngày có số bom là 1.175 tấn (30 lần B52 x 30 tấn bom/ lần = 900 tấn; 50 lần F105 x 5.5 tấn / lần = 275 tấn)
Trong 15 ngày số bom ném xuống ATP là 17.625 tấn. Trung bình 1 km đường là 2.203 tấn (mỗi mét dài đường chịu 2, 2 tấn bom)
2-Theo thống kê của Đội 23 TNXP tại Km 32 (Khe Diêm)
-Số bom Mỹ trong tháng 9/1969 (Số liệu của Đội 23- TNXP do Nguyễn Thị Hồng Táo thống kê):
-Có 226 trận oanh tác của máy bay,
Ném 1330 quả bom (trong đó có 1060 quả nổ ngay, 217 quả nổ chậm, 80 quả từ trường).
Mỗi quả bom nặng từ 250 kg đến 7 tấn một quả, nếu lấy trung bình là bom MK82 nặng 250 kg: 1330 x 250= 332.5 tấn
- Trong 1 năm: 332.5 x 12 = 3.990 tấn
Ghi chú: Khe Diêm không phải trong điếm ác liệt nhất của Đường 20 Quyết thắng.
D-Chất độc hóa học: Số lượng các chất hóa học độc hại chủ yếu được thông kê (Theo Số liệu của Hội nạn nhân chất độc Da Cam Việt Nam)
- Chất CS: 9.000 tấn
- Các chất diệt cỏ: 77 triệu lít (95.000 tấn)
- Bom Na pan sử dụng : 338.000 tấn
Trong đó:
TT |
TÊN |
KHỐI LƯỢNG |
|
Chất da cam |
49,3 triệu lít (63.100 tấn) |
|
Chất trắng |
20,6 triệu lít (23.100 tấn) |
|
Chất xanh |
4,7 triệu lít (6.200 tấn) |
|
Chất tím, chất hồng, xanh mạ |
2,4 triệu lít (2.600 tấn) |
Ban Lịch sử -Truyền thống