" Chuyện có thể có và cũng có thể không" - Phạm Sinh

Ngày đăng: 08:42 12/02/2019 Lượt xem: 789

-----------------------------------------------------------------------------------------

CHUYỆN CÓ THỂ CÓ VÀ CŨNG CÓ THỂ KHÔNG
Phạm Sinh


Ảnh minh họa
 
         Ngày chiến tranh ở Trường Sơn – Làm nhiệm vụ nuôi quân phần lớn là các chiến sỹ nữ - Bếp ăn của đơn vị nọ thường phục vụ các chiến sỹ lái xe ra vào tuyến … Lái xe thì từ xưa chắc ai cũng biết cái câu ví “Hòn đất mà vất lên xe…” – Ý nói người hiền mấy mà làm lính lái xe thì cũng trở thành “bợm”… nói. Vì vậy cứ đến bữa ăn thì nhà ăn này mất trật tự chẳng kém một cái chợ… Mặc dù trong nhà ăn này đã la liệt những khẩu hiệu như: “TRẬT TỰ”; “VỆ SINH”; “VĂN MINH”; “LỊCH SỰ” nhưng cũng chẳng ăn nhằm gì với những “Hòn đất vất lên xe…”. Cái ồn ào do cánh tài xế gây ra chưa đủ, chị em nhà bếp còn thường bị cánh này quấy rối tán tỉnh…
         Một hôm do không thể chịu đựng được cái ồn ào, mất trật tự do các “bố” xế nhà ta gây ra – Tiểu đội trưởng nuôi quân Trương thị Nghiêm phải trực tiếp ra “dẹp” trật tự… Khi Tiểu đội trưởng Trương thị Nghiêm xuất hiện và nói: Các anh ơi! Xin các anh lưu ý giữ trật tự trong bữa ăn cho, Nhà ăn chúng em đã có những khẩu hiệu “TRẬT TỰ”; “VỆ SINH”; “VĂN MINH”; “LỊCH SỰ” rồi mà sao các anh không lưu ý thực hiện…?
         Khi ấy một anh “xế” đầu trụi ( cắt tóc 3 phân) có tên gọi ( Trình văn Khắc) chạy đến trước mặt Tiểu đội trưởng Trương thị Nghiêm giơ tay chào rồi gãi đầu nói:
         - Xin được biết quý danh, quý chức của em ạ
         Tiểu đội trưởng Trương thị Nghiêm trả lời:
         - Em là: Trương thị Nghiêm - Tiểu đội trưởng nuôi quân…
         Chiến sỹ lái xe Trình văn Khắc:
        - Em thông cảm cho bọn anh, lính lái xe suốt ngày trong buồng lái, chỉ những lúc như này mới có cơ hội “giao lưu” với nhau thôi…
         Tiểu đội trưởng Trương thị Nghiêm:
       - Không thể thông cảm được bởi đây là quy định, là kỷ luật của quân đội … Yêu cầu các anh thực hiện nghiêm…
         Chiến sỹ lái xe Trình văn Khắc:
        - Ái già, oách xà lách nhỉ? gì mà Tiểu đội trường làm hăng thế - Chẳng trách ông bô, bà bô em đặt cho em cái tên “Nghiêm”…
         Từ phía sau một “ông” xế đầu tóc bù xù còn bám đầy bụi đỏ đường Trường Sơn chạy đến trước mặt Tiểu đội trưởng Trương thị Nghiêm ra nhời bằng giọng hài hước:
         - Tiểu đội trưởng ơi! Em muốn “dẹp” trật tự bọn anh một cách có hiệu quả, bây giờ anh bày cho em chỉ bằng cách – Em “ đưa thơ vè vào cuộc sống” như các cụ xưa “đưa ca dao vào cuộc sống” ấy…
         Thế này nhé – Một liều “thuốc độc” chắc chắn sẽ “bịt miệng” được các “bố” nhà anh …
        Em chạy sang nhà quản lý xin cho anh một viên phấn và mượn cho anh một cái bản gỗ - Anh ra hàng cho em một “khẩu hiệu” – Cái khẩu hiểu mà lúc nãy anh gọi là “liều thuốc độc” ấy. Anh sẽ viết thế này nhé:
“ VÀO NHÀ ĂN CHỚ NÊN ỒN
NẾU KHÔNG THÌ PHẢI RỬA … CHỊ NUÔI”
         Ối gời ơi! Hiểu ý tục của “ông” xế đầu bù  -  Tiểu đội trưởng Trương thị Nghiêm đỏ mặt rồi lao đến đấm búa xua vào ngực “ông” ta …
         May sao với cái “khẩu khiếu” của những “Hòn đất mà vất lên xe…” đã cứu “ông” xế đầu bù một đòn “tra tấn” thuộc dòng cỡ một “đòn ghen” của phụ nữ… “Ông” xế đầu bù kịp thanh minh câu thơ vè của mình rằng:
         - Tiểu đội trưởng ơi! Vì vui quá mà tôi nói chẳng lên lời – Tôi đặt thơ vè thế này cơ mà:
“ VÀO NHÀ ĂN CHỚ NÊN ỒN
NẾU KHÔNG THÌ PHẢI RỬA NỒI CHỊ NUÔI”
         Đính chính xong câu thơ vè mà chính tác giả đã rước “họa” cho mình - “Ông” xế đầu bù biểu diễn thêm một động tác, anh ta lấy bàn tay giả vở tát búa xua vào miệng mình, vừa tát vừa nói: “ Cái mồm này hư… Cái mồm này lẫn… Cái mồm này từ nay chừa nhé! .
         Đồng đội ơi! Từ nay chúng ta nhớ phải tuân thủ ý kiến của Tiểu đội trưởng Trương thị Nghiêm … Và tuyệt đối phải thực hiện bộ khẩu hiệu mà các “mẹ” chị nuôi đã trưng trước mắt chúng ta - “TRẬT TỰ”; “VỆ SINH”; “VĂN MINH”; “LỊCH SỰ” nhé.
         Cả nhà ăn ồ lên những tiếng cười và những tràng vỗ tay tán thưởng, tuy nhiên chắc một điều cả 12 chiến sỹ nữ của Tiểu đội nuôi quân vẫn còn nghi nghi về câu thơ vè của “Ông” xế đầu bù…
  
Tục, thanh một chút vui thôi
Mùa xuân ơi hãy cho tôi góp… trò
Phạm Sinh

tin tức liên quan