Những vấn đề cơ bản về thơ lục bát ( Trao đổi )

Ngày đăng: 05:12 27/03/2015 Lượt xem: 679

 

   NHỮNG TRAO ĐỔI VỀ THƠ LỤC BÁT

          Ban biên tập Trang điện tử Trường Sơn vừa nhận được bài “ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƠ LỤC BÁTCủa tác giả Trương Văn Nhi - Hội viên CCB Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương . Xin cảm ơn những dòng trao đổi góp ý chân thành và đầy trách nhiệm của tác giả Trương Văn Nhi .

 

          Ban biên tập Trang điện tử Trường Sơn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của tác giả Trương Văn Nhi tới các đồng chí và bạn đọc. Mong các đồng chí và bạn đọc - Những người quan tâm đến LỤC BÁT TRƯỜNG SƠN chúng ta cùng chung tay phấn đấu để không những cuộc thi thơ LỤC BÁT TRƯỜNG SƠN đạt kết quả cao mà Trang điện tử Trường Sơn của chúng ta cũng ngày càng được nâng cao chất lượng - Xứng tầm với một Trường Sơn huyền thoại . Xin trân trọng !

 

          Ban Biên tập Trang điện tử Trường Sơn.

 

 

 

 

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƠ LỤC BÁT

 

          Hiện nay, Trung ương Hội đang tổ chức cuộc thi thơ “Lục Bát Trường Sơn”. Rất nhiêu bài thơ đã được đăng tải trên Website:  hoitruongson.vn  trong mục Văn hóa – Văn nghệ được các hội viên CCBTS và bạn đọc cả nước quan tâm. Riêng tôi đã thường xuyên đọc và có bài đọc rất kỹ. Qua đọc và nghiên cứu, tôi thấy các đồng chí dự thi đã viết với lời thơ ý và tứ rất hay, rất chân thực, đầy cảm súc, lời thơ chải chuốt, nhạc điệu tuyệt vời. Tuy nhiên trong số các bài đã đăng có một số bài, tác giả còn chưa nghiên cứu kỹ về thể loại thơ này nên thương hay mắc lỗi trong gieo vần và trong sử dụng âm và thanh.

 

          Để các đồng chí và các bạn cẩn thận hơn trong các các tác phẩm gửi dự thi tiếp theo, tôi viết bài này để chúng ta cùng tham khảo.

 

          Như chúng ta đã biết, Lục Bát là tên gọi của một thể thơ cổ truyền của Việt Nam. Tôi cho rằng, Lục Bát ra đời cách đây hàng ngàn năm khi mà ta chưa có chữ viết. Sau này khi có chữ Hán, các nhà Nho đặt tên là “Lục Bát”. Theo âm Hán - Việt thì “lục” là số 6, “bát” là số 8. Bởi thể thơ cổ truyền này được bắt đầu bằng câu thơ có 6 chữ, tiếp đến câu thơ có 8 chữ, rồi lại tiếp đến câu thơ 6 chữ và cứ như thế lặp lại cho đến khi kết thúc bài thơ (người ta có thường kết thúc bằng câu thơ 8 chữ, nhưng có nhiều bài được kết thúc bằng câu thơ 6 chữ).

 

          Thơ Lục Bát nghe rất êm và du dương như một bản nhạc trữ tình, dể nhớ và dễ thuộc bởi do Luật Bằng - Trắc của nó. Ta có thể tóm tăt Luật Bằng - Trắc theo sơ đồ sau (chú ý chữ B là thanh Bằng, chỉ âm thanh khi đọc một từ - chữ không có dấu hoặc có dấu “huyền”; T là thanh Trắc, chỉ âm thanh khi đọc một từ - chữ có các dấu còn lại):

 

 Thơ Lục Bát chính thống:

 

Chữ 1

Chữ 2

Chữ 3

Chữ 4

Chữ 5

Chữ 6

Chữ 7

Chữ 8

Câu6(1)

-

B

-

T

-

B(vần1)

 

 

Câu8(1)

-

B

-

T

-

B(vần1)

-

B(vần2)

Câu6(2)

-

B

-

T

-

B(vần2)

 

 

Câu8(2)

-

B

-

T

-

B(vần2)

 

B(vần3)

 

 

          Trong sơ đồ, các ô: Ghi chữ B, bắt buộc phải là thanh Bằng; ghi chữ T, bắt buộc phải là thanh Trắc, còn các ô khác tùy ý. Các ô ghi Bvần…cũng bắt buộc là thanh Bằng, đông thời phải gieo vần với ô có số giông nhau ( như 1,2,3…).

 

           Điều cấm kỵ: Chữ trong ô thứ 2 và chữ trong ô gieo vần, tuyệt đối không được dùng thanh Trắc!

         

 Thơ Lục Bát phá thể:

 

Chữ 1

Chữ 2

Chữ 3

Chữ 4

Chữ 5

Chữ 6

Chữ 7

Chữ 8

Câu6(1)

-

B

-

T

-

B(vần1)

 

 

Câu8(1)

B

T

T

B(vần1)

-

T

T

B(vần2)

Câu6(2)

-

B

-

T

-

B(vần2)

 

 

   

tin tức liên quan