"Ông ơi! Ngòi bút cũng biết chiến đấu à"

Ngày đăng: 12:47 21/06/2019 Lượt xem: 1.738
ÔNG ƠI! NGÒI BÚT CŨNG BIẾT CHIẾN ĐẤU À?
( Bài viết chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam)


         Sáng sớm mới mở mắt ra, Hoàng Minh Đức tức Bi, cháu đích tôn chạy sang gọi ông ầm ầm rồi vào phòng.
- Ông nội ơi, ngòi bút cũng biết chiến đấu à?
- Ai bảo cháu?
- Con nghe trên tivi họ nói mấy lần rồi!
- Ngòi bút chiến đấu, thế ngòi bút cũng đánh giặc được à?
- Sao cháu không hỏi bố mẹ cháu?
- Không, con chỉ hỏi ông nội thôi!
- Ngồi xuống đây nghe ông nói nhé:
         Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến báo chí cách mạng. Viết báo để tuyên truyền, động viên nhân dân đánh giặc và lên án tội ác của quân giặc để cho cả thế giới lên án chúng, ủng hộ ta đấy, ngòi bút biết chiến đấu, biết đánh giặc đấy.
         Ngòi bút của Hồ Chí Minh chiến đấu như thế đấy. Ông nói thêm cho cháu nghe, đọc để hiểu và làm theo nhé.
         Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo "Thanh niên" do Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21.6.1925. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có "Gia Định báo" và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo "Thanh niên" đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam. Từ khi có báo "Thanh niên", báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy ngày 21.6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
         Ngày 21.6.2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
         Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng khó khăn gian khổ hi sinh nhưng cũng vô cùng hào hùng và vĩ đại. Trong nhiều loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ vũ khí “thanh cao mà đắc lực”, “có sức mạnh hơn mười vạn quân”. Đó là văn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học, báo chí cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Người đã tìm tòi, thử bút trên nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết, du ký, truyện viễn tưởng, truyện ngắn, truyện ký, kịch, tiểu thuyết, văn chính luận… để định hướng cho văn học nghê thuật và báo chí cách mạng nước ta.
          Sinh thời, Bác Hồ đã khước từ mọi danh hiệu văn học - nghệ thuật. Tuy không chú tâm làm nghệ thuật nhưng sự nghiệp cầm bút vì cách mạng của Người đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn chương “vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”, vô cùng cao thượng và phong phú như chính cuộc đời của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, danh nhân Văn hoá thế giới.
         Hầu hết các tác phẩm của Bác không chỉ là tác phẩm văn học hiện thực mà còn mang tính chính luận, đấu tranh sâu sắc và có hiệu quả như một câu nói của Bác: “Văn nghệ sĩ cùng là một chiến sĩ”.
         Văn thơ là công cụ để giáo dục con người những tư tưởng, tình cảm lành mạnh, cao quý, là phương tiện đấu tranh cách mạng đắc lực; không chỉ là công cụ phản ánh đời sống hiện thực xã hội mà còn là công cụ tốt nhất để truyền bá tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng và đường lối, phương pháp đấu tranh cách mạng.
         Từ những năm đầu ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm văn thơ không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn có tính đấu tranh cách mạng to lớn; vừa diễn tả chân thực bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân phong kiến, vừa góp phần truyền bá chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin cho nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân các dân tộc bị áp bức bóc lột cũng như nhân dân thế giới nói chung.
         Người đã đi khắp bốn biển năm châu, tiếp xúc với tất cả các tầng lớp xã hội, làm đủ các nghề, đọc nhiều tác phẩm sách báo, đã đúc kết nên quan điểm chính trị nhất quán và sự hiểu biết sâu sắc đời sống chính trị của các nước đế quốc, các nước thuộc địa, phải có tài năng nghệ thuật thì Người mới có thể sáng tạo ra những tác phẩm rất giàu tính chiến đấu. Người phê phán xã hội nhưng không luẩn quẩn trong bế tắc mà luôn khơi gợi về một tương lai tươi sáng, tìm ra con đường đấu tranh giải phóng cho dân tộc Việt Nam và chỉ ra con đường, tấm gương noi theo cho nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng dân tộc.
         “Văn học là nhân học”. Khi Người dùng ngòi bút của mình để chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội cũng là lúc Người đang thực thi vai trò của một người chiến sỹ cách mạng. Mặt trận không tiếng súng này không có máu, nhưng mồ hôi và nước mắt sẽ không lúc nào vơi cạn. Đúng như lời của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh quê hương Nam Định của ta:
         “Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”.
Cháu lại hỏi:
- Ông nội ơi! Ông viết nhiều thế, ông có phải là nhà báo không?
- Ông không phải là nhà báo. Ông chỉ là "nhân dân viết báo" tự đăng trên facebook cho vui thôi.
- Thế ông có chiến đấu không?
- Có chứ, viết cái hay cái tốt, chống cái xấu. 
- Thế ông có chuyển xoay chế độ như ông Trường Chinh không?
- Bây giờ có bước phát triển mới rồi.
         Trước đây nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, ta phải chiến đấu đánh đuổi Pháp giành lại đất nước, lập ra chế độ mới là nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau đó Mỹ sang xâm lược miền Nam nước ta, ta phải đánh Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước xây dựng một xã hội mới.
         Bây giờ không chuyển xoay chế độ mà báo chí cách mạng phải viết bài bảo vệ chế đô. Xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp.
         Ông cháu đang tâm sự thì cháu ngoại Nguyễn Đức Tiến tức Bon sang chơi, đọc bài rồi hỏi thêm.
- Ông nội ơi, thế bây giờ họ không viết bằng bút nữa, cả ông nữa, toàn bấm máy tính thôi thì nói là dùng ngón tay để chuyển xoay chế độ à?
- Con hổ con này, mới 9 tuổi mà tinh thế!
         Con mèo con cu Bi nói tiếp.
- Cơ quan bố con mấy chục người mà không ai có bút cả, mỗi người một máy tính chỉ thấy dùng tay bấm thôi.
         Đúng thế, ít năm nữa người ta chế tạo ra loại máy không phải bấm tay mà chỉ nói vừa ra tiếng, vừa ra chữ. Tương lại có loại máy chỉ ngồi nghĩ là nó cũng hiện ra tiếng, hiện ra chữ.
         Cả hai đứa cháu ngồi nghe ông giảng giải rồi gật gù.
         Nguyễn Đức Tiến nói:
- Hay thế ông nhỉ, cháu đọc mà nhớ rồi.
- Ừ các cháu, ngòi bút chỉ thể hiện tư tưởng của con người ra thôi, mọi phương pháp sau này cũng là thể hiện tư tưởng của con người. Nhưng cứ nói dùng ngòi bút vì nó có nguồn gốc lịch sử.
- Vâng ạ, con hiểu rồi.
         Chúng con sẽ học tập tốt để dùng ý nghĩ để bảo vệ chế độ ạ.
         Ông hoan nghênh các cháu, cả mèo con Hoàng Đức Nhân tức Bin nữa nhé. Hôm qua Bin cũng hỏi ông như thế đấy, ông giảng giải cho Bin nghe rồi.
        Cả ba cháu trai cùng ông học tập nhà báo Hồ Chí Minh và nhà báo Trường Chinh người Nam Định quê ta, hai lần làm Tổng bí thư của Đảng đã nói:
         "Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền".
         Bây giờ " Dùng ngòi bút để bảo vệ chế độ, mỗi vần thơ nguồn sức mạnh dựng xây".
- Vâng ạ.

 
Hà Nội ngày 21 / 6 /2019
Hoàng Kiền
Nguyễn Đức Tiến
Hoàng Minh Đức 
Hoàng Đức Nhân.

tin tức liên quan