Giếng Làng - Truyện ngắn: Bùi Văn Hoằng
Ngày đăng:
09:56 18/01/2024
Lượt xem:
102
GIẾNG LÀNG
Truyện ngắn
Hôm nào đi làm về đến đầu làng, cũng thấy mấy bác Cựu chiến binh ngồi chén chú, chén anh tại quán nước đầu làng trò chuyện rôm rả. Hôm nay vừa tới nơi, bác Thành là một Cựu chiến binh lớn tuổi nhất làng, xuân Giáp Thìn bác tròn tám mươi tuổi. Vừa thấy tôi bác liền gọi, chú vào đây làm chén nước cái đã.
Có chuyện gì mà hôm nay các bác bàn luận rôm rả thế ?
Chưa để tôi nói hết câu, bác Thành liền nói ngay, ở làng ta đến thời điểm này ít ai biết cái giếng làng ta được xây từ năm nào. Tôi ngót tuổi tám mươi, lớn lên đã thấy có nó rồi, ngày đó cả làng đều sử dụng nước giếng để sinh hoạt. Trong làng chỉ nhà nào khá giả mới xây được cái bể đựng nước mưa chừng hơn một khối. hoặc dùng chum vại sành. Còn hầu như hơn chín mươi phần trăm đều dùng nước giếng làng. Vì vậy, giếng làng từ sáng đến chiều tối không lúc nào vắng người.
Vâng đúng thế, Thời kỳ những năm 60 của thế kỷ 20 lúc đó làng ta có 4 cái giếng ở bốn địa điểm khác nhau. Đó là Giếng bến ngược, Giếng bến cầu, Giếng Nghè và Giếng đường xuôi. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là Giếng bến ngược. Giếng làng gắn bó với rất nhiều thế hệ trong làng, khi chúng tôi còn nhỏ thường rủ nhau ra giếng làng ngồi quanh thành giếng trò chuyện vui đùa vào những đêm trăng thanh gió mát.
Thế rồi chiến tranh, thế hệ chúng tôi và lớp đàn anh lần lượt lên đường ra trận, khi kết thúc cuộc chiến trở về thì trong làng rất nhiều nhà đã đào được giếng tại gia đình và sử dụng. Giếng làng ít sử dụng hơn, tuy nhiên vẫn là nơi gắn bó với các thành viên trong làng. Đặc biệt khi cuộc sống có nhiều thay đổi, nguồn nước con sông Chiếu Bạch bị ô nhiễm nghiêm trọng, nên bà con trong làng không ai dám dùng nước giếng để sinh hoạt nữa. Nhân dân trong làng sử dụng nước giếng đào hoặc giếng khoan. Đặc biệt mấy năm gần đây có nguồn nước máy vào đến tận các gia đình, vì thế giếng làng chỉ còn là di tích để nhớ.
Chương trình xây dựng Nông thôn Mới, Nông thôn kiểu mẫu đã làm cho bộ mặt của làng thay đổi rõ rệt. Đường làng được bên tông hóa, hệ thống cống rãnh thoát nước được làm kiên cố hơn, người người, nhà nhà đều có ý thức với công tác vệ sinh môi trường. Tuy nhiên với cuộc sống hiện đại thì những gì gọi là dấu tích một thời sẽ bị lãng quên hoặc biến mất. Thế hệ sau này không biết gì về nguồn gốc của làng xưa.
Bác Thành chỉ tay về phía bến cũ nơi có cái giếng làng và nói: Có lẽ tới đây Hội CCB chúng ta cũng nên có ý kiến đề nghị trùng tu, nâng cấp lại giếng làng. Để con cháu đi làm ăn ở khắp mọi miền đất nước, có dịp về quê sẽ dừng lại giếng mà suy ngẫm về nguồn cội của làng.
Xác định được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc khôi phục, trùng tu, gìn giữ nét đẹp văn hóa của làng quê. Song song với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng Làng kiểu mẫu. Gần đây được sự ủng hộ của bà con trong làng và những nhà tài trợ, giếng đầu làng được nâng cấp, trùng tu để giữ lại một một chút về nét văn hóa làng Thiều thuở xưa. Nơi mà lưu giữ biết bao kỷ niệm của làng, của thế hệ cha ông; vì nguồn nước giếng trong mát đã nuôi dưỡng các thế hệ của làng….
Bùi Văn Hoằng
Hội viên Hội VHNT Trường Sơn
tin tức liên quan