Chuyện nhà chuyện chợ - Tản văn của Nguyễn Bá Thuyết

Ngày đăng: 10:30 21/08/2019 Lượt xem: 412
CHUYỆN NHÀ CHUYỆN CHỢ
                                  
                                    Tản văn của Nguyễn Bá Thuyết
 
 
Thứ bảy, vợ tôi phân công:
- Sáng nay mình đi ăn sáng, cà phê xong anh chở em đi chợ tý nhé. À mà anh này, trước lúc đi chợ anh giúp em dọn dẹp nhà cửa như mọi ngày rồi hãy đi. Hôm nay có vợ chồng con gái và cháu ngoại về chơi đó.
Rồi vợ tiếp:
- Hôm nay đi chợ về em sẽ nấu cho cả nhà ăn một bữa cơm tuyệt vời với món canh chua mà anh ưa thích, canh chua giống như bà nội mình hay nấu đó anh.
Vợ tôi còn vẽ thêm như thể để tôi thèm:
          - Em sẽ mua lóc cá đang bơi lội trong chậu, nấu canh mới ngon, mới ngọt. Cá mua về đến nhà còn giãy đành đạch làm sạch, cắt cá ra từng khúc, ướp với mắm muối, tiêu hành, em sẽ...
Tôi ngắt lời:
          - Thôi được rồi, mình đi ăn sáng không trưa chợ bây giờ. Trưa chợ anh hỏng ăn món canh chua cá lóc của em thì tiếc chết.
          Tôi chở vợ ra quán ăn đầu phố. Sáng thứ bảy quán khá đông. Tìm mãi mới có chỗ để hai vợ chồng ngồi chung. Vừa ngồi xuống nghe tiếng mấy người bạn của vợ ở bàn bên hỏi:
-Ông bà đi ăn sáng tình cũm nhẩy?.
Tôi cười để chào lại. Vợ tôi đon đã sà lại gần rồi cùng nhau hỏi thăm tíu tít. Câu chuyện giãn dài ra, không biết họ nói thứ gì với nhau nhưng có vẻ quan trọng lắm... Một người bạn lên tiếng nói với vợ tôi:
-Bà về bàn ăn đi kẻo ông ấy chờ.
Vợ tôi lại ngồi vào bàn chọn món phở gà và sữa đậu nành. Hỏi tôi ăn gì, tôi bảo cũng vậy và uống cà phê sữa. Vừa ăn xong đám bạn vợ đồng thanh hô to:
  • Đi!.
Tôi ra lấy xe hướng chợ phường thẳng tiến. Vợ tôi bảo:
  • Không. Đi ra bệnh viện thăm đồng nghiệp ốm cái đã.
Tôi vòng xe hướng bệnh viện tỉnh. Dọc đường câu chuyện dang dở của vợ tôi và mấy người bạn lại tiếp tục nổ vang trên đường phố:
- Mua gì không. Thôi, không mua. Phong bì cho tiện… Đến nơi gửi xe cổng bệnh viện, tôi tất bật đưa xe vào theo hướng dẫn của người bảo vệ. Nhóm bạn và vợ tôi tiếp tục chuyện:
- Lương chẳng lên mà giá cả cứ tăng vọt.
- Con nhà bà Vân nó học xong làm việc nước ngoài luôn, giàu đâu chả thấy, gần như mất con.
- Con nhà bà Hạnh lấy chồng Việt Kiều chưa thấy mặt chồng…
Tôi cứ lẳng lặng đi theo vào buồng thang máy. Nghe một người trong nhóm bạn kể chuyện về lần đầu tiên đi thang máy khi thăm con ở thành phố Hồ Chí Minh, quá ư là “hậu đậu”. Không biết bấm vào nút nào cứ loại hoay mãi. Nhưng bây giờ thì sành điệu rồi. Vào phòng bệnh, thôi thì trăm vạn lời chào hỏi, chuyện bệnh tật, huyết áp, đột quỵ, ung thư, gút… cứ thi nhau trút ra hết từ người này sang người khác. Mặc kệ dòng chữ “đi nhẹ, nói khẽ”. Chừng hơn nửa tiếng đồng hồ tôi quá sốt ruột cứ đi ra, đi vào.Rồi thì buổi thăm bạn bi bệnh cấp cứu cũng kết thúc. Lấy xe ra chờ vợ ngồi ngay ngắn tôi hỏi:
 - Xong chưa?.
- Rồi! Vợ tôi đáp. Tôi cho xe chạy đến cổng chợ. Lúc này đã gần mười giờ. Tôi dặn:
 - Bà mua nhanh chút còn về. Con cháu đến nó chờ lâu tội chúng nó. Trời thì nắng. Vợ tôi đáp:
 - Rồi! Cái gì cũng dặn. Tôi cho xe vào núp dưới bóng cây bàng, có mấy ông bạn cũng “làm” nghề xe ôm không phí giống tôi đang đợi vợ mua hàng trong chợ. Ông bạn mặc áo phông, quần bò ống đứng lên tiếng:
 - Đàn ông đưa đón phụ nữ cái đức tính cần nhất là kiên nhẫn!. Tôi hùa theo:
- Quá đúng!. Xong ai nấy lại tập trung theo chiều suy nghĩ của người ấy.Tôi giăng tờ báo thủ sẵn ra để giết thời gian. Đọc hết các mục. Đọc lại các tin, bài mà tôi cho là hay hay. Đọc quảng cáo… Gấp tờ báo lại. Nhìn đồng hồ. Thở dài. Đưa điện thoại ra lướt. Chẳng có tin nào hấp dẫn. Cho điện thoại vào túi. Tôi hình dung lại những thứ vợ kể về nồi canh chua sáng nay: Cá lóc bơi trong chậu, hành, ngỗ, dọc mùng, thơm, khế, bắp chuối thái mỏng, me, ớt, tiêu… Bất giác tôi lắp bắp:
- Mua gì mà lâu thế không biết? Đổi tư thế ngồi sang tư thế đứng, mặt tôi hướng về phía cổng chợ. Người đi chợ hình như đã vơi dần. Tôi dựng xe và đi vào xem vợ có mua nhiều đồ không để xách giúp ra cho nhanh và cô ây bớt nặng. Đi được mấy bước tôi lại nghĩ:
- Ôi! Người đông thế biết đấu mà tìm, coi chừng lạc nhau.
Quay lại đứng chờ. Rồi vợ tôi cũng ra khỏi chợ. Thôi thì tư van, vạn vật. Vừa đi vừa gọi:
- Anh ơi, hộ em!. Tôi chạy nhanh đến đỡ lấy mấy lúi nilông, xách treo kín cả hai phía xe. Giục vợ lên xe và nổ máy. Trời nóng như đổ lửa.
Chưa về đến nhà đã nghe cô con gái la oai oái:
- Gớm!. Ông bà đi chợ tỉnh có khác. Chờ cả tiếng đồng hồ. Thằng Cún nó say nắng rồi nè. Vợ tôi miệng leo lẻo, nựng cháu:
- Ơi Cún!. Bà xin “nỗi”… bà xin “nỗi” nhé…. Rồi ôm cháu bế thốc thằng Cún lên hôn lấy, hôn để. Tôi lẳng lặng mang hết đồ đạc vợ vừa mua vào góc bếp. Uống một mạch hai li nước lọc lạnh ngắt vừa lấy ra từ ngăn mát tủ lạnh.
Vợ tôi soạn đồ để chuẩn bị cho bữa cơm trưa và nồi canh chua khoái khẩu. Bỗng nhiên thấy cô ấy lẩm bẩm rồi hỏi tôi:
- Tuổi của mình cũng đã đến độ hay quên rồi anh nhỉ? Tôi ậm ờ cho qua. Cô ấy tiếp:
- Anh có thỉnh thoảng quên gì đó không?. Tôi bảo:
- Quên gì mà quên!. Cô ấy vẫn không tha:
- Ví như là quên chìa khóa, hay bóp ví gì đó chẳng hạn. Tôi phải ráng gượng gạo:
- Có chứ.!
- Đúng thế. Vợ tôi bảo:
- Em  lại quên không mua rau ngổ rồi anh à. Anh ra lại chợ mua giúp em nắm rau ngổ nhé. Cô ấy lấy tờ năm nghìn đưa tôi và dặn một tràng:
- Anh lại hàng rau, hỏi cô bán rau có rau ngổ bán cho năm nghìn đồng. Năm nghìn thôi nhé. Nhớ chọn rau tươi tươi nhé. Anh chúa là hay mua rau héo, như mấy lần trước là không nấu được đâu. Ra chợ người ta dúi cho thứ gì là mang về thứ đó. Đúng là đàn ông đi chợ. Tôi mà lỡ chút gì nhờ ông thì y như là hỏng việc. Tôi hơi bực:
- Biết rồi. Nói mãi… Vợ tôi vẫn chưa buông:
- Nói mãi anh còn quên huống là không nói mãi.
Tôi phóng xe đi. Dọc đường vẫn lẫm bẩm câu:
- Rau ngổ!.Sợ lại quên mua nhầm rau khác về cô ấy lại làm ầm lên. Theo lời vợ dặn tôi ra đúng hàng rau. Hỏi mua năm nghìn rau ngổ, loại còn tươi non. Cô bán hàng đon đã:
- Gớm.! Có ông chồng như anh là tuyệt vời nhất. Thời nay mà vẫn đi chợ thay cho vợ được, quả thật là nhất ông. Tôi móc ngược móc xuôi tìm tờ năm nghìn vợ đưa cho, chẳng biết rơi đâu mất. Đành móc ví ra đưa tờ hai trăm nghìn cho cô bán rau.
- Ông hù tôi đấy à, có năm nghìn mà đưa tờ to thế thì tiền lẻ đâu mà thối?. Cô bán rau đanh đá. Tôi hối:
- Cô… cô đổi ai đó và thối giùm tôi, tôi vội lắm rồi. Cô bán hàng càng chanh chua hơn:
- Ông vội còn tôi thì không đấy phỏng?. Thôi đưa rau đây!. Tôi đành hạ giọng:
- Thôi mà, cô giúp tôi tí!.
- Nói thế còn nghe được!. Cô bán rau an ủi. Lấy được nắm rau, tiền thối. Tôi phóng nhanh ra xe. Lại móc túi tìm chìa khóa. Loay hoay một lúc:
- Thôi chết, lại quên chìa khóa ở hàng cô bán rau. Quay lại, xin chìa khóa, rất khẩn trương tôi phóng xe về nhà. Mâm đã dọn ra, nồi canh chua chỉ cần nêm rau ngỗ nữa là xong. Tất cả thành viên trong gia đình ông bà, con cháu ngồi vào bàn. Bụng đói, khát nên tôi chan ngay canh chua vào bát cơm để ăn cho thỏa mãn cái thèm từ sáng đến giờ. Tôi cảm nhận canh chua sao nhạt nhạt, không đậm đà như mẹ tôi thường nấu mỗi lần về quê nhưng vẫn lẳng lặng ăn vì dẫu sao mình cũng có phần lỗi. Cả nhà chuyện râm ran bên mâm cơm. Ăn gần hết bữa không thấy miếng cá lóc nào. Con gái tôi hỏi:
- Mẹ nấu canh chua với thứ gì mà chẳng thấy đậm đà. Vợ tôi hốt hoảng:
- Thôi chết!. Mẹ quên cho cá vào nồi canh chua. Mẹ ướp gia vị, nhưng lại để quên trên kệ bếp. Cả nhà cười ran. Cá lóc để chiều chuyển sang món khác…
 
Phú Yên, ngày 19/5/2019
67 Nguyễn Văn Cừ, phường 7, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
ĐT; 0944258548
 

 

 

tin tức liên quan